(VTC News) – “Rút ruột”, ra sản phẩm mới, doanh nghiệp sữa liên tục ra chiêu lách luật trước thời điểm áp giá trần, Bộ Tài chính chặn thế nào?
Muôn chiêu đối phó giá trần
Ngay sau khi bảng giá trần áp cho 25 mặt hàng sữa được Bộ Tài chính công bố, hãng sữa Mead Johnson đã đồng loạt thay đổi toàn bộ mẫu mã, bao bì và tung ra quảng cáo cải tiến sản phẩm theo công thức mới "360 độ Brain Plus".
Thay đổi mẫu mã, tên gọi nhưng bảng thành phần dinh dưỡng trên các hộp sữa của hãng này gần như không có sự thay đổi so với các hãng sữa khác và vẫn bao gồm các thành phần như DHA, sắt, axit folic, đồng, mangan, iot, các vitamin...
Bằng chiêu “bình mới rượu cũ”, Mead Johnson dự định khai tử 5 dòng sữa có mặt trong danh sách áp giá trần và dễ dàng tăng giá những sản phẩm Enfamil và Enfagrow mà không cần xin phép.
Không đổi tên hay mẫu mã, một hãng sữa lớn khác của Mỹ là Abbott đã sử dụng bài "rút ruột" và giữ nguyên giá để đối phó với bảng giá trần. Cụ thể dòng sữa Pediasure bị giảm tới 50g, từ hộp 900g xuống còn 850g và tiếp tục áp giá 580.000 đồng.
Những chiêu thức này khiến nhiều người lo ngại về hiệu quả thực sự của việc áp giá trần cho mặt hàng sữa cũng như những nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc bình ổn giá sữa bởi theo kế hoạch phải tới ngày 1/6/2014 bảng giá trần mới chính thức có hiệu lực, tới ngày 11/6 mới có tác động tới giá bán buôn và tới 21/6 mới áp trần bán lẻ.
Xử lý thế nào?
Ngay sau khi có thông tin về các chiêu trò lách luật của doanh nghiệp sữa, chiều ngày 27/5, Bộ Tài chính đã họp báo khẩn và công bố công văn 6544/BTC-QLG nêu rõ những hướng dẫn cụ thể trong việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá đối với các mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Công văn này đưa ra các chỉ dẫn về cách xác định và quản lý giá tối đa đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi từ giá bán buôn tới giá bán lẻ, các quy trình để đăng ký giá và những ví dụ cụ thể trong việc tính giá sữa với cả những mặt hàng nằm ngoài danh sách 25 dòng sữa đã bị áp giá trần.
Liên quan tới thắc mắc về việc bảng giá trần của Bộ Tài chính “giúp” Abbott tăng giá một số sản phẩm do giá trần đang cao hơn giá bán thực tế hiện nay, đại diện Bộ Tài chính khẳng định với trường hợp này, giá những mặt hàng sữa đó sẽ không được phép tăng cao hơn mức đang bán trên thị trường (giá trước khi Nhà nước công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá).
Với chiêu đổi tên, mẫu mã hay rút ruột, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính cho biết khi doanh nghiệp thay đổi tên gọi hay trọng lượng sản phẩm thì sẽ phải đăng ký giá mới và giá trần sản phẩm sẽ được tính toán lại theo trọng lượng mới dựa trên tỷ lệ của mặt hàng cũ trong bảng giá trần.
Trường hợp có thay đổi quy cách đóng gói, bao bì mẫu mã và thông tin chất lượng, các mặt hàng này phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền thì mới được coi là sản phẩm mới và phải tính lại giá bán tối đa.
Đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định đối với doanh nghiệp có sản phẩm không thuộc danh mục 25 mặt hàng sữa, các đơn vị phải tự lựa chọn sản phẩm chuẩn có tương quan về trọng lượng, quy cách đóng gói, thông tin chất lượng gần nhất với sản phẩm.
Giá bản lẻ tối đa đến người tiêu dùng được xác định bằng giá bán buôn tối đa của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu cộng các chi phí hợp lý khác có liên quan nhưng tối đa không quá 15% trần bán buôn. Trong đó, đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh, tỷ lệ 15% trên là dành cho trường hợp lưu thông tới địa điểm xa nhất, chi phí phát sinh cao nhất.
Bộ Tài chính cho hay việc tính toán giá trần cho mặt hàng sữa được thực hiện dựa trên 3 yếu tố gồm kết quả thanh tra giá 5 doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam, tình hình giá sữa thực tế trên thị trường và tham khảo mặt bằng giá của các nước trong khu vực. Việc áp giá sữa trần không hề có sự phân biệt giữa trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, đại diện bộ cũng thừa nhận việc áp giá trần là một biện pháp mang tính chất giai đoạn, có giới hạn trong quá trình này và hiện hầu hết các doanh nghiệp sữa đều đã cam kết tuân thủ theo các quy định mới về giá.
Bằng nhiều biện pháp, giá sữa được kỳ vọng sẽ giảm từ vài chục tới cả trăm nghìn đồng/hộp sau ngày 21/6/2014.
Khánh HòaNgay sau khi bảng giá trần áp cho 25 mặt hàng sữa được Bộ Tài chính công bố, hãng sữa Mead Johnson đã đồng loạt thay đổi toàn bộ mẫu mã, bao bì và tung ra quảng cáo cải tiến sản phẩm theo công thức mới "360 độ Brain Plus".
Thay đổi mẫu mã, tên gọi nhưng bảng thành phần dinh dưỡng trên các hộp sữa của hãng này gần như không có sự thay đổi so với các hãng sữa khác và vẫn bao gồm các thành phần như DHA, sắt, axit folic, đồng, mangan, iot, các vitamin...
Bảng giá trần cho mặt hàng sữa còn chưa đi vào hiệu lực, các doanh nghiệp sữa đã tung chiêu lách luật. |
Bằng chiêu “bình mới rượu cũ”, Mead Johnson dự định khai tử 5 dòng sữa có mặt trong danh sách áp giá trần và dễ dàng tăng giá những sản phẩm Enfamil và Enfagrow mà không cần xin phép.
Không đổi tên hay mẫu mã, một hãng sữa lớn khác của Mỹ là Abbott đã sử dụng bài "rút ruột" và giữ nguyên giá để đối phó với bảng giá trần. Cụ thể dòng sữa Pediasure bị giảm tới 50g, từ hộp 900g xuống còn 850g và tiếp tục áp giá 580.000 đồng.
Những chiêu thức này khiến nhiều người lo ngại về hiệu quả thực sự của việc áp giá trần cho mặt hàng sữa cũng như những nỗ lực của Bộ Tài chính trong việc bình ổn giá sữa bởi theo kế hoạch phải tới ngày 1/6/2014 bảng giá trần mới chính thức có hiệu lực, tới ngày 11/6 mới có tác động tới giá bán buôn và tới 21/6 mới áp trần bán lẻ.
Xử lý thế nào?
Ngay sau khi có thông tin về các chiêu trò lách luật của doanh nghiệp sữa, chiều ngày 27/5, Bộ Tài chính đã họp báo khẩn và công bố công văn 6544/BTC-QLG nêu rõ những hướng dẫn cụ thể trong việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá đối với các mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Công văn này đưa ra các chỉ dẫn về cách xác định và quản lý giá tối đa đối với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi từ giá bán buôn tới giá bán lẻ, các quy trình để đăng ký giá và những ví dụ cụ thể trong việc tính giá sữa với cả những mặt hàng nằm ngoài danh sách 25 dòng sữa đã bị áp giá trần.
Bộ Tài chính họp báo khẩn về vấn đề bình ổn giá sữa. Ảnh Khánh Hòa |
Liên quan tới thắc mắc về việc bảng giá trần của Bộ Tài chính “giúp” Abbott tăng giá một số sản phẩm do giá trần đang cao hơn giá bán thực tế hiện nay, đại diện Bộ Tài chính khẳng định với trường hợp này, giá những mặt hàng sữa đó sẽ không được phép tăng cao hơn mức đang bán trên thị trường (giá trước khi Nhà nước công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá).
Với chiêu đổi tên, mẫu mã hay rút ruột, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính cho biết khi doanh nghiệp thay đổi tên gọi hay trọng lượng sản phẩm thì sẽ phải đăng ký giá mới và giá trần sản phẩm sẽ được tính toán lại theo trọng lượng mới dựa trên tỷ lệ của mặt hàng cũ trong bảng giá trần.
Trường hợp có thay đổi quy cách đóng gói, bao bì mẫu mã và thông tin chất lượng, các mặt hàng này phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền thì mới được coi là sản phẩm mới và phải tính lại giá bán tối đa.
Đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định đối với doanh nghiệp có sản phẩm không thuộc danh mục 25 mặt hàng sữa, các đơn vị phải tự lựa chọn sản phẩm chuẩn có tương quan về trọng lượng, quy cách đóng gói, thông tin chất lượng gần nhất với sản phẩm.
Giá bản lẻ tối đa đến người tiêu dùng được xác định bằng giá bán buôn tối đa của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu cộng các chi phí hợp lý khác có liên quan nhưng tối đa không quá 15% trần bán buôn. Trong đó, đại diện Bộ Tài chính nhấn mạnh, tỷ lệ 15% trên là dành cho trường hợp lưu thông tới địa điểm xa nhất, chi phí phát sinh cao nhất.
Bộ Tài chính cho hay việc tính toán giá trần cho mặt hàng sữa được thực hiện dựa trên 3 yếu tố gồm kết quả thanh tra giá 5 doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam, tình hình giá sữa thực tế trên thị trường và tham khảo mặt bằng giá của các nước trong khu vực. Việc áp giá sữa trần không hề có sự phân biệt giữa trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, đại diện bộ cũng thừa nhận việc áp giá trần là một biện pháp mang tính chất giai đoạn, có giới hạn trong quá trình này và hiện hầu hết các doanh nghiệp sữa đều đã cam kết tuân thủ theo các quy định mới về giá.
Bằng nhiều biện pháp, giá sữa được kỳ vọng sẽ giảm từ vài chục tới cả trăm nghìn đồng/hộp sau ngày 21/6/2014.
Bình luận