Hiệp định thương mại tự do mới, thuế linh kiện ô tô từ Hàn Quốc về Việt Nam sẽ chỉ còn 0-5%, xe tải và xe con trên 3.000 cc được giảm thuế liệu có giúp hạ giá xe Hàn.
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã chính thức được ký kết ngày 5/5. Việt Nam và Hàn Quốc nhất trí mở cửa thị trường ở mức 94,6% và 92,2% cho nhau theo kim ngạch nhập khẩu của năm 2012. Trong đó, mảng ôtô và linh kiện ôtô nhập khẩu là vấn đề cũng nằm trong cam kết giảm thuế.
Theo Hiệp định thương mại tự do mới ký kết, thuế linh kiện ôtô từ Hàn Quốc về Việt Nam sẽ chỉ còn 0-5%, xe tải và xe con trên 3.000 cc được giảm thuế. Tuy nhiên, để giảm giá xe thì phải theo lộ trình chứ không sớm như hiệp định với ASEAN.
Như vậy, ngành ôtô trong nước thời gian tới sẽ có sự đột biến khi ôtô nhập từ ASEAN giảm còn 0% vào năm 2018 và nay thêm ôtô Hàn Quốc cũng sẽ giảm thuế. Đây là 2 nguồn cung cấp ôtô rất lớn cho thị trường Việt Nam hiện nay. Dư luận cũng ồn ào và chớm nở những suy nghĩ lạc quan về giá ôtô du lịch sẽ giảm đi trông thấy.
Tuy nhiên, theo Hiệp định VKFTA, đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc thì khi ký với Hàn Quốc, Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm thuế quan với 2 dòng xe là xe tải trên 10 tấn đến không quá 20 tấn và ôtô có dung tích xi lanh trên 3.000cc. Với dung tích động cơ trên 3.000cc, thường là các dòng xe sang, xe đắt tiền không phải ai cũng nhắm đến được.
Trong khi đó, theo bà Đào Thu Hương - Trưởng phòng Hội nhập tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài chính khi trao đổi với Báo Hải quan, việc cắt giảm thuế phụ tùng, linh kiện ô tô cũng sẽ không gây tác động ngay đến giá thành ôtô Hàn Quốc vì theo cam kết.
Thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô sẽ được mở cửa theo lộ trình hợp lý từ 10 đến 15 năm, mỗi năm cắt giảm từ từ. “Với lộ trình dài hơi như thế, việc tác động của thuế suất đến sản xuất ô tô trong nước là không đáng kể,” bà Hương nhận xét.
Hiện thuế nhập khẩu bộ linh kiện ôtô từ Hàn Quốc về Việt Nam ở mức bình quân từ 14-20%. Mức thuế này, theo lộ trình cắt giảm, sẽ còn 0-5%, về lý thuyết sẽ giúp tiết kiệm hơn chi phí sản xuất. Và chủ yếu hướng đến kêu gọi các nhà sản xuất đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ phụ thuộc vào giảm thuế mà còn nhiều yếu tố khác nữa. Với những thông tin như trên, có thể tin chắc một điều rằng xe ôtô ở Việt Nam chưa thể nhìn thấy dấu hiệu giảm giá mạnh mẽ cho đến khi chạm mốc 2018 như cam kết trong khối ASEAN.
» Xe 16 chỗ đầu tiên của Hyundai khiến nhiều đối thủ e ngại
» Ra mắt đối thủ mới của Toyota Altis
» 'Nín thở' chờ ô tô giá từ 100 triệu sắp bán ở Việt Nam
Nguồn: Kienthuc.net.vn
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) đã chính thức được ký kết ngày 5/5. Việt Nam và Hàn Quốc nhất trí mở cửa thị trường ở mức 94,6% và 92,2% cho nhau theo kim ngạch nhập khẩu của năm 2012. Trong đó, mảng ôtô và linh kiện ôtô nhập khẩu là vấn đề cũng nằm trong cam kết giảm thuế.
Theo Hiệp định thương mại tự do mới ký kết, thuế linh kiện ôtô từ Hàn Quốc về Việt Nam sẽ chỉ còn 0-5%, xe tải và xe con trên 3.000 cc được giảm thuế. Tuy nhiên, để giảm giá xe thì phải theo lộ trình chứ không sớm như hiệp định với ASEAN.
Để giảm giá xe thì phải theo lộ trình chứ không sớm như hiệp định với ASEAN. |
Tuy nhiên, theo Hiệp định VKFTA, đối với mặt hàng ôtô nhập khẩu nguyên chiếc thì khi ký với Hàn Quốc, Việt Nam chỉ cam kết cắt giảm thuế quan với 2 dòng xe là xe tải trên 10 tấn đến không quá 20 tấn và ôtô có dung tích xi lanh trên 3.000cc. Với dung tích động cơ trên 3.000cc, thường là các dòng xe sang, xe đắt tiền không phải ai cũng nhắm đến được.
Hiện thuế nhập khẩu bộ linh kiện ôtô từ Hàn Quốc về Việt Nam ở mức bình quân từ 14-20%. |
Thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô sẽ được mở cửa theo lộ trình hợp lý từ 10 đến 15 năm, mỗi năm cắt giảm từ từ. “Với lộ trình dài hơi như thế, việc tác động của thuế suất đến sản xuất ô tô trong nước là không đáng kể,” bà Hương nhận xét.
Hiện thuế nhập khẩu bộ linh kiện ôtô từ Hàn Quốc về Việt Nam ở mức bình quân từ 14-20%. Mức thuế này, theo lộ trình cắt giảm, sẽ còn 0-5%, về lý thuyết sẽ giúp tiết kiệm hơn chi phí sản xuất. Và chủ yếu hướng đến kêu gọi các nhà sản xuất đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề này không chỉ phụ thuộc vào giảm thuế mà còn nhiều yếu tố khác nữa. Với những thông tin như trên, có thể tin chắc một điều rằng xe ôtô ở Việt Nam chưa thể nhìn thấy dấu hiệu giảm giá mạnh mẽ cho đến khi chạm mốc 2018 như cam kết trong khối ASEAN.
» Xe 16 chỗ đầu tiên của Hyundai khiến nhiều đối thủ e ngại
» Ra mắt đối thủ mới của Toyota Altis
» 'Nín thở' chờ ô tô giá từ 100 triệu sắp bán ở Việt Nam
Nguồn: Kienthuc.net.vn
Bình luận