(VTC News) - Trong các sự kiện tấn công biên giới Liên Xô 3/1969, Việt Nam 2/1979, Trung Quốc luôn tuyên truyền là họ chỉ "bảo vệ", chứ không "tấn công trước".
Bức Thư của Trưởng phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc Ding Yanhong gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc ngày 16/3, chỉ hai ngày sau khi tàu chiến Trung Quốc nã pháo vào tàu HQ 604 tại Gạc Ma.
Bức thư ngang ngược đề nghị Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho phép lưu hành bức thư đó, kèm Công hàm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc ngày 14/3/1988, như là tài liệu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Đáng chú ý, trong Công hàm đề 14/3 gửi Đại sứ quán Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đổi trắng thay đen, vu cáo các tàu chiến Việt Nam đã xâm phạm lãnh hải Trung Quốc tại Nam Sa (tên của Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam), tấn công các tàu Trung Quốc đang làm nhiệm vụ "quan sát, nghiên cứu, và tuần tra". Và, luận điệu cũ rích lại vang lên "Các tàu Trung Quốc buộc phải chống trả để tự vệ".
Sau khi trơ trẽn kêu gọi phía Việt Nam ngừng "khiêu khích vũ trang" và đòi Việt Nam rút hết quân khỏi "các đảo của Trung Quốc", phía Trung Quốc "dọa" nếu Việt Nam không làm vậy, thì sẽ phải chịu "trách nhiệm hoàn toàn" trước các hậu quả tiếp theo.
Cùng ngày 16/3, Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Binh Thanh cũng đã có thư gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc, đề nghị lưu hành bức thư, kèm 2 phụ lục, như là Tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Phụ lục 1 là Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14/3/1988, phụ lục 2 là Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 15/3/1988.
Các văn bản này (bằng Nga ngữ, một trong những ngôn ngữ chính của Liên hợp quốc) đều thể hiện lập trường trước sau như một của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và yêu cầu Trung Quốc rút khỏi đảo của Việt Nam.
Phan Việt Hùng
Bức Thư của Trưởng phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên hợp quốc Ding Yanhong gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc ngày 16/3, chỉ hai ngày sau khi tàu chiến Trung Quốc nã pháo vào tàu HQ 604 tại Gạc Ma.
Bức thư ngang ngược đề nghị Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho phép lưu hành bức thư đó, kèm Công hàm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc ngày 14/3/1988, như là tài liệu của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.
Đáng chú ý, trong Công hàm đề 14/3 gửi Đại sứ quán Việt Nam, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đổi trắng thay đen, vu cáo các tàu chiến Việt Nam đã xâm phạm lãnh hải Trung Quốc tại Nam Sa (tên của Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam), tấn công các tàu Trung Quốc đang làm nhiệm vụ "quan sát, nghiên cứu, và tuần tra". Và, luận điệu cũ rích lại vang lên "Các tàu Trung Quốc buộc phải chống trả để tự vệ".
Sau khi trơ trẽn kêu gọi phía Việt Nam ngừng "khiêu khích vũ trang" và đòi Việt Nam rút hết quân khỏi "các đảo của Trung Quốc", phía Trung Quốc "dọa" nếu Việt Nam không làm vậy, thì sẽ phải chịu "trách nhiệm hoàn toàn" trước các hậu quả tiếp theo.
Cùng ngày 16/3, Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Binh Thanh cũng đã có thư gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc, đề nghị lưu hành bức thư, kèm 2 phụ lục, như là Tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc và Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Phụ lục 1 là Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14/3/1988, phụ lục 2 là Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 15/3/1988.
Các văn bản này (bằng Nga ngữ, một trong những ngôn ngữ chính của Liên hợp quốc) đều thể hiện lập trường trước sau như một của Chính phủ và nhân dân Việt Nam, khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và yêu cầu Trung Quốc rút khỏi đảo của Việt Nam.
Phan Việt Hùng
Bình luận