(VTC News) – Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo gợi ý có thể làm nhà ga ở vị trí khác, không nhất thiết phải hạ ngầm như đề xuất.
UBND Hà Nội vừa có buổi họp bàn về việc xây dựng tiếp đoạn đường sắt đô thị từ Trần Hưng Đạo tới Thượng Đình (quận Thanh Xuân). Đây là dự án nằm trong giai đoạn 2 của dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2 từ Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo - Thượng Đình.
Theo quy hoạch, chiều dài đoạn tuyến từ Trần Hưng Đạo - Thượng Đình khoảng 6km, với 6 nhà ga được đi ngầm toàn bộ dưới lòng đất. Điểm cuối Thượng Đình được đặt tại nút giao thông Nguyễn Trãi - vành đai 2.
Lộ trình tuyến sẽ qua các tuyến phố: Phố Huế - Đại Cồ Việt - Xã Đàn, Hoàng Tích Trí - Chùa Bộc - Tây Sơn - Nguyễn Trãi - Thượng Đình. Tổng mức đầu tư dự kiến trên 1,6 tỷ USD từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Ông Nguyễn Quang Mạnh, Giám đốc Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, dự án xây dựng tuyến đường sắt số 2 (Trần Hưng Đạo - Thượng Đình) và số 3 ( ga Hà Nội - Hoàng Mai) nằm trong quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.
“Trong đó, tuyến đường sắt đô thị số 2 từ Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo - Thượng Đình được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang trong quá trình thực hiện đầu tư.
Còn giai đoạn 2 từ Trần Hưng Đạo - Thượng Đình đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Chiều dài đoạn tuyến từ Trần Hưng Đạo - Thượng Đình khoảng 6km đi ngầm toàn bộ. Điểm cuối Thượng Đình tại nút giao thông Nguyễn Trãi - vành đai 2.
Đoạn tuyến đường sắt đô thị số 3 từ ga Hà Nội - Hoàng Mai có vai trò đặc biệt trong việc hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị giai đoạn đầu tại khu trung tâm. Đoạn tuyến này sẽ nối dài tuyến Nhổn - ga Hà Nội ở ga Trung tâm (có kết nối tuyến số 1 và tuyến đường sắt quốc gia, đồng thời sẽ kết nối với tuyến số 2 tại ga Hàng Bài tạo nên sự gắn kết của mạng lưới đường sắt đô thị trong giai đoạn đầu, cơ bản cung cấp dịch vụ khu vực đô thị trung tâm).
Tổng chiều dài tuyến khoảng 8km, có 7ga. Vì là đoạn tuyến kéo dài của tuyến đường sắt đô thị số 3 nên tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng, công nghệ thiết bị, quy mô đoàn tàu sẽ đồng bộ với dự án tuyến ĐSĐT thí điểm Nhổn - ga Hà Nội. Khổ đường sắt 1.435mm, đường đôi; có 13 đoàn tàu 4 toa…”, ông Mạnh nói.
Tuy nhiên, dự án đường sắt số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình đang gặp khó khăn về nguồn vốn.
Với tuyến đường sắt đô thị số 3, theo Quy hoạch, tuyến số 3 sẽ đi qua các phố Trần Hưng Đạo – Phan Chu Trinh – Lò Đúc – Yên Sở. Nhiều người cho rằng phương án này có nhược điểm là bán kính đường cong rẽ từ phố Trần Hưng Đạo đến phố Lò Đúc bị hạn chế, đường Lò Đúc hẹp (18m).
Chính vì thế, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đề xuất nghiên cứu thêm phương án hai: Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông – Vườn hoa Yecxanh – đi ngầm dưới Viện Paster – Lò Đúc (từ ngã ba Nguyễn Cao đến cuối phố Lò Đúc).
Phương án này có ưu điểm là đi qua tuyến phố rộng, góc chuyển hướng có bán kính đường cong không bị hạn chế, tránh được một số khu phố đông bằng cách chọn hướng đi qua các khu đất công cộng. Nhưng nhược điểm là dài hơn phương án theo Quy hoạch 65m.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo yêu cầu việc lựa chọn hướng tuyến các tuyến đường sắt đô thị cần phù hợp với quy hoạch và điều kiện kinh tế. Chủ tịch lưu ý, trong điều kiện nguồn vốn còn khó khăn hiện nay, việc hạ ngầm hay đi nổi các nhà ga, tuyến đường cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, để giảm chi phí cho tuyến, Chủ tịch UBND TP gợi ý có thể làm nhà ga cuối ở vị trí khác, không nhất thiết phải hạ ngầm khi đi qua vành đai 3 như đề xuất.
Nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng ga ngầm, ý kiến của các chuyên gia Nhật Bản cũng như nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đều cho rằng, mặc dù làm tuyến đường sắt ngầm, ga ngầm rất tốn kém, chi phí đầu tư tăng cao, nhưng đây là tuyến đi vào nội đô lịch sử, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tâm linh của Thủ đô, nếu đi nổi sẽ phá vỡ cảnh quan và không khả thi trong giải phóng mặt bằng.
Bất chấp bị phản đối, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội khẳng định, tàu điện ngầm sẽ là phương án thuận tiện, an toàn và văn minh nhất.
Lộ trình tuyến sẽ qua các tuyến phố: Phố Huế - Đại Cồ Việt - Xã Đàn, Hoàng Tích Trí - Chùa Bộc - Tây Sơn - Nguyễn Trãi - Thượng Đình. Tổng mức đầu tư dự kiến trên 1,6 tỷ USD từ nguồn vốn vay ODA của Nhật Bản và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Theo quy hoạch, chiều dài đoạn tuyến từ Trần Hưng Đạo - Thượng Đình khoảng 6km, với 6 nhà ga được đi ngầm toàn bộ dưới lòng đất |
Ông Nguyễn Quang Mạnh, Giám đốc Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết, dự án xây dựng tuyến đường sắt số 2 (Trần Hưng Đạo - Thượng Đình) và số 3 ( ga Hà Nội - Hoàng Mai) nằm trong quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.
“Trong đó, tuyến đường sắt đô thị số 2 từ Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo - Thượng Đình được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn 1 từ Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đang trong quá trình thực hiện đầu tư.
Còn giai đoạn 2 từ Trần Hưng Đạo - Thượng Đình đang ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Chiều dài đoạn tuyến từ Trần Hưng Đạo - Thượng Đình khoảng 6km đi ngầm toàn bộ. Điểm cuối Thượng Đình tại nút giao thông Nguyễn Trãi - vành đai 2.
Đoạn tuyến đường sắt đô thị số 3 từ ga Hà Nội - Hoàng Mai có vai trò đặc biệt trong việc hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị giai đoạn đầu tại khu trung tâm. Đoạn tuyến này sẽ nối dài tuyến Nhổn - ga Hà Nội ở ga Trung tâm (có kết nối tuyến số 1 và tuyến đường sắt quốc gia, đồng thời sẽ kết nối với tuyến số 2 tại ga Hàng Bài tạo nên sự gắn kết của mạng lưới đường sắt đô thị trong giai đoạn đầu, cơ bản cung cấp dịch vụ khu vực đô thị trung tâm).
Tổng chiều dài tuyến khoảng 8km, có 7ga. Vì là đoạn tuyến kéo dài của tuyến đường sắt đô thị số 3 nên tiêu chuẩn kỹ thuật về xây dựng, công nghệ thiết bị, quy mô đoàn tàu sẽ đồng bộ với dự án tuyến ĐSĐT thí điểm Nhổn - ga Hà Nội. Khổ đường sắt 1.435mm, đường đôi; có 13 đoàn tàu 4 toa…”, ông Mạnh nói.
Tuy nhiên, dự án đường sắt số 2 đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình đang gặp khó khăn về nguồn vốn.
|
Chính vì thế, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đề xuất nghiên cứu thêm phương án hai: Trần Hưng Đạo – Trần Thánh Tông – Vườn hoa Yecxanh – đi ngầm dưới Viện Paster – Lò Đúc (từ ngã ba Nguyễn Cao đến cuối phố Lò Đúc).
Phương án này có ưu điểm là đi qua tuyến phố rộng, góc chuyển hướng có bán kính đường cong không bị hạn chế, tránh được một số khu phố đông bằng cách chọn hướng đi qua các khu đất công cộng. Nhưng nhược điểm là dài hơn phương án theo Quy hoạch 65m.
Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo yêu cầu việc lựa chọn hướng tuyến các tuyến đường sắt đô thị cần phù hợp với quy hoạch và điều kiện kinh tế. Chủ tịch lưu ý, trong điều kiện nguồn vốn còn khó khăn hiện nay, việc hạ ngầm hay đi nổi các nhà ga, tuyến đường cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, để giảm chi phí cho tuyến, Chủ tịch UBND TP gợi ý có thể làm nhà ga cuối ở vị trí khác, không nhất thiết phải hạ ngầm khi đi qua vành đai 3 như đề xuất.
Nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng ga ngầm, ý kiến của các chuyên gia Nhật Bản cũng như nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đều cho rằng, mặc dù làm tuyến đường sắt ngầm, ga ngầm rất tốn kém, chi phí đầu tư tăng cao, nhưng đây là tuyến đi vào nội đô lịch sử, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và tâm linh của Thủ đô, nếu đi nổi sẽ phá vỡ cảnh quan và không khả thi trong giải phóng mặt bằng.
Bất chấp bị phản đối, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội khẳng định, tàu điện ngầm sẽ là phương án thuận tiện, an toàn và văn minh nhất.
Minh Quân
Bình luận