(VTC News)- Dường như có một giới hạn nào đó ẩn hiện trong những quyết định từ các vị vua áo đen.
1. Các nhà khoa học đã quan sát thấy một thói quen rất kỳ lạ của loài bọ chét: Khi cho chúng vào một chiếc hộp được đậy kín, loài bọ này nhảy liên tục lên phía trên. Thoạt đầu, chúng nhảy chạm nắp nhưng dần dần sẽ hạ thấp độ cao. Đơn giản vì đập đầu vào nắp hộp thì nào có dễ chịu gì.
Đến khi cái nắp được nhấc ra, bọ chét vẫn tiếp tục nhảy nhưng vẫn chỉ quẩn quanh trong cái hộp đó. Chúng không thể thoát đi đâu được bởi chúng đã tự đặt cho mình một cái giới hạn rõ ràng về độ cao .
Chuyện về loài bọ chét nhưng cũng không cách biệt là bao so với cuộc sống con người. Không ít lần, vì muốn tìm kiếm sự bình yên, vì thiếu can đảm, vì sợ tổn thương mà chúng ta chấp nhận mọi thứ nằm trong cái vòng tròn an toàn ta tự vẽ cho mình.
Lúc đó, ta quên mất rằng, khi tự giới hạn năng lực bản thân cũng chính là tự đặt một cái ngưỡng thành công cho cả cuộc đời.
Thời gian thì chẳng bao giờ trở lại, cơ hội vẫn lặng lẽ trôi đi, còn ta cứ ngồi yên đợi cuộc đời "sút cho mình một cú".
2. Trong một chừng mực nào đó, câu chuyện trên đúng với tổ trọng tài người Anh gồm Howard Webb và trợ lý Martin Atkinson.
Người thứ nhất dù rất uy tín nhưng trong sự nghiệp vẫn có vài lần mắc sai lầm ngớ ngẩn. Điển hình là việc ông tặng Everton một quả penalty trên trời rơi xuống đúng ngày lễ tặng quà cuối năm 2011. Nói ngớ ngẩn bởi tiền vệ Leon Osman không bị ai phạm lỗi mà tự sút chân... vào đất rồi ngã lăn kềnh trong vòng cấm Sunderland.
Người thứ hai là cái tên nổi tiếng nhất Anh quốc trong vài ngày qua sau khi công nhận bàn thắng 'ma' cho Mata trong trận bán kết FA Cup Chelsea-Tottenham.
Họ chính là 2 trong số 16 trọng tài làm việc tại Premier League - đội ngũ hứng chịu vô số lời phàn nàn đầy tức giận từ mọi giới, mọi cấp cầu thủ, đội bóng, CĐV, quan chức FA và cả UEFA lẫn FIFA.
Đêm qua, ở Allianz Arena, không khó để bắt gặp những cử chỉ ngập ngừng từ Webb khi ông chỉ dám rút thẻ vàng cảnh cáo Marcelo, ánh mắt thiếu quyết đoán từ Atkinson trong tình huống Pepe để bóng chạm tay sau pha phá bóng của Coentrao.
3.Đứng giữa cơn bão chỉ trích và những con mắt soi mói 'vạch lá tìm sâu' ở quê nhà sương mù, việc Webb và Atkinson không rơi vào trạng thái 'tim đập chân run' khi tới Munich làm nhiệm vụ mới là lạ.
Nhưng có nên trách cứ bộ đôi trọng tài được coi chuyên môn khá bậc nhất Anh cũng như châu Âu hiện tại?
Hãy lắng nghe lời phát biểu của Harry Redknapp, người đáng lý phải tức giận nhất: "Tôi không biết phải nói gì nữa. Cảm xúc của tôi lắng hẳn xuống sau khi nghe Atkinson tâm sự. Ông ấy còn trải qua tâm trạng tệ hơn tôi rất nhiều".
Trở lại câu chuyện con bọ chét và cái hộp, có ai hiểu được trong lòng con bọ chét cảm thấy thế nào? Khó chịu, bất lực hay mất phương hướng ?
Có ai chỉ cho nó xem phải làm gì? Nên nhảy thế nào? Liệu khi thoát khỏi cái hộp này, nó có lại sa vào một cái hộp khác?
1. Các nhà khoa học đã quan sát thấy một thói quen rất kỳ lạ của loài bọ chét: Khi cho chúng vào một chiếc hộp được đậy kín, loài bọ này nhảy liên tục lên phía trên. Thoạt đầu, chúng nhảy chạm nắp nhưng dần dần sẽ hạ thấp độ cao. Đơn giản vì đập đầu vào nắp hộp thì nào có dễ chịu gì.
Đến khi cái nắp được nhấc ra, bọ chét vẫn tiếp tục nhảy nhưng vẫn chỉ quẩn quanh trong cái hộp đó. Chúng không thể thoát đi đâu được bởi chúng đã tự đặt cho mình một cái giới hạn rõ ràng về độ cao .
Nghề trọng tài đang ngày càng khắc nghiệt và bị soi kỹ càng. |
Chuyện về loài bọ chét nhưng cũng không cách biệt là bao so với cuộc sống con người. Không ít lần, vì muốn tìm kiếm sự bình yên, vì thiếu can đảm, vì sợ tổn thương mà chúng ta chấp nhận mọi thứ nằm trong cái vòng tròn an toàn ta tự vẽ cho mình.
Lúc đó, ta quên mất rằng, khi tự giới hạn năng lực bản thân cũng chính là tự đặt một cái ngưỡng thành công cho cả cuộc đời.
Thời gian thì chẳng bao giờ trở lại, cơ hội vẫn lặng lẽ trôi đi, còn ta cứ ngồi yên đợi cuộc đời "sút cho mình một cú".
2. Trong một chừng mực nào đó, câu chuyện trên đúng với tổ trọng tài người Anh gồm Howard Webb và trợ lý Martin Atkinson.
Người thứ nhất dù rất uy tín nhưng trong sự nghiệp vẫn có vài lần mắc sai lầm ngớ ngẩn. Điển hình là việc ông tặng Everton một quả penalty trên trời rơi xuống đúng ngày lễ tặng quà cuối năm 2011. Nói ngớ ngẩn bởi tiền vệ Leon Osman không bị ai phạm lỗi mà tự sút chân... vào đất rồi ngã lăn kềnh trong vòng cấm Sunderland.
Người thứ hai là cái tên nổi tiếng nhất Anh quốc trong vài ngày qua sau khi công nhận bàn thắng 'ma' cho Mata trong trận bán kết FA Cup Chelsea-Tottenham.
Atkinson có đáng bị chỉ trích thậm tệ như thời gian qua? |
Họ chính là 2 trong số 16 trọng tài làm việc tại Premier League - đội ngũ hứng chịu vô số lời phàn nàn đầy tức giận từ mọi giới, mọi cấp cầu thủ, đội bóng, CĐV, quan chức FA và cả UEFA lẫn FIFA.
Đêm qua, ở Allianz Arena, không khó để bắt gặp những cử chỉ ngập ngừng từ Webb khi ông chỉ dám rút thẻ vàng cảnh cáo Marcelo, ánh mắt thiếu quyết đoán từ Atkinson trong tình huống Pepe để bóng chạm tay sau pha phá bóng của Coentrao.
3.Đứng giữa cơn bão chỉ trích và những con mắt soi mói 'vạch lá tìm sâu' ở quê nhà sương mù, việc Webb và Atkinson không rơi vào trạng thái 'tim đập chân run' khi tới Munich làm nhiệm vụ mới là lạ.
Nhưng có nên trách cứ bộ đôi trọng tài được coi chuyên môn khá bậc nhất Anh cũng như châu Âu hiện tại?
Hãy lắng nghe lời phát biểu của Harry Redknapp, người đáng lý phải tức giận nhất: "Tôi không biết phải nói gì nữa. Cảm xúc của tôi lắng hẳn xuống sau khi nghe Atkinson tâm sự. Ông ấy còn trải qua tâm trạng tệ hơn tôi rất nhiều".
Trở lại câu chuyện con bọ chét và cái hộp, có ai hiểu được trong lòng con bọ chét cảm thấy thế nào? Khó chịu, bất lực hay mất phương hướng ?
Có ai chỉ cho nó xem phải làm gì? Nên nhảy thế nào? Liệu khi thoát khỏi cái hộp này, nó có lại sa vào một cái hộp khác?
Hoài Thu
Bình luận