(VTC News) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đặt câu hỏi về tổng vốn đầu tư khi Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án sân bay Long Thành sáng nay (26/2).
Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, Bộ Giao thông cho biết tổng đầu tư dự kiến cho Cảng Hàng không Long Thành là 15,8 tỷ USD, ít hơn gần 3 tỷ đôla so với phương án trước đó.
Riêng giai đoạn một, vốn đầu tư giảm 2,6 tỷ USD, cao gấp đôi so với con số đề xuất giảm đưa ra trong cuộc họp ngày 24/2 tại Bộ. Số vốn được Bộ trưởng Đinh La Thăng báo cáo trước Thường vụ Quốc hội sáng nay cho giai đoạn I của Sân bay Long Thành còn lại 5,2 tỷ USD.
Giải thích về điều chỉnh này, lãnh đạo Bộ cho biết trong giai đoạn lập báo cáo tiền khả thi, khái toán chi phí được lập trên cơ sở suất đầu tư nên độ chính xác chưa cao.
“Sau khi rà soát và tính toán chi tiết hơn, trên nguyên tắc áp dụng đơn giá của các dự án có quy mô và yêu cầu kỹ thuật tương tự, đã và đang triển khai trên thế giới cũng như trong khu vực, giá trị khái toán rà soát lần này là 15,8 tỷ USD”, Bộ trưởng Thăng nói.
Theo ông Thăng, việc điều chỉnh quy mô, phạm vi giải phóng mặt bằng và tái định cư giảm từ 5.000 ha (toàn bộ diện tích quy hoạch) xuống 2.750 ha (diện tích đất dành cho hàng không dân dụng) đã giúp giảm hơn một nửa khoản chi này (khoảng 535 triệu USD).
Ngoài ra, việc giảm các hạng mục do chỉ đầu tư một đường hạ cất cánh trong giai đoạn I và tính toán chuẩn xác suất đầu tư cũng giúp giảm hơn một tỷ USD kinh phí. Cùng với đó là việc không đưa vào dự án các hạng mục triển khai theo phương án xã hội hóa giúp giảm 427 triệu USD...
Cho ý kiến về dự án này, Chủ nhiệm Uỷ ban tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt ra nhiều vấn đề cần được tháo gỡ để báo cáo Quốc hội.
Cụ thể, liên quan đến việc sân bay Long Thành trung chuyển tới 3 nước, tuy nhiên giới chuyên gia lại cho rằng, khả năng sân nay này chỉ trung chuyển quốc tế được 1 nước.
“Vậy vai trò của sân bay Long Thành thế nào, trong khi lượng hành khách nội địa chiếm tỷ lệ nhỏ? Sân bay Long Thành có đạt 100 triệu hành khách như mục tiêu đặt ra không?”, ông Hiển đặt vấn đề.
Bên cạnh đó, vấn đề trật tự ưu tiên đầu tư rất cần thiết trong bối cảnh nguồn vốn đang hết sức khó khăn hiện nay. Lĩnh vực giao thông luôn được Quốc hội ưu tiên, nhưng theo ông Hiển, ngay trong ngành giao thông cũng cần có sự ưu tiên cho từng lĩnh vực. Cả đường bộ Bắc Nam, đường sắt, rồi đường thủy, hàng không…lĩnh vực nào cũng đang cần một lượng vốn đầu tư lớn. Vậy chúng ta phải sắp xếp trong trật tự ưu tiên nào? Sân bay Long Thành làm ngay hay làm sau?
Ngoài ra vấn đề cơ chế tài chính cũng cần phải được tính đến. Sân bay Long Thành sẽ cấp vốn không hoàn lại hay như một doanh nghiệp để kinh doanh. Theo ông Hiển, dù nguồn tiền nào thì cuối cùng cũng là tiền ngân sách, kể cả nguồn vốn ODA. Nguồn ngân sách liên quan đến nợ công, vì thế cần phải xem hiệu quả quả đầu tư như thế nào?
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cơ quan chủ trì tiếp tục hoàn thiện phương án thu hồi đất. Đồng thời phải giải thích tại sao trước đây dự kiến 5 nghìn ha, giờ lại chỉ thu hồi 2 nghìn ha mà vẫn triển khai được?
Bà Phóng cũng đề nghị phải xây dựng các đề án riêng, như đề án di dân tái định cư, đề án chuyển đất dự án quốc phòng, và cần phải có một đề án về môi trường.
Chủ trì phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đề nghị ban soạn thảo cần làm rõ và có báo cáo bổ sung vai trò trung chuyển sân bay Long Thành như thế nào. Điều này nhằm làm rõ mục đích của sân bay Long Thành là trung chuyển hay giải quyết quá tải nội địa.
Tổng đầu tư dự án cũng cần rà soát để đảm bảo tính chính xác. Khi Quốc hội thảo luận 1 lần, tổng mức đầu tư đã giảm, nhưng mức giảm đó rơi vào lĩnh vực nào thì cần phải làm rõ.
“Qua một phiên họp, mức đầu tư đã được cắt giảm, vậy kỳ này nếu rà soát kỹ nữa thì tổng mức đầu tư có giảm xuống nữa hay không?”, bà Ngân đặt câu hỏi.
Ngoài ra, bà Ngân cũng đề nghị phải làm rõ cơ chế tài chính cho dự án từ nguồn vốn ODA, ngân sách nhà nước, và cần xem mức đầu tư từ ngân sách tối đa bao nhiêu, có thể giảm bao nhiêu nếu huy động từ các nguồn vốn khác?...
Do sân bay Long Thành là sân bay quốc tế lớn, nên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý với Bộ Quốc phòng phải dành quỹ đất cho quốc phòng tại đây.
Lan Uyên
Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, Bộ Giao thông cho biết tổng đầu tư dự kiến cho Cảng Hàng không Long Thành là 15,8 tỷ USD, ít hơn gần 3 tỷ đôla so với phương án trước đó.
Riêng giai đoạn một, vốn đầu tư giảm 2,6 tỷ USD, cao gấp đôi so với con số đề xuất giảm đưa ra trong cuộc họp ngày 24/2 tại Bộ. Số vốn được Bộ trưởng Đinh La Thăng báo cáo trước Thường vụ Quốc hội sáng nay cho giai đoạn I của Sân bay Long Thành còn lại 5,2 tỷ USD.
Giải thích về điều chỉnh này, lãnh đạo Bộ cho biết trong giai đoạn lập báo cáo tiền khả thi, khái toán chi phí được lập trên cơ sở suất đầu tư nên độ chính xác chưa cao.
Sáng 26/2, Bộ GiTVT cho biết tổng đầu tư dự kiến cho Cảng Hàng không Long Thành là 15,8 tỷ USD, ít hơn gần 3 tỷ đôla so với phương án trước đó - Ảnh minh họa |
“Sau khi rà soát và tính toán chi tiết hơn, trên nguyên tắc áp dụng đơn giá của các dự án có quy mô và yêu cầu kỹ thuật tương tự, đã và đang triển khai trên thế giới cũng như trong khu vực, giá trị khái toán rà soát lần này là 15,8 tỷ USD”, Bộ trưởng Thăng nói.
Theo ông Thăng, việc điều chỉnh quy mô, phạm vi giải phóng mặt bằng và tái định cư giảm từ 5.000 ha (toàn bộ diện tích quy hoạch) xuống 2.750 ha (diện tích đất dành cho hàng không dân dụng) đã giúp giảm hơn một nửa khoản chi này (khoảng 535 triệu USD).
Ngoài ra, việc giảm các hạng mục do chỉ đầu tư một đường hạ cất cánh trong giai đoạn I và tính toán chuẩn xác suất đầu tư cũng giúp giảm hơn một tỷ USD kinh phí. Cùng với đó là việc không đưa vào dự án các hạng mục triển khai theo phương án xã hội hóa giúp giảm 427 triệu USD...
Cho ý kiến về dự án này, Chủ nhiệm Uỷ ban tài chính ngân sách Phùng Quốc Hiển đặt ra nhiều vấn đề cần được tháo gỡ để báo cáo Quốc hội.
Cụ thể, liên quan đến việc sân bay Long Thành trung chuyển tới 3 nước, tuy nhiên giới chuyên gia lại cho rằng, khả năng sân nay này chỉ trung chuyển quốc tế được 1 nước.
“Vậy vai trò của sân bay Long Thành thế nào, trong khi lượng hành khách nội địa chiếm tỷ lệ nhỏ? Sân bay Long Thành có đạt 100 triệu hành khách như mục tiêu đặt ra không?”, ông Hiển đặt vấn đề.
Bên cạnh đó, vấn đề trật tự ưu tiên đầu tư rất cần thiết trong bối cảnh nguồn vốn đang hết sức khó khăn hiện nay. Lĩnh vực giao thông luôn được Quốc hội ưu tiên, nhưng theo ông Hiển, ngay trong ngành giao thông cũng cần có sự ưu tiên cho từng lĩnh vực. Cả đường bộ Bắc Nam, đường sắt, rồi đường thủy, hàng không…lĩnh vực nào cũng đang cần một lượng vốn đầu tư lớn. Vậy chúng ta phải sắp xếp trong trật tự ưu tiên nào? Sân bay Long Thành làm ngay hay làm sau?
Ngoài ra vấn đề cơ chế tài chính cũng cần phải được tính đến. Sân bay Long Thành sẽ cấp vốn không hoàn lại hay như một doanh nghiệp để kinh doanh. Theo ông Hiển, dù nguồn tiền nào thì cuối cùng cũng là tiền ngân sách, kể cả nguồn vốn ODA. Nguồn ngân sách liên quan đến nợ công, vì thế cần phải xem hiệu quả quả đầu tư như thế nào?
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị cơ quan chủ trì tiếp tục hoàn thiện phương án thu hồi đất. Đồng thời phải giải thích tại sao trước đây dự kiến 5 nghìn ha, giờ lại chỉ thu hồi 2 nghìn ha mà vẫn triển khai được?
Bà Phóng cũng đề nghị phải xây dựng các đề án riêng, như đề án di dân tái định cư, đề án chuyển đất dự án quốc phòng, và cần phải có một đề án về môi trường.
|
Tổng đầu tư dự án cũng cần rà soát để đảm bảo tính chính xác. Khi Quốc hội thảo luận 1 lần, tổng mức đầu tư đã giảm, nhưng mức giảm đó rơi vào lĩnh vực nào thì cần phải làm rõ.
“Qua một phiên họp, mức đầu tư đã được cắt giảm, vậy kỳ này nếu rà soát kỹ nữa thì tổng mức đầu tư có giảm xuống nữa hay không?”, bà Ngân đặt câu hỏi.
Ngoài ra, bà Ngân cũng đề nghị phải làm rõ cơ chế tài chính cho dự án từ nguồn vốn ODA, ngân sách nhà nước, và cần xem mức đầu tư từ ngân sách tối đa bao nhiêu, có thể giảm bao nhiêu nếu huy động từ các nguồn vốn khác?...
Do sân bay Long Thành là sân bay quốc tế lớn, nên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý với Bộ Quốc phòng phải dành quỹ đất cho quốc phòng tại đây.
Lan Uyên
Bình luận