Dự án Tăng cường khả năng đi học cho trẻ mầm non (SRPP) với nguồn vốn 100 triệu USD, gồm 2 hợp phần chính:
Hợp phần I với nguồn vốn 95 triệu USD giải ngân hàng năm vào ngân sách Nhà nước dựa trên kết quả đầu ra của các chỉ số gắn với giải ngân được thực hiện ở tất cả 63 tỉnh, thành phố. Hợp phần này nhằm hỗ trợ các khoản chi tiêu hợp lệ.
Hợp phần II, nguồn vốn 5 triệu USD, được thực hiện ở Trung ương nhằm hỗ trợ thực hiện các chỉ số giải ngân tại địa phương.
Theo đó, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt. Cụ thể, 63 tỉnh, thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Nghĩa (Thứ trưởng Bộ GD-ĐT) khẳng định: “Phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Trong 5 năm vừa qua, giáo dục mầm non tại Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi”.
Bà Nghĩa cũng đã đánh giá cao sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự nỗ lực của UBND, Sở ngành Giáo dục và Đào tạo cả nước trong việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Thứ trưởng Nghĩa đề nghị mỗi địa phương cần có những giải pháp sáng tạo, tích cực trong triển khai thực hiện như đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thực hiện chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền huy động các nguồn lực để phát triển giáo dục mầm non.
Theo báo cáo tổng kết hội nghị, năm học 2016-2017, tỷ lệ huy động trẻ 3-5 tuổi đi học 92,16%, tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học 98,75%; cơ sở vật chất giáo dục mầm non được cải thiện; trình độ chuyên môn của giáo viên được nâng cao, thực sự thay đổi hình ảnh, vị thế của giáo dục mầm non.
Video: Bộ GD-ĐT cảnh báo về lớp học 'Kích bán cầu não'
Bình luận