(VTC News) - Đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa chính thức khẳng định sẽ không tăng giá điện cho đến hết năm nay, trong khi vẫn "treo" trên đầu những khoản lỗ, khoản nợ khổng lồ.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài Truyền hình Việt Nam vào ngày 15/9, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định: “Từ nay đến cuối năm, chúng tôi không có kế hoạch xin điều chỉnh giá điện. Giá điện vẫn giữ nguyên như hiện nay”.
Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh dư luận đang băn khoăn về việc liệu giá điện từ nay đến cuối năm thế nào, có tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, sau khi Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất xin được bù khoản lỗ chệnh lệch do tỷ giá lên tới 1.200 tỷ đồng vào giá điện.
Theo vị đại diện của EVN, tính sơ bộ từ đầu năm 2015 đến nay, các khoản nợ ngắn hạn tức các khoản phải trả nợ ngay đã lên tới khoảng 240 tỷ, chi phí mua điện (bằng USD) tại các nhà máy chạy khí trong năm 2015 do chênh lệch tỷ giá đã tăng khoảng 1.800 tỷ đồng nữa. Như vậy tổng cộng các khoản phải hạch toán ngay trong năm 2015 là hơn 2.000 tỷ đồng.
Đối với khoản 2.000 tỷ này, EVN sẽ chỉ đạo các Tổng Công ty trực thuộc tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng các nhà máy điện, đặc biệt là các nhà máy thủy điện có giá thành thấp phải huy động tối đa công suất để có thể tăng thêm lợi nhuận.
Về các khoản vay chưa đến hạn trả, với tỷ trọng lớn nhất là đồng USD thì phần chênh lệch tăng thêm do điều chỉnh tỷ giá đến cuối năm 2015 cũng đã vào khoảng 10.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khoản chênh lệch tỷ giá 10.000 tỷ đồng này cũng không phải hạch toán ngay vào trong giá thành. Lý do là bởi theo Thông tư 179 thì các công trình đầu tư, sau khi quyết toán thì các khoản chênh lệch tỷ giá được trích và phân bổ dần trong vòng 5 năm.
Có khoản trả trong vòng 20 năm, hoặc có những khoản vay ODA trả trong vòng 30 năm, 10 năm ân hạn thì EVN sẽ xin phép Chính phủ sẽ phân bổ dần chứ không đưa ngay vào giá thành điện.
Hiện tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN đang là đơn vị cung cấp tới 50% sản lượng điện cho cả nước, sau đó đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVI rồi mới tới Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam TKV (khoảng 6%).
Tuy cung ứng điện ở mức khiêm tốn nhưng với 5 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động cùng với các khoản đi vay ngoại tệ khác, TKV cũng không thoát khỏi cảnh lỗ to do chênh lệch về tỷ giá mà theo báo cáo ban đầu của Tập đoàn này là 1.200 tỷ đồng.
Trước đó, vào tháng 1/2015, EVN đã từng công bố khoản lỗ khổng lồ lên tới 12.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 8.000 tỷ đồng do lỗ chênh lệch về tỷ giá. Chỉ ít lâu sau đó, vào ngày 16/3, giá điện đã chính thức được điều chỉnh tăng thêm tới 7,5%, với tính toán nhằm giúp EVN không bị lỗ trong năm 2015, thậm chí còn có thể tăng doanh thu lên 13.000 tỷ đồng và sinh lãi 1.500 tỷ đồng.
Do vậy, với khẳng định không tăng giá điện cho đến hết năm 2015, đây dường như cũng là một cách để EVN trấn an dư luận sau khi dấy lên một làn sóng phản ứng mạnh mẽ về việc TKV xin bù lỗ 1.200 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá vào giá điện, còn EVN thì đang vinh dự nằm trong danh sách 42 trường hợp được đề nghị phong tặng Anh hùng Lao động vì có thành tích xuất sắc của Ban thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Huyền Trân
Trong cuộc phỏng vấn với Đài Truyền hình Việt Nam vào ngày 15/9, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẳng định: “Từ nay đến cuối năm, chúng tôi không có kế hoạch xin điều chỉnh giá điện. Giá điện vẫn giữ nguyên như hiện nay”.
Phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh dư luận đang băn khoăn về việc liệu giá điện từ nay đến cuối năm thế nào, có tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, sau khi Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đề xuất xin được bù khoản lỗ chệnh lệch do tỷ giá lên tới 1.200 tỷ đồng vào giá điện.
EVN khẳng định không tăng giá điện từ nay đến cuối năm - Ảnh minh họa |
Đối với khoản 2.000 tỷ này, EVN sẽ chỉ đạo các Tổng Công ty trực thuộc tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng các nhà máy điện, đặc biệt là các nhà máy thủy điện có giá thành thấp phải huy động tối đa công suất để có thể tăng thêm lợi nhuận.
Về các khoản vay chưa đến hạn trả, với tỷ trọng lớn nhất là đồng USD thì phần chênh lệch tăng thêm do điều chỉnh tỷ giá đến cuối năm 2015 cũng đã vào khoảng 10.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khoản chênh lệch tỷ giá 10.000 tỷ đồng này cũng không phải hạch toán ngay vào trong giá thành. Lý do là bởi theo Thông tư 179 thì các công trình đầu tư, sau khi quyết toán thì các khoản chênh lệch tỷ giá được trích và phân bổ dần trong vòng 5 năm.
Có khoản trả trong vòng 20 năm, hoặc có những khoản vay ODA trả trong vòng 30 năm, 10 năm ân hạn thì EVN sẽ xin phép Chính phủ sẽ phân bổ dần chứ không đưa ngay vào giá thành điện.
Hiện tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN đang là đơn vị cung cấp tới 50% sản lượng điện cho cả nước, sau đó đến Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVI rồi mới tới Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam TKV (khoảng 6%).
Tuy cung ứng điện ở mức khiêm tốn nhưng với 5 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động cùng với các khoản đi vay ngoại tệ khác, TKV cũng không thoát khỏi cảnh lỗ to do chênh lệch về tỷ giá mà theo báo cáo ban đầu của Tập đoàn này là 1.200 tỷ đồng.
Trước đó, vào tháng 1/2015, EVN đã từng công bố khoản lỗ khổng lồ lên tới 12.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 8.000 tỷ đồng do lỗ chênh lệch về tỷ giá. Chỉ ít lâu sau đó, vào ngày 16/3, giá điện đã chính thức được điều chỉnh tăng thêm tới 7,5%, với tính toán nhằm giúp EVN không bị lỗ trong năm 2015, thậm chí còn có thể tăng doanh thu lên 13.000 tỷ đồng và sinh lãi 1.500 tỷ đồng.
Do vậy, với khẳng định không tăng giá điện cho đến hết năm 2015, đây dường như cũng là một cách để EVN trấn an dư luận sau khi dấy lên một làn sóng phản ứng mạnh mẽ về việc TKV xin bù lỗ 1.200 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá vào giá điện, còn EVN thì đang vinh dự nằm trong danh sách 42 trường hợp được đề nghị phong tặng Anh hùng Lao động vì có thành tích xuất sắc của Ban thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Huyền Trân
Bình luận