Cho đến ngày hôm nay, câu hỏi đăng hay không đăng cai ASIAD vẫn chưa có câu trả lời.
Cũng xin nhắc lại đôi điều. Vào ngày 22.2.2010, ngay trên chính trang web của Bộ Văn Hoá – Thể Thao – Du Lịch có viết rõ về việc xin đăng cai ASIAD 2019: “Nếu được Chính phủ đồng ý, hồ sơ xin đăng cai của Việt Nam sẽ được gửi đến Hội đồng Olympic châu Á (OCA) trước ngày 31.3 tới” và “Theo dự thảo đề án xin đăng cai, Hà Nội sẽ là địa điểm được lựa chọn. Áp theo ý tưởng qui hoạch thì Hà Nội sẽ giành khoảng 600 ha đất (có thể tại bờ đông bắc sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm) cho thể thao trong giai đoạn tới”.
Đến ngày 8.11.2012, phiá Bộ Văn Hoá – Thể Thao và Du Lịch công bố chiến thắng trong cuộc đua dành quyền đăng cai ASIAD kèm nội dung: “Đề án tổ chức ASIAD 2019 của Việt Nam đi kèm với kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất tổng thể của khu vực phía Bắc do Chính phủ phê chuẩn. Trong những năm tới, Việt Nam sẽ hoàn thành hệ thống đường giao thông liên tỉnh và tiếp tục cải thiện hạ tầng cơ sở các tỉnh, thành”.
Ngày 30.11.2012, lại trên trang web của Bộ Văn Hoá – Thể Thao và Du Lịch, có đưa tin: “Ngày 29.11, trong khuôn khổ cuộc họp báo về ASIAD 18, năm 2019, ông Cấn Văn Nghĩa, Giám đốc Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình cho biết sẽ xin phép Chính phủ và các bộ ban ngành có liên quan cho phép xây dựng trung tâm đặt cược thể thao hợp pháp tại Việt Nam.
Thêm vào đó, theo điều lệ của OCA, điều 44 quy định rõ: “Đơn xin trao quyền đăng cai đại hội Thể thao của OCA phải được sự phê chuẩn của chính phủ, xác nhận của chính quyền thành phố và kèm theo cam kết đại hội sẽ được tổ chức đáp ứng các yêu cầu của OCA”.
Thế nhưng, bây giờ, khi mà những con tính với chỉ 150 triệu USD, Việt Nam có thể tổ chức thành công được ASIAD 19 bắt đầu trở nên thiếu thuyết phục.
Ví dụ, làng vận động viên dự kiến được xây như chung cư cao cấp với phòng theo tiêu chuẩn 4 sao sau khi dùng xong sẽ bán như bất động sản bị hỏi về tính khả thi. Rồi chuyện sau khi Việt Nam góp 30% trị giá là mặt bằng phiá Hàn Quốc không phải xây dựng miễn phí nơi đua xe đạp lòng chảo trị giá hơn 500 triệu USD mà kèm theo đó là điều kiện, phải cho họ tổ chức cá cược, phải ưu đãi thuế xuất, phải cho phép xây khách sạn…
Mà cá cược là vi phạm pháp luật của Việt Nam ở thời điểm này nhưng không thể không xây vì đây là nội dung thi đấu bắt buộc phải có trong ASIAD. Đó là chưa kể hàng loạt công trình được dự kiến sẽ phải có để “tải” 36 môn thi đấu bắt buộc như sân hockey trên cỏ (môn thể thao xa lạ với người Việt), đua ngựa…
Câu hỏi được đặt ra là, vì sao đề án của ngành thể thao có thể đi “quãng xa” đến vậy mới bắt đầu thấy thiếu tính khả thi. Vì sao người dân phản ứng với việc tổ chức ASIAD. Đặt Việt Nam vào tình huống trớ trêu “đi cũng dở, ở cũng chẳng xong” thế này, trách nhiệm thuộc về ai?
Chỉ biết rằng, bất chấp sự phản ứng từ người dân, sự lo ngại từ các chính khách, ông Hoàng Vĩnh Giang – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Olympic Việt Nam – người đã cùng bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đứng đầu cuộc vận động đưa ASIAD 2019 về Việt Nam vừa trả lời với báo giới nước ngoài rằng:
“Tôi về hưu rồi, tôi chỉ công tác ở Ủy Ban Olympic thôi. 150 triệu USD thì không phải to tát lắm so với đất nước Việt Nam. Tôi không tin chính phủ coi 150 triệu USD là lớn đâu. Tôi tin chính phủ Việt Nam sẽ vẫn tổ chức.
Việt Nam chỉ có thể rút lui khi chiến tranh hoặc có nguy cơ chiến tranh hoặc thiên tai, động đất nghiêm trọng. Mà Việt Nam là thể chế chính trị ổn định thuộc loại nhất châu Á thì làm sao có thể lấy lý do gì. Toàn châu Á chẳng có nước nào có thể đứng ra đăng cai được trừ Việt Nam”.
Vậy chắc là sẽ vẫn đăng cai chăng?!
Theo Motthegioi
Cũng xin nhắc lại đôi điều. Vào ngày 22.2.2010, ngay trên chính trang web của Bộ Văn Hoá – Thể Thao – Du Lịch có viết rõ về việc xin đăng cai ASIAD 2019: “Nếu được Chính phủ đồng ý, hồ sơ xin đăng cai của Việt Nam sẽ được gửi đến Hội đồng Olympic châu Á (OCA) trước ngày 31.3 tới” và “Theo dự thảo đề án xin đăng cai, Hà Nội sẽ là địa điểm được lựa chọn. Áp theo ý tưởng qui hoạch thì Hà Nội sẽ giành khoảng 600 ha đất (có thể tại bờ đông bắc sông Hồng thuộc huyện Gia Lâm) cho thể thao trong giai đoạn tới”.
Sẽ rất nhiều tiền phải bỏ ra cho các công trình xây dựng cơ bản |
Đến ngày 8.11.2012, phiá Bộ Văn Hoá – Thể Thao và Du Lịch công bố chiến thắng trong cuộc đua dành quyền đăng cai ASIAD kèm nội dung: “Đề án tổ chức ASIAD 2019 của Việt Nam đi kèm với kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất tổng thể của khu vực phía Bắc do Chính phủ phê chuẩn. Trong những năm tới, Việt Nam sẽ hoàn thành hệ thống đường giao thông liên tỉnh và tiếp tục cải thiện hạ tầng cơ sở các tỉnh, thành”.
|
Thêm vào đó, theo điều lệ của OCA, điều 44 quy định rõ: “Đơn xin trao quyền đăng cai đại hội Thể thao của OCA phải được sự phê chuẩn của chính phủ, xác nhận của chính quyền thành phố và kèm theo cam kết đại hội sẽ được tổ chức đáp ứng các yêu cầu của OCA”.
Thế nhưng, bây giờ, khi mà những con tính với chỉ 150 triệu USD, Việt Nam có thể tổ chức thành công được ASIAD 19 bắt đầu trở nên thiếu thuyết phục.
Việt Nam nhận quyền đăng cai ASIAD 18 |
Ví dụ, làng vận động viên dự kiến được xây như chung cư cao cấp với phòng theo tiêu chuẩn 4 sao sau khi dùng xong sẽ bán như bất động sản bị hỏi về tính khả thi. Rồi chuyện sau khi Việt Nam góp 30% trị giá là mặt bằng phiá Hàn Quốc không phải xây dựng miễn phí nơi đua xe đạp lòng chảo trị giá hơn 500 triệu USD mà kèm theo đó là điều kiện, phải cho họ tổ chức cá cược, phải ưu đãi thuế xuất, phải cho phép xây khách sạn…
Mà cá cược là vi phạm pháp luật của Việt Nam ở thời điểm này nhưng không thể không xây vì đây là nội dung thi đấu bắt buộc phải có trong ASIAD. Đó là chưa kể hàng loạt công trình được dự kiến sẽ phải có để “tải” 36 môn thi đấu bắt buộc như sân hockey trên cỏ (môn thể thao xa lạ với người Việt), đua ngựa…
Câu hỏi được đặt ra là, vì sao đề án của ngành thể thao có thể đi “quãng xa” đến vậy mới bắt đầu thấy thiếu tính khả thi. Vì sao người dân phản ứng với việc tổ chức ASIAD. Đặt Việt Nam vào tình huống trớ trêu “đi cũng dở, ở cũng chẳng xong” thế này, trách nhiệm thuộc về ai?
Asiad 18 nên được tổ chức thế nào?
|
Chỉ biết rằng, bất chấp sự phản ứng từ người dân, sự lo ngại từ các chính khách, ông Hoàng Vĩnh Giang – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Olympic Việt Nam – người đã cùng bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đứng đầu cuộc vận động đưa ASIAD 2019 về Việt Nam vừa trả lời với báo giới nước ngoài rằng:
“Tôi về hưu rồi, tôi chỉ công tác ở Ủy Ban Olympic thôi. 150 triệu USD thì không phải to tát lắm so với đất nước Việt Nam. Tôi không tin chính phủ coi 150 triệu USD là lớn đâu. Tôi tin chính phủ Việt Nam sẽ vẫn tổ chức.
Việt Nam chỉ có thể rút lui khi chiến tranh hoặc có nguy cơ chiến tranh hoặc thiên tai, động đất nghiêm trọng. Mà Việt Nam là thể chế chính trị ổn định thuộc loại nhất châu Á thì làm sao có thể lấy lý do gì. Toàn châu Á chẳng có nước nào có thể đứng ra đăng cai được trừ Việt Nam”.
Vậy chắc là sẽ vẫn đăng cai chăng?!
Theo Motthegioi
Bình luận