(VTC News) - Ngày 06/08/2015, tại TP.HCM, Hiệp hội Sữa Việt Nam đã tổ chức Đại hội Hiệp hội Sữa Việt Nam khóa II (nhiệm kỳ 2015-2020).
Tại Đại hội, Hiệp hội Sữa Việt Nam đã tổng kết hoạt động của Hiệp hội nhiệm kỳ 2010-2015 và đưa ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2015-2020, bầu Ban chấp hành khóa II (nhiệm kỳ 2015-2020).
Phát biểu khai mạc Đại hội, Bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết: “Để góp phần thực hiện mục tiêu chung của ngành sữa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hưởng ứng năm an toàn thực phẩm do Bộ NN & PTNT phát động năm 2015, chính sách phát triển nông nghiệp – xuất khẩu nông lâm hải sản, chiến lược quản lý an toàn thực phẩm quốc gia, hôm nay hiệp hội sữa Việt Nam tiến hành đại hội đại biểu khóa II nhiệm kỳ 2015-2020 để báo cáo tổng kết đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được, bàn phương hướng và giải pháp khắc phục trong nhiệm kỳ tới nhằm mục tiêu thúc đẩy công nghiệp chế biến sữa và chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam sánh vai cùng khu vực về năng suất , chất lượng, giá thành để các doanh nghiệp trong Hiệp hội nâng cao sức cạnh tranh, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình theo hướng hiệu quả”.
Ngành sữa Việt Nam trong những năm vừa qua là một trong những ngành hàng tiêu dùng tăng trưởng tốt và vẫn còn tiềm năng tăng trưởng. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong 5 năm qua số lượng bò sữa tăng trung bình 14% mỗi năm và đã đạt con số gần 230.000 con vào đầu năm 2015. Sự tăng trưởng nhanh chóng của đàn bò sữa VN chứng tỏ có sự thức đẩy và góp phần quan trọng của các Doanh nghiệp chế biến sữa trong Hiệp hội.
Hiệp hội Sữa Việt Nam là tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tự nguyện của những tổ chức và cá nhân có hoạt hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm hoặc liên quan đến an toàn thực phẩm. Hiện nay, tổng số hội viên của Hiệp hội sữa là 80 trong đó 76 hội viên chính thức và 05 hội viên liên kết.
Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Hiệp hội Sữa Việt Nam đã chú trọng công tác theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sữa nói chung và của các thành viên Hiệp hội sữa nói riêng qua đó nắm bắt nhu cầu, ý kiến của các doanh nghiệp sữa để phản ánh tới các cơ quan quản lý nhà nước.
Hiệp hội sữa đã theo dõi bám sát và duy trì quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước để tìm hiểu các quy trình, thời gian ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành sữa để kiến nghị góp ý với các nội dung văn bản quản lý nhà nước.
Cụ thể như: Quyết định của Bộ Công thương về việc ban hành danh mục các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, trong đó có một số sản phẩm sữa và sữa nguyên liệu; Góp ý kiến với Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm về các dự thảo thông tư về ghi nhãn thực phẩm, kiểm tra giám sát chất lượng thực phẩm, các quy chuẩn kỹ thuật đối với sữa dạng lỏng và các loại thức ăn công thức dành cho trẻ nhỏ….
Hiệp hội Sữa Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực tham gia công tác tuyên truyền pháp luật, thu thập và xử lý thông tin từ các doanh nghiệp, thành viên hiệp hội để có các thông tin kịp thời và chính xác. Phối hợp với các cơ quan báo, đài, để giải đáp thắc mắc, các đồn thổi không đúng trong dư luận về sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm, ghi nhãn hoặc quảng cáo trên thị trường sữa ở Việt Nam và quốc tế.
Đặc biệt Hiệp hội sữa trong nhiều trường hợp đã đứng ra can thiệp để làm sáng tỏ các thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và tâm lý người tiêu dùng đối với ngành sữa.
Trong các hoạt động này Hiệp hội sữa đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước như Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, Bộ Công thương, Cục Chăn nuôi và cục Thú y Bộ NN và PTNT cũng như các Hiệp hội khác như Hội TC và BVNTD, Hội Chăn nuôi, Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm …
Hiệp hội Sữa Việt Nam cố gắng phấn đấu để cùng đẩy mạnh thực hiện mục tiêu chính của Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (do Bộ Công thương đề ra) là: Năm 2015 cả nước sản xuất 1,9 tỷ lít quy ra sữa tươi, sản lượng này tăng lên là 2,6 tỷ lít vào năm 2020 và 3,4 tỷ lít tới năm 2025; Tiêu thụ sữa đạt trung bình 21 lít/người 1 năm vào năm 2015, 27 lít/người năm 2020 và đạt 34 lít/người tới năm 2025; Sữa tươi sản xuất trong nước đạt 660 triệu lít đáp ứng 35% nhu cầu tới năm 2015, 1 tỷ lít đáp ứng 38% nhu cầu tới năm 2020 và 1,4 tỷ lít đáp ứng 40% nhu cầu tới năm 2025.
Trong nhiệm kỳ tiếp theo, Hiệp hội Sữa Việt Nam cố gắng phấn đấu xây dựng Hiệp hội sữa trở thành một Hiệp hội mạnh, quy tụ được phần lớn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chế biến sữa tại Việt Nam, tập hợp được các đại diện tiêu biểu của các tổ chức quản lý, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy đào tạo để có đội ngũ hội viên vững mạnh có trình độ, có kiến thức chuyên ngành, đoàn kết để phục vụ phát triển ngành và phát triển kinh tế đất nước, phát huy hơn nữa sức mạnh sáng tạo của đội ngũ trí thức trẻ nắm bắt khoa học và công nghệ hiện đại, đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, góp phần tích cực cho công tác quản lý an toàn thực phẩm, xứng đáng với sự tín nhiệm của người tiêu dùng trong nước với sản phẩm sữa của Việt Nam.
P.V
Tại Đại hội, Hiệp hội Sữa Việt Nam đã tổng kết hoạt động của Hiệp hội nhiệm kỳ 2010-2015 và đưa ra phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2015-2020, bầu Ban chấp hành khóa II (nhiệm kỳ 2015-2020).
Quang cảnh Đại hội Hiệp hội sữa Việt Nam |
Phát biểu khai mạc Đại hội, Bà Mai Kiều Liên – Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết: “Để góp phần thực hiện mục tiêu chung của ngành sữa Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hưởng ứng năm an toàn thực phẩm do Bộ NN & PTNT phát động năm 2015, chính sách phát triển nông nghiệp – xuất khẩu nông lâm hải sản, chiến lược quản lý an toàn thực phẩm quốc gia, hôm nay hiệp hội sữa Việt Nam tiến hành đại hội đại biểu khóa II nhiệm kỳ 2015-2020 để báo cáo tổng kết đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được, bàn phương hướng và giải pháp khắc phục trong nhiệm kỳ tới nhằm mục tiêu thúc đẩy công nghiệp chế biến sữa và chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam sánh vai cùng khu vực về năng suất , chất lượng, giá thành để các doanh nghiệp trong Hiệp hội nâng cao sức cạnh tranh, thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình theo hướng hiệu quả”.
Ngành sữa Việt Nam trong những năm vừa qua là một trong những ngành hàng tiêu dùng tăng trưởng tốt và vẫn còn tiềm năng tăng trưởng. Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, trong 5 năm qua số lượng bò sữa tăng trung bình 14% mỗi năm và đã đạt con số gần 230.000 con vào đầu năm 2015. Sự tăng trưởng nhanh chóng của đàn bò sữa VN chứng tỏ có sự thức đẩy và góp phần quan trọng của các Doanh nghiệp chế biến sữa trong Hiệp hội.
Ông Trần Quang Trung – Phó Chủ Tịch Hiệp hội sữa VN, nguyên Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh Thực phẩm (đang phát biểu) được Ban chấp hành khóa II (nhiệm kỳ 2015-2020) tín nhiệm bầu là Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam |
Hiệp hội Sữa Việt Nam là tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tự nguyện của những tổ chức và cá nhân có hoạt hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm hoặc liên quan đến an toàn thực phẩm. Hiện nay, tổng số hội viên của Hiệp hội sữa là 80 trong đó 76 hội viên chính thức và 05 hội viên liên kết.
Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Hiệp hội Sữa Việt Nam đã chú trọng công tác theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sữa nói chung và của các thành viên Hiệp hội sữa nói riêng qua đó nắm bắt nhu cầu, ý kiến của các doanh nghiệp sữa để phản ánh tới các cơ quan quản lý nhà nước.
Hiệp hội sữa đã theo dõi bám sát và duy trì quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước để tìm hiểu các quy trình, thời gian ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến ngành sữa để kiến nghị góp ý với các nội dung văn bản quản lý nhà nước.
Cụ thể như: Quyết định của Bộ Công thương về việc ban hành danh mục các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, trong đó có một số sản phẩm sữa và sữa nguyên liệu; Góp ý kiến với Bộ Y tế, Cục An toàn thực phẩm về các dự thảo thông tư về ghi nhãn thực phẩm, kiểm tra giám sát chất lượng thực phẩm, các quy chuẩn kỹ thuật đối với sữa dạng lỏng và các loại thức ăn công thức dành cho trẻ nhỏ….
Ban chấp hành khóa II (nhiệm kỳ 2015-2020) của Hiệp hội Sữa Việt Nam ra mắt Đại hội |
Hiệp hội Sữa Việt Nam cũng đã chủ động và tích cực tham gia công tác tuyên truyền pháp luật, thu thập và xử lý thông tin từ các doanh nghiệp, thành viên hiệp hội để có các thông tin kịp thời và chính xác. Phối hợp với các cơ quan báo, đài, để giải đáp thắc mắc, các đồn thổi không đúng trong dư luận về sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm, ghi nhãn hoặc quảng cáo trên thị trường sữa ở Việt Nam và quốc tế.
Đặc biệt Hiệp hội sữa trong nhiều trường hợp đã đứng ra can thiệp để làm sáng tỏ các thông tin thất thiệt gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và tâm lý người tiêu dùng đối với ngành sữa.
Trong các hoạt động này Hiệp hội sữa đã có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước như Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, Bộ Công thương, Cục Chăn nuôi và cục Thú y Bộ NN và PTNT cũng như các Hiệp hội khác như Hội TC và BVNTD, Hội Chăn nuôi, Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn thực phẩm …
Hiệp hội Sữa Việt Nam cố gắng phấn đấu để cùng đẩy mạnh thực hiện mục tiêu chính của Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (do Bộ Công thương đề ra) là: Năm 2015 cả nước sản xuất 1,9 tỷ lít quy ra sữa tươi, sản lượng này tăng lên là 2,6 tỷ lít vào năm 2020 và 3,4 tỷ lít tới năm 2025; Tiêu thụ sữa đạt trung bình 21 lít/người 1 năm vào năm 2015, 27 lít/người năm 2020 và đạt 34 lít/người tới năm 2025; Sữa tươi sản xuất trong nước đạt 660 triệu lít đáp ứng 35% nhu cầu tới năm 2015, 1 tỷ lít đáp ứng 38% nhu cầu tới năm 2020 và 1,4 tỷ lít đáp ứng 40% nhu cầu tới năm 2025.
Trong nhiệm kỳ tiếp theo, Hiệp hội Sữa Việt Nam cố gắng phấn đấu xây dựng Hiệp hội sữa trở thành một Hiệp hội mạnh, quy tụ được phần lớn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chế biến sữa tại Việt Nam, tập hợp được các đại diện tiêu biểu của các tổ chức quản lý, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan nghiên cứu, giảng dạy đào tạo để có đội ngũ hội viên vững mạnh có trình độ, có kiến thức chuyên ngành, đoàn kết để phục vụ phát triển ngành và phát triển kinh tế đất nước, phát huy hơn nữa sức mạnh sáng tạo của đội ngũ trí thức trẻ nắm bắt khoa học và công nghệ hiện đại, đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, góp phần tích cực cho công tác quản lý an toàn thực phẩm, xứng đáng với sự tín nhiệm của người tiêu dùng trong nước với sản phẩm sữa của Việt Nam.
P.V
Bình luận