Tổng cục đường bộ Việt Nam đang chủ trì lập báo cáo đầu kỳ, chuẩn bị đầu tư dự án đường du lịch tâm linh Mỹ Đình (Hà Nội) - Bái Đính (Ninh Bình).
Một con đường chỉ dành riêng cho 6,5 triệu dân Hà Nội đi du lịch Bái Đính có thực sự cần thiết trong bối cảnh ngân sách còn hạn hẹp như hiện nay?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ - Giảng viên ngành Quy hoạch và Quản lý Giao thông đô thị thuộc trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội đã chia sẻ với VTC News những quan điểm riêng về dự án này:
- Gần đây hẳn ông đã nghe nhiều luồng dư luận liên quan tới dự án đường du lịch tâm linh: Mỹ Đình (Hà Nội) - Bái Đính (Ninh Bình). Ông có bình luận gì về dự án này?
Nói chung có thêm cơ sở hạ tầng là tốt, không bao giờ là xấu cả nhất là khi cơ sở hạ tầng của ta đang còn thiếu, chưa thỏa mãn các nhu cầu của người dân.
Thế nhưng, trong điều kiện ngân sách của mình còn hạn hẹp, dùng ngân sách Nhà nước vào việc đó là không nên.
- Có chuyên gia cho rằng việc đầu tư xây dựng một con đường chỉ với mục đích phục vụ nhu cầu du lịch, tâm linh cho hơn 6,5 triệu dân Hà Nội là không thoả đáng. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Đồng ý là bản chất của việc xây con đường này không chỉ là để phục vụ lễ hội, ngành công nghiệp không khói - du lịch - đúng như lời lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Một con đường làm ra đâu chỉ để dịp lễ hội mới đi còn hết lễ hội thì khóa lại. Nó còn phục vụ phát triển kinh tế ở vùng ven có đường đi qua.
Tuy nhiên, theo tôi việc xây dựng như thế là chưa thật cần thiết. Nếu là nguồn vốn xã hội hóa hoặc có bên nào đó đứng ra đầu tư, tài trợ thì ta xây, chứ dùng ngân sách hạn hẹp của Nhà nước thì không nên.
- Nhưng chúng ta vẫn nói giao thông phải đi trước một bước thì "ngành công nghiệp không khói" mới phát triển được, thưa ông?
Dù rằng phát triển du lịch cũng là nhằm phát triển kinh tế. Thế nhưng, còn phải xem có cấp thiết không. Chứ có đường sẵn rồi đi vòng vèo xíu có sao đâu. Cái gì chả cần thiết. Nhưng phải xem có cấp thiết tới mức không có thì chết ngay không?
Nếu thừa tiền thì muốn làm gì chẳng được, ai cấm, kể cả xây cho vui, chưa bàn tới hiệu quả. Đằng này... trong khi còn cả đống công trình khác quan trọng, cấp thiết hơn kìa.
- Cũng có ý kiến cho rằng, chẳng ai ngốc nghếch, thừa thời gian, xăng xe để đi “tuyến du lịch tâm linh” này thay vì hàng loạt đường cao tốc sẵn có. Ông có thấy con đường này là “thừa” không?
Ngay cả khi chúng ta đã có nhiều đường cao tốc, vẫn cần tới những con đường bình thường như thế để phục vụ phát triển kinh tế của vùng nó đi qua. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ cấp thiết hay chưa thôi. Tốt nhất không dùng ngân sách Nhà nước còn các ông ấy muốn huy động vốn xã hội hay nguồn ở đâu thì tùy.
Hiện nay, ở vùng sâu vùng xa, nhiều học sinh còn phải lội suối, bơi qua sông hay đu dây để đến trường. Nói đâu xa, ngay ở Hà Nội cũng còn chuyện đó. Thậm chí người dân còn làm xiếc đi qua sông. Những cái đó cần thiết và cấp thiết hơn nhiều, sao không thấy ai lo?
Chưa kể tới quy mô của dự án. Đầu tư ở quy mô nào lại là một chuyện khác nữa. Chẳng hạn đường Hồ Chí Minh, đầu tư là cần thiết quá đi ấy chứ vì đó là vùng cách mạng, vùng sâu vùng xa. Nhưng quy mô tới đâu mới là câu chuyện phải bàn. Tuyến đường đó chỉ cần ô tô có thể đi được là tốt rồi, cần gì to rộng lắm? Theo tôi xây quá to là không cần thiết.
Trở lại với câu chuyện đường Mỹ Đình – Bái Đính, nó chưa thực sự cần thiết tới mức không có nó thì chết dở. Nếu có tiền thì đầu tư, không thì cứ từ từ đã.
Tôi chưa được xem cụ thể dự án này, nhưng theo một vị lãnh đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thì, đa phần đường có sẵn rồi, giờ chỉ cần nối chúng lại với nhau sao cho thành một con đường thôi. Sau này nếu cần thì nâng cấp, mở rộng. Thực tế, tôi chưa nhìn thấy sơ đồ thiết kế nên chẳng thể hình dung ra họ nối kiểu gì.
- Không chỉ riêng ông mà nhiều chuyên gia về giao thông, quy hoạch giao thông đô thị cũng không thể bình luận về dự án này bởi họ chưa có được bất cứ thông tin cụ thể nào về nó. Theo ông, tại sao các chuyên gia hàng đầu về giao thông hay về quy hoạch đô thị đều không biết tới dự án này?
Xưa nay người ta cứ nói dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, nhưng thực tế có phải vậy đâu. Tôi làm mãi rồi, tôi biết. Lẽ ra người ta phải cung cấp số liệu cho tôi để tôi hoàn thành nhiệm vụ, nhưng thực tế, tôi muốn có số liệu ở một dự án nào đó để phục vụ nhu cầu công việc thì phải mất phí bôi trơn người ta mới cung cấp cho.
Riêng về dự án này, tuyến đường đi như thế nào đã ai công bố đâu. Giả sử họ có công bố thì cũng chỉ trong nội bộ chứ cái này người ngoài biết làm sao được. Thế nhưng người ta cứ ra rả là đã trưng cầu ý kiến của các chuyên gia đầu ngành.
Tôi phải biết cụ thể về dự án đó thì mới chứng minh được nó hợp lý hay không hợp lý, chứ giờ bưng bít thông tin, các bạn có hỏi tôi cũng... mù tịt. Tôi chỉ có thể phân tích về tư tưởng, mục đích xây con đường đó thôi.
Theo tôi được biết thì họ chưa lập dự án. Đây mới chỉ là những đề xuất. Tóm lại, nếu vì mục đích chính trị, quân sự thì tôi không nói, còn nếu để phục vụ dân hai bên vùng đường đi qua thì chưa cần thiết.
- Xin cảm ơn ông!
Một con đường chỉ dành riêng cho 6,5 triệu dân Hà Nội đi du lịch Bái Đính có thực sự cần thiết trong bối cảnh ngân sách còn hạn hẹp như hiện nay?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ - Giảng viên ngành Quy hoạch và Quản lý Giao thông đô thị thuộc trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội đã chia sẻ với VTC News những quan điểm riêng về dự án này:
- Gần đây hẳn ông đã nghe nhiều luồng dư luận liên quan tới dự án đường du lịch tâm linh: Mỹ Đình (Hà Nội) - Bái Đính (Ninh Bình). Ông có bình luận gì về dự án này?
Tiến sĩ Nguyễn Văn Thụ (Ảnh: Internet) |
Thế nhưng, trong điều kiện ngân sách của mình còn hạn hẹp, dùng ngân sách Nhà nước vào việc đó là không nên.
- Có chuyên gia cho rằng việc đầu tư xây dựng một con đường chỉ với mục đích phục vụ nhu cầu du lịch, tâm linh cho hơn 6,5 triệu dân Hà Nội là không thoả đáng. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Đồng ý là bản chất của việc xây con đường này không chỉ là để phục vụ lễ hội, ngành công nghiệp không khói - du lịch - đúng như lời lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Một con đường làm ra đâu chỉ để dịp lễ hội mới đi còn hết lễ hội thì khóa lại. Nó còn phục vụ phát triển kinh tế ở vùng ven có đường đi qua.
Tuy nhiên, theo tôi việc xây dựng như thế là chưa thật cần thiết. Nếu là nguồn vốn xã hội hóa hoặc có bên nào đó đứng ra đầu tư, tài trợ thì ta xây, chứ dùng ngân sách hạn hẹp của Nhà nước thì không nên.
- Nhưng chúng ta vẫn nói giao thông phải đi trước một bước thì "ngành công nghiệp không khói" mới phát triển được, thưa ông?
|
Nếu thừa tiền thì muốn làm gì chẳng được, ai cấm, kể cả xây cho vui, chưa bàn tới hiệu quả. Đằng này... trong khi còn cả đống công trình khác quan trọng, cấp thiết hơn kìa.
- Cũng có ý kiến cho rằng, chẳng ai ngốc nghếch, thừa thời gian, xăng xe để đi “tuyến du lịch tâm linh” này thay vì hàng loạt đường cao tốc sẵn có. Ông có thấy con đường này là “thừa” không?
Ngay cả khi chúng ta đã có nhiều đường cao tốc, vẫn cần tới những con đường bình thường như thế để phục vụ phát triển kinh tế của vùng nó đi qua. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ cấp thiết hay chưa thôi. Tốt nhất không dùng ngân sách Nhà nước còn các ông ấy muốn huy động vốn xã hội hay nguồn ở đâu thì tùy.
Hiện nay, ở vùng sâu vùng xa, nhiều học sinh còn phải lội suối, bơi qua sông hay đu dây để đến trường. Nói đâu xa, ngay ở Hà Nội cũng còn chuyện đó. Thậm chí người dân còn làm xiếc đi qua sông. Những cái đó cần thiết và cấp thiết hơn nhiều, sao không thấy ai lo?
Chưa kể tới quy mô của dự án. Đầu tư ở quy mô nào lại là một chuyện khác nữa. Chẳng hạn đường Hồ Chí Minh, đầu tư là cần thiết quá đi ấy chứ vì đó là vùng cách mạng, vùng sâu vùng xa. Nhưng quy mô tới đâu mới là câu chuyện phải bàn. Tuyến đường đó chỉ cần ô tô có thể đi được là tốt rồi, cần gì to rộng lắm? Theo tôi xây quá to là không cần thiết.
Trở lại với câu chuyện đường Mỹ Đình – Bái Đính, nó chưa thực sự cần thiết tới mức không có nó thì chết dở. Nếu có tiền thì đầu tư, không thì cứ từ từ đã.
Tôi chưa được xem cụ thể dự án này, nhưng theo một vị lãnh đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thì, đa phần đường có sẵn rồi, giờ chỉ cần nối chúng lại với nhau sao cho thành một con đường thôi. Sau này nếu cần thì nâng cấp, mở rộng. Thực tế, tôi chưa nhìn thấy sơ đồ thiết kế nên chẳng thể hình dung ra họ nối kiểu gì.
Nhiều tranh cãi quanh đề xuất Xây đường du lịch Mỹ Đình - Bái Đính (Ảnh chỉ có tính minh họa) |
- Không chỉ riêng ông mà nhiều chuyên gia về giao thông, quy hoạch giao thông đô thị cũng không thể bình luận về dự án này bởi họ chưa có được bất cứ thông tin cụ thể nào về nó. Theo ông, tại sao các chuyên gia hàng đầu về giao thông hay về quy hoạch đô thị đều không biết tới dự án này?
|
Riêng về dự án này, tuyến đường đi như thế nào đã ai công bố đâu. Giả sử họ có công bố thì cũng chỉ trong nội bộ chứ cái này người ngoài biết làm sao được. Thế nhưng người ta cứ ra rả là đã trưng cầu ý kiến của các chuyên gia đầu ngành.
Tôi phải biết cụ thể về dự án đó thì mới chứng minh được nó hợp lý hay không hợp lý, chứ giờ bưng bít thông tin, các bạn có hỏi tôi cũng... mù tịt. Tôi chỉ có thể phân tích về tư tưởng, mục đích xây con đường đó thôi.
Theo tôi được biết thì họ chưa lập dự án. Đây mới chỉ là những đề xuất. Tóm lại, nếu vì mục đích chính trị, quân sự thì tôi không nói, còn nếu để phục vụ dân hai bên vùng đường đi qua thì chưa cần thiết.
- Xin cảm ơn ông!
Minh Quân
Bình luận