Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc ổn định
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay đi ngang và dao động trong khoảng 52.000 - 56.000 đồng/kg. Theo đó, mức giá thấp nhất khu vực 52.000 đồng/kg được ghi nhận tại Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ.
Cao hơn một giá, tại Vĩnh Phúc, giá heo hơi hôm nay ở ngưỡng 53.000 đồng/kg. Mức giá cao nhất khu vực 56.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hưng Yên, Thái Nguyên, Thái Bình, Tuyên Quang.
Các địa phương khác trong khu vực ghi nhận mức giá heo hơi ở mức 55.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 52.000 - 56.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Hà Nam | 55.000 | Không tăng, không giảm |
Thái Bình | 56.000 | - |
Hà Nội | 55.000 | - |
Phú Thọ | 52.000 | - |
Tuyên Quang | 56.000 | - |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên đi ngang
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay đi ngang và dao động trong khoảng 52.000 - 56.000 đồng/kg.
Trong đó, Đắk Lắk hiện ghi nhận mức giá thấp nhất khu vực 52.000 đồng/kg.
Cao hơn một giá, tại Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận đang được thương lái thu mua heo hơi ở mức 53.000 đồng/kg.
Quảng Bình, Khánh Hòa, Lâm Đồng đang đứng ở mức 56.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.
Các địa phương khác, giá thu mua heo hơi dao động trong khoảng 54.000 - 55.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Nghệ An | 53.000 | Không tăng, không giảm |
Quảng Bình | 56.000 | - |
Bình Định | 55.000 | - |
Bình Thuận | 54.000 | - |
Lâm Đồng | 56.000 | - |
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam đi ngang
Tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay đi ngang và dao động trong khoảng 50.000 - 56.000 đồng/kg.
Trong đó, Sóc Trăng hiện là địa phương ghi nhận mức giá heo hơi thấp nhất khu vực 50.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại Kiên Giang, Trà Vinh, Hậu Giang lần lượt ở mức 51.000 đồng/kg, 52.000 đồng/kg và 53.000 đồng/kg.
Mức giá cao nhất khu vực 55.000 đồng/kg được ghi nhận tại một loạt các địa phương gồm Bình Phước, Bình Dương, Long An, Cà Mau cùng ghi nhận mức giá 55.000 đồng/kg.
Mức giá heo hơi cao nhất khu vực 56.000 đồng/kg được ghi nhận tại An Giang. Các địa phương còn lại trong khu vực cùng ghi nhận giá heo hơi ở mức 54.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
TP Hồ Chí Minh | 54.000 | Không tăng, không giảm |
Bình Dương | 55.000 | - |
Đồng Nai | 54.000 | - |
Cần Thơ | 54.000 | - |
Cà Mau | 55.000 | - |
Sớm hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi
Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong quý III/2022, Việt Nam xuất khẩu được 3,99 nghìn tấn thịt và sản phẩm thịt, trị giá 21,18 triệu USD, tăng 4,9% về lượng và tăng 22,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Thịt và sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước thuộc khu vực châu Á, trong đó xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông là nhiều nhất, chiếm 45,6% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của cả nước với 1,83 nghìn tấn, trị giá 9,66 triệu USD, tăng 2,5% về lượng, nhưng giảm 11,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong quý III/2022, các chủng loại thịt và các sản phẩm từ thịt xuất khẩu chủ yếu vẫn là đùi ếch đông lạnh (xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ, Bỉ và Pháp); thịt heo tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh (chủ yếu là thịt heo sữa đông lạnh và thịt heo nguyên con đông lạnh được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông, Lào, Thái Lan…); thịt và phụ phẩm ăn được của gia cầm; thịt trâu bò tươi đông lạnh (xuất khẩu chủ yếu sang Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan).
Thời gian qua, xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam còn chưa tương xứng với sản lượng sản xuất hàng năm. Hiện nay, lượng thịt heo xuất khẩu vẫn còn đang quá nhỏ so với tổng sản lượng xuất chuồng.
Nguyên nhân do những hạn chế ở khâu chế biến, công tác dự báo thị trường cung cầu để điều tiết sản xuất cũng như phòng chống dịch bệnh chưa tốt, trong khi giá thành sản xuất chăn nuôi heo ở nước ta cao so với mức bình quân trên thế giới.
Do đó, giá thịt heo ở Việt Nam đang khó cạnh tranh với các nước khác. Sở dĩ, giá thành nuôi heo ở Việt Nam cao do nước ta phụ thuộc tới 70% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, trong khi đó chi phí này chiếm tới 65 - 70% cơ cấu giá thành nuôi heo.
Cụ thể, tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá các mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong nước đã tăng tới 17 lần và chưa giảm lần nào, khiến người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Mọi chi phí sản xuất tăng lên, trong khi giá bán sản phẩm không tăng, thậm chí có thời điểm giảm dưới giá thành sản xuất. Hậu quả là không ít hộ chăn nuôi bị thua lỗ, thậm chí phải "treo" chuồng.
Trước thực tế này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định quy định về chính sách đầu tư hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi, trong đó có nội dung hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Bình luận