(VTC News) - Các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu không nên ăn nhiều dưa muối mà cần có chế độ ăn hợp lý và điều độ.
Phụ nữ có thai không cần kiêng hoàn toàn dưa cà muối. |
Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.
Và các chuyên gia khuyên rằng, bà bầu không nên ăn nhiều dưa muối mà cần có chế độ ăn hợp lý và điều độ.
Bà bầu bị cao huyết áp, bệnh thận hoặc phải kiêng muối không nên ăn quá nhiều dưa muối vì có hàm lượng muối cao.
Ngoài ra, đối với các loại rau cải nếu sử dụng phân đạm urê để bón có thể vẫn còn tồn dư lượng nitrat. Nitrat trong rau bị khử thành nitrit, tăng cao trong vài ngày đầu và giảm khi dưa đã vàng.
Nếu ăn dưa muối xổi, nitrit kết hợp với các gốc amin trong thịt, cá... để tạo thành nitrosamin, một trong những chất gây ung thư. Nếu bà bầu ăn nhiều sẽ không tốt cho thai nhi.
Đặc biệt, bà bầu phải tránh ăn các loại dưa đã quá chua, nổi váng đen, trắng hoặc có hiện tượng nhầy nhớt vì đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện nấm mốc. Quá trình lên men thực phẩm không đúng cách có thể không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Các vi khuẩn gây thối phát triển mạnh, không tạo nên môi trường đủ tính axit để ức chế vi khuẩn và ký sinh trùng, không phân huỷ hết các độc tố...
Nếu quả cà, rau cải đã bị nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, dụng cụ muối bị nhiễm bẩn, hoặc có dùng chất phụ gia chống thối (chống tạp khuẩn lên men thối) quá liều lượng quy định khi muối… thì khi đó món cà muối, dưa muối sẽ trở thành món ăn vô cùng độc hại.
Thu Nguyễn (Tổng hợp)
Bình luận