(VTC News) – Lãnh đạo Hà Nội thừa nhận, cơ quan quản lý đã chậm trễ trong công tác trùng tu di tích khiến cho người dân ở Làng cổ Đường Lâm bức xúc.
“Trong chỉ đạo của thường trực Thành ủy yêu cầu việc bảo tồn di tích theo đúng Luật di sản văn hóa là cần thiết. Tuy nhiên trước những khó khăn bức xúc của người dân cũng cần quan tâm giải quyết theo nguyện vọng người dân đề xuất. Hiện nay Thành ủy yêu cầu các ngành của thành phố phải vào cuộc quyết liệt để sớm tháo gỡ vướng mắc cho người dân” - ông Long nói.
Được biết, chiều 14/5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch, UBND thị xã Sơn Tây báo cáo về việc người dân làng cổ Đường Lâm đồng loạt ký đơn xin trả Nhà nước di tích quốc gia.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Sở Quy hoạch - kiến trúc thẩm định hồ sơ quy hoạch chi tiết vùng di tích của làng cổ Đường Lâm, sớm trình UBND TP phê duyệt. Ngoài ra, UBND TP cũng yêu cầu Sở này cùng Viện Quy hoạch - kiến trúc phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây lập dự án và hoàn thành các thủ tục về giãn dân.
Cũng trong chiều qua, ông Bùi Mạnh Tiến – Phó Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho biết: “Với Làng cổ Đường Lâm, năm 2010 chúng tôi đã tiếp nhận đề nghị của ban quản lý di tích và tổ chức hội thảo để lấy ý kiến của các chuyên gia và cơ quan chuyên ngành.
Năm 2012 thì đã có những làm việc hướng dẫn cụ thể với ban quản lý di tích và đơn vị tư vấn. Tới ngày 17/5 tới đây, chúng tôi sẽ tổ chức hội đồng thẩm định xem xét kế hoạch quy hoạch tại khu vực Làng cổ Đường Lâm, đồng thời sẽ trình UBND TP xem xét, cho ý kiến triển khai”.
Hơn 10 ngày qua, câu chuyện gần 100 gia đình ở Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) đồng loạt ký tên vào lá đơn xin được trả lại danh hiệu “Di tích lịch sử Quốc gia làng cổ Đường Lâm” cho nhà nước đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận cả nước.
Giới quản lý di sản cho rằng, bản chất của sự việc có lẽ chỉ là thông điệp người dân gửi tới các cơ quan chức năng bày tỏ những khó khăn, bức xúc mình đang phải gánh chịu, mong được giải quyết, còn làng cổ Đường Lâm vẫn xứng đáng được bảo tồn, phát huy giá trị với vai trò là di tích của quốc gia.
Thừa nhận sự không đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển di tích, tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 14/5, Bí thư Phạm Quang Nghị cho biết, tuần tới sẽ về xã Đường Lâm để trực tiếp lắng nghe ý kiến của người dân.
"Không phải tất cả các hộ phản ứng song đây là việc cho thấy không đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển, nhất là với di tích gắn với đời sống hàng ngày. Tôi rất thông cảm với bà con, chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi cho bà con được sống", ông Nghị nói.
Trước thông tin người dân ở làng cổ Đường Lâm bức xúc tới mức làm đơn xin trả danh hiệu di tích quốc gia
Người dân làng cổ - di tích quốc gia Đường Lâm phản ứng bằng cách xin trả lại danh hiệu di tích quốc gia (Ảnh: Lãng Quân). |
Được biết, chiều 14/5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã chủ trì cuộc họp nghe Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch, UBND thị xã Sơn Tây báo cáo về việc người dân làng cổ Đường Lâm đồng loạt ký đơn xin trả Nhà nước di tích quốc gia.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Sở Quy hoạch - kiến trúc thẩm định hồ sơ quy hoạch chi tiết vùng di tích của làng cổ Đường Lâm, sớm trình UBND TP phê duyệt. Ngoài ra, UBND TP cũng yêu cầu Sở này cùng Viện Quy hoạch - kiến trúc phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây lập dự án và hoàn thành các thủ tục về giãn dân.
Cũng trong chiều qua, ông Bùi Mạnh Tiến – Phó Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho biết: “Với Làng cổ Đường Lâm, năm 2010 chúng tôi đã tiếp nhận đề nghị của ban quản lý di tích và tổ chức hội thảo để lấy ý kiến của các chuyên gia và cơ quan chuyên ngành.
Năm 2012 thì đã có những làm việc hướng dẫn cụ thể với ban quản lý di tích và đơn vị tư vấn. Tới ngày 17/5 tới đây, chúng tôi sẽ tổ chức hội đồng thẩm định xem xét kế hoạch quy hoạch tại khu vực Làng cổ Đường Lâm, đồng thời sẽ trình UBND TP xem xét, cho ý kiến triển khai”.
Hơn 10 ngày qua, câu chuyện gần 100 gia đình ở Làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) đồng loạt ký tên vào lá đơn xin được trả lại danh hiệu “Di tích lịch sử Quốc gia làng cổ Đường Lâm” cho nhà nước đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận cả nước.
Giới quản lý di sản cho rằng, bản chất của sự việc có lẽ chỉ là thông điệp người dân gửi tới các cơ quan chức năng bày tỏ những khó khăn, bức xúc mình đang phải gánh chịu, mong được giải quyết, còn làng cổ Đường Lâm vẫn xứng đáng được bảo tồn, phát huy giá trị với vai trò là di tích của quốc gia.
Thừa nhận sự không đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển di tích, tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 14/5, Bí thư Phạm Quang Nghị cho biết, tuần tới sẽ về xã Đường Lâm để trực tiếp lắng nghe ý kiến của người dân.
"Không phải tất cả các hộ phản ứng song đây là việc cho thấy không đồng bộ giữa bảo tồn và phát triển, nhất là với di tích gắn với đời sống hàng ngày. Tôi rất thông cảm với bà con, chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi cho bà con được sống", ông Nghị nói.
Minh Quân
Bình luận