Giá dầu thế giới
Lúc 6h ngày 25/12, giá dầu Brent giao dịch ở mức 80,11 USD/thùng, tăng 1,32 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua, trong khi đó dầu WTI giao dịch mức 74,67 USD/thùng, tăng 0,72 USD/thùng.
Giá dầu đi lên do báo cáo CPI của Mỹ cho thấy áp lực lạm phát vẫn hiện hữu trong nền kinh tế, củng cố quan điểm rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể chưa sẵn sàng giảm lãi suất và thúc đẩy nhu cầu.
Đồng thời, vẫn còn sự hoài nghi về hiệu quả của việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ vào năm 2024. Mặc dù OPEC+ có kế hoạch giảm sản lượng 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong quý I năm 2024, nhưng sản lượng vẫn tăng ở Mỹ và Canada.
Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt mức cao mới mọi thời đại là 13,2 triệu thùng/ngày trong tháng 9 và sản lượng ở Canada dự kiến sẽ tăng 10% trong năm tới để đạt mức cao nhất mọi thời đại khoảng 5,3 triệu thùng/ngày. Ngoài ra, sản lượng tại Brazil tăng 9,6% trong quý 3 so với cùng kỳ năm ngoái lên 2,32 triệu thùng/ngày.
Về mặt nhu cầu, các quốc gia tại hội nghị khí hậu COP28 đang xem xét kêu gọi chính thức loại bỏ nhiên liệu hóa thạch như một phần trong thỏa thuận cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc nhằm giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, USD đã tăng lên mức cao nhất trong hai tuần sau khi dữ liệu mới cho thấy cơ hội việc làm trong tháng 10 giảm xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2021.
Giá xăng dầu trong nước
Từ ngày 21/12, giá xăng E5 RON92 tăng 687 đồng/lít, giá bán là 21.199 đồng/lít; xăng RON95 tăng 740 đồng/lít, lên 22.145 đồng/lít.
Dầu diesel tăng 514 đồng/lít, không cao hơn 19.524 đồng/lít; dầu hỏa tăng 530 đồng/lít, không cao hơn 20.494 đồng/lít; dầu mazut tăng 287 đồng/kg, không cao hơn 15.265 đồng/kg.
Tại kỳ điều hành này, liên Bộ Tài chính - Công Thương không chi sử dụng quỹ bình ổn giá đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu. Đồng thời trích lập quỹ bình ổn 300 đồng/kg với dầu mazut (như kỳ trước), không trích lập đối với các mặt hàng khác.
Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã trải qua 36 lần điều chỉnh, trong đó có 20 lần tăng, 13 lần giảm và 3 lần giữ nguyên.
Bình luận