Đó là ý kiến của HLV Hoàng Anh Tuấn - ứng viên có khả năng sẽ nắm chiếc ghế HLV trưởng đội tuyển VN - xung quanh tranh cãi đội tuyển VN nên chọn HLV nội hay ngoại.
- Theo tôi, đừng quá chú trọng vào việc HLV ngoại hay nội sẽ dẫn dắt bóng đá VN, mà điều quan trọng nhất chính là Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) phải đưa ra được định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển lâu dài cho bóng đá nước nhà.
Sau thất bại ở AFF Suzuki Cup 2012, cần phải tìm hiểu thấu đáo rằng chúng ta đang đứng ở đâu trong khu vực, phải làm gì để gượng dậy nhanh rồi mới tính đến bước phát triển trong tương lai. Tôi cho rằng VFF phải hoàn tất những yêu cầu nói trên rồi hãy tính đến việc mời HLV đến làm việc.
Tôi cũng cho rằng việc thay HLV xoành xoạch là điều tệ hại bởi người đến sau phải “dọn dẹp” tàn dư và làm lại từ đầu, dẫn tới việc bản sắc của bóng đá VN không bao giờ có được.
* Ở góc độ chuyên môn, ông phân tích thế nào nếu đội tuyển có HLV ngoại hoặc nội?
- HLV ngoại hay nội thì ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Tôi nghĩ việc đội tuyển sẽ ra sao hoàn toàn tùy thuộc quan điểm chọn HLV của VFF và Hội đồng HLV quốc gia.
Nếu người được mời sẽ làm những công việc mang tính đối phó, chạy theo thành tích trước mắt thì họ cũng sẽ chỉ đưa ra phương pháp làm việc theo dạng “mì ăn liền”. Làm kiểu này thì đội tuyển khó có được sự phát triển căn cơ, chỉ thỏa mãn được đôi chút thành tích nhất thời.
* Thất bại vừa rồi của đội tuyển tại Thái Lan khiến uy tín và hình ảnh HLV Phan Thanh Hùng sứt mẻ khá lớn trong lòng người hâm mộ. Ông có nghĩ đến điều đó và lo ngại cho tương lai của mình nếu chấp nhận thay ông Hùng?
- Khi ngồi vào bất kỳ chiếc ghế nào, bạn cần phải biết chiếc ghế ấy nóng, chênh vênh đến đâu. Dám chấp nhận ngồi thì phải biết cách dấn thân để tìm sự cân bằng. Nếu đã e dè, âu lo thì đừng nhận lời.
* Nghĩa là ông tin mình sẽ thành công?
- Tôi không hứa mọi chuyện sẽ thay đổi toàn diện, nhưng chắc chắn có thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tôi không hứa rằng sẽ đưa bóng đá VN vô địch AFF Suzuki Cup hay SEA Games, nhưng tôi dám nói đội tuyển quốc gia hay đội tuyển U-23 sẽ chuyển biến rõ nét về tinh thần, chuyên môn, lối chơi.
Nhưng để có được những đổi thay ấy, HLV cần phải có thực quyền, được hỗ trợ hết mình cùng cơ chế làm việc thích hợp. Bên cạnh đó, VFF phải có lộ trình đưa bóng đá đi lên bằng định hướng, chiến lược căn cơ, mục tiêu cụ thể qua từng giai đoạn. Tóm lại, phải hiểu mình là ai, ở đâu thì mới mong làm việc tốt được.
* Một số nhà chuyên môn cho rằng tiếng nói của HLV nội không có trọng lượng với cầu thủ. Điều đó đã thể hiện ở AFF Suzuki Cup 2012. Ông còn trẻ, liệu rằng có đủ sức điều khiển các tuyển thủ?
- Bất cứ điều gì xảy ra cũng có hai mặt, cần phải hiểu rõ trước khi hành động hay ứng xử. Ở giải đấu AFF Suzuki Cup 2012, 8/11 cầu thủ của đội hình chính đang dao động thật sự khi tương lai của họ ở CLB hoàn toàn mờ mịt. Đó là thực tế và họ không có lỗi, bởi có ai an tâm khi số phận của mình không rõ ràng. Nếu như nắm bắt được sự hụt hẫng về niềm tin như vậy để khắc phục đúng thời điểm, khơi thông sự bế tắc về mặt tư tưởng thì mọi chuyện có thể khác đi rất nhiều. Đó cũng là bài học cho HLV khi nắm CLB hay đội tuyển quốc gia.
HLV hay cầu thủ khi lên đội tuyển quốc gia đều có nghĩa vụ như nhau. Tất cả phải vì cái chung là màu cờ sắc áo, là danh dự của bóng đá nước nhà và uy tín của mỗi người, vậy thì không có cớ gì để gọi là bất hợp tác.
* Ông nghĩ thế nào về câu nói của HLV Henrique Calisto trước lúc chia tay bóng đá VN rằng tương lai của bóng đá VN phải ở trong tay các HLV trẻ người bản xứ?
- Ông ấy nói đúng. Giấc mơ lên làm việc ở đội tuyển đều luôn hiển hiện trong lòng những ai đến với bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng như tôi đã nói, mọi chuyện không chỉ nằm ở tài năng của HLV nội...
- Theo tôi, đừng quá chú trọng vào việc HLV ngoại hay nội sẽ dẫn dắt bóng đá VN, mà điều quan trọng nhất chính là Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) phải đưa ra được định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển lâu dài cho bóng đá nước nhà.
Sau thất bại ở AFF Suzuki Cup 2012, cần phải tìm hiểu thấu đáo rằng chúng ta đang đứng ở đâu trong khu vực, phải làm gì để gượng dậy nhanh rồi mới tính đến bước phát triển trong tương lai. Tôi cho rằng VFF phải hoàn tất những yêu cầu nói trên rồi hãy tính đến việc mời HLV đến làm việc.
Tôi cũng cho rằng việc thay HLV xoành xoạch là điều tệ hại bởi người đến sau phải “dọn dẹp” tàn dư và làm lại từ đầu, dẫn tới việc bản sắc của bóng đá VN không bao giờ có được.
HLV Hoàng Anh Tuấn |
* Ở góc độ chuyên môn, ông phân tích thế nào nếu đội tuyển có HLV ngoại hoặc nội?
- HLV ngoại hay nội thì ai cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Tôi nghĩ việc đội tuyển sẽ ra sao hoàn toàn tùy thuộc quan điểm chọn HLV của VFF và Hội đồng HLV quốc gia.
Nếu người được mời sẽ làm những công việc mang tính đối phó, chạy theo thành tích trước mắt thì họ cũng sẽ chỉ đưa ra phương pháp làm việc theo dạng “mì ăn liền”. Làm kiểu này thì đội tuyển khó có được sự phát triển căn cơ, chỉ thỏa mãn được đôi chút thành tích nhất thời.
* Thất bại vừa rồi của đội tuyển tại Thái Lan khiến uy tín và hình ảnh HLV Phan Thanh Hùng sứt mẻ khá lớn trong lòng người hâm mộ. Ông có nghĩ đến điều đó và lo ngại cho tương lai của mình nếu chấp nhận thay ông Hùng?
- Khi ngồi vào bất kỳ chiếc ghế nào, bạn cần phải biết chiếc ghế ấy nóng, chênh vênh đến đâu. Dám chấp nhận ngồi thì phải biết cách dấn thân để tìm sự cân bằng. Nếu đã e dè, âu lo thì đừng nhận lời.
* Nghĩa là ông tin mình sẽ thành công?
|
Nhưng để có được những đổi thay ấy, HLV cần phải có thực quyền, được hỗ trợ hết mình cùng cơ chế làm việc thích hợp. Bên cạnh đó, VFF phải có lộ trình đưa bóng đá đi lên bằng định hướng, chiến lược căn cơ, mục tiêu cụ thể qua từng giai đoạn. Tóm lại, phải hiểu mình là ai, ở đâu thì mới mong làm việc tốt được.
* Một số nhà chuyên môn cho rằng tiếng nói của HLV nội không có trọng lượng với cầu thủ. Điều đó đã thể hiện ở AFF Suzuki Cup 2012. Ông còn trẻ, liệu rằng có đủ sức điều khiển các tuyển thủ?
- Bất cứ điều gì xảy ra cũng có hai mặt, cần phải hiểu rõ trước khi hành động hay ứng xử. Ở giải đấu AFF Suzuki Cup 2012, 8/11 cầu thủ của đội hình chính đang dao động thật sự khi tương lai của họ ở CLB hoàn toàn mờ mịt. Đó là thực tế và họ không có lỗi, bởi có ai an tâm khi số phận của mình không rõ ràng. Nếu như nắm bắt được sự hụt hẫng về niềm tin như vậy để khắc phục đúng thời điểm, khơi thông sự bế tắc về mặt tư tưởng thì mọi chuyện có thể khác đi rất nhiều. Đó cũng là bài học cho HLV khi nắm CLB hay đội tuyển quốc gia.
HLV hay cầu thủ khi lên đội tuyển quốc gia đều có nghĩa vụ như nhau. Tất cả phải vì cái chung là màu cờ sắc áo, là danh dự của bóng đá nước nhà và uy tín của mỗi người, vậy thì không có cớ gì để gọi là bất hợp tác.
* Ông nghĩ thế nào về câu nói của HLV Henrique Calisto trước lúc chia tay bóng đá VN rằng tương lai của bóng đá VN phải ở trong tay các HLV trẻ người bản xứ?
- Ông ấy nói đúng. Giấc mơ lên làm việc ở đội tuyển đều luôn hiển hiện trong lòng những ai đến với bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng như tôi đã nói, mọi chuyện không chỉ nằm ở tài năng của HLV nội...
Theo Sỹ Nguyên/Tuổi trẻ
Bình luận