Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, tuyến đường sắt Hồ Tây - Ba Vì sẽ đi qua địa bàn 8 quận, huyện gồm: quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy; các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi vừa có văn bản giao cho các Sở Quy hoạch kiến trúc, Giao thông vận tải, Xây dựng và Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, đề xuất và báo cáo với lãnh đạo TP phương án xây dựng công trình “Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Nam Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc - Ba Vì” trước ngày 12/8.
Theo phương án của Cục Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư), dự án sẽ đi qua địa bàn các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy; các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất.
Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với đất vi phạm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt là trên 480 tỷ đồng.
Cục Đường sắt cũng đề nghị Hà Nội có ý kiến thỏa thuận về vị trí, quy mô xây dựng công trình dự án nhằm đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố đã được phê duyệt.
Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc - Ba Vì.
Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình thức đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết định.
Dự kiến 3 năm nữa (năm 2015) Hà Nội sẽ có tuyến đường sắt trên cao. Tuyến đường sắt này chạy từ Cát Linh - Yên Nghĩa, dài hơn 13km, với 12 nhà ga.
Đây là đường sắt khổ đôi, có tốc độ chạy tàu tối đa 80km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh tới Hà Đông (ngược lại) là 23,63 phút. Lưu lượng vận chuyển tối đa 57 nghìn người/giờ, tương đương với hơn 1 triệu người/ngày.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu từ nay đến 2016 sẽ hoàn thành tuyến đường sắt đô thị nối từ ga Hà Nội đến Nhổn. Giai đoạn đầu dự kiến khai thác khoảng 9.000 hành khách/giờ (mỗi hướng), đến năm 2063 khai thác khoảng 36.100 hành khách/giờ.
Theo Dân trí
Hà Nội đang gấp rút xây dựng đường sắt để giải bàn toàn ùn tắc giao thông |
Theo phương án của Cục Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư), dự án sẽ đi qua địa bàn các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy; các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất.
Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đối với đất vi phạm trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt là trên 480 tỷ đồng.
Cục Đường sắt cũng đề nghị Hà Nội có ý kiến thỏa thuận về vị trí, quy mô xây dựng công trình dự án nhằm đảm bảo tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển của thành phố đã được phê duyệt.
Trước đó, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ GTVT và UBND TP Hà Nội nghiên cứu dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 5) từ Hồ Tây - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc - Ba Vì.
Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị trên xác định hình thức đầu tư hiệu quả và nguồn vốn thực hiện để trình Thủ tướng xem xét quyết định.
Dự kiến 3 năm nữa (năm 2015) Hà Nội sẽ có tuyến đường sắt trên cao. Tuyến đường sắt này chạy từ Cát Linh - Yên Nghĩa, dài hơn 13km, với 12 nhà ga.
Đây là đường sắt khổ đôi, có tốc độ chạy tàu tối đa 80km/h. Thời gian chạy tàu từ Cát Linh tới Hà Đông (ngược lại) là 23,63 phút. Lưu lượng vận chuyển tối đa 57 nghìn người/giờ, tương đương với hơn 1 triệu người/ngày.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu từ nay đến 2016 sẽ hoàn thành tuyến đường sắt đô thị nối từ ga Hà Nội đến Nhổn. Giai đoạn đầu dự kiến khai thác khoảng 9.000 hành khách/giờ (mỗi hướng), đến năm 2063 khai thác khoảng 36.100 hành khách/giờ.
Theo Dân trí
Bình luận