Thất bại 0-1 của ĐT Việt Nam trước ĐT Hong Kong (Trung Quốc) ở lượt trận thứ 2 bảng E vòng loại Asian Cup 2015 đã đặt ra một vấn đề rất nghiêm túc rằng, phải chăng đã đến lúc chúng ta nên làm mới hoàn toàn ĐT Việt Nam, cả về lối chơi cũng như con người để hướng tới tương lai, thay vì cứ tiếp tục bị ám ảnh vì ánh hào quang của AFF Cup 2008.
1. Sở dĩ nói thế là bởi suốt từ năm 2008 tới nay, ĐT Việt Nam cho dù đặt dưới sự dẫn dắt của HLV Henrique Calisto, Phan Thanh Hùng hay Hoàng Văn Phúc thì cũng chỉ sử dụng duy nhất một cách chơi là tập trung nhân lực cho hàng tiền vệ. Sau những thất bại liên tiếp ở các giải khu vực gần đây như SEA Games 2009, AFF Cup 2010 và AFF Cup 2012 thì kiểu đá này ngày càng cho thấy sự lạc hậu cũng như hiệu quả yếu kém của mình.
Đấy là một trong những lý do khiến ĐT Việt Nam phải hứng chịu thất bại khó tin trước ĐT Hong Kong, đội bóng đang đứng dưới chúng ta hơn 20 bậc trên bảng xếp hạng FIFA và chưa bao giờ được xem là ông lớn của bóng đá châu lục. Do ĐT Uzbekistan thất thủ 1-2 trước ĐT UAE chủ nhà ở lượt trận thứ 2 của bảng E nên xét về lý thuyết ĐT Việt Nam vẫn còn cơ hội giành vé tham dự VCK Asian Cup 2015 nếu như chúng ta giành chiến thắng trọn vẹn ở cả 4 lượt trận cuối cùng.
Tuy thế, ngay từ thời điểm này đã đến lúc xem xét khả năng làm mới hoàn toàn ĐT Việt Nam bằng một HLV mới, có thể là HLV nội hoặc HLV ngoại, để đoạn tuyệt hoàn toàn với nỗi ám ảnh từ AFF Cup 2008, bởi đây dù là đỉnh cao của bóng đá Việt Nam ở cấp độ ĐTQG trong vòng 2 thập kỷ vừa qua, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ĐT Việt Nam đã gặp quá nhiều may mắn trong hành trình đăng quang ở AFF Cup 2008.
Vậy nên nếu chúng ta cứ tiếp tục bám víu vào ánh hào quang quá khứ bằng cách tiếp tục sử dụng nhân sự và lối chơi “thời 2008” cho ĐT Việt Nam, thì cơn ác mộng của bóng đá Việt Nam ở sân chơi quốc tế không biết bao giờ mới đến hồi kết, bởi gần như toàn bộ Đông Nam Á đã biết cách khắc chế lối chơi tập trung nhân lực cho hàng tiền vệ của ĐT Việt Nam, và tới giờ ngay cả một đối thủ “năm thì mười hoạ” mới có dịp chạm trán như ĐT Hong Kong cũng đã biết cách làm khó ĐT Việt Nam.
2. Chỉ sau 2 trận đấu chính thức ở vòng loại Asian Cup 2015, và đặc biệt là ở trận thua 0-1 trước ĐT Hong Kong, HLV Hoàng Văn Phúc đã cho thấy rằng chiếc ghế HLV trưởng ĐT Việt Nam vẫn hơi quá sức với ông, và có lẽ ông Phúc sẽ phát huy tốt hơn khả năng của mình nếu tiếp tục dẫn dắt các ĐT U như trước đây.
Nhìn từ kinh nghiệm thành công của ĐT Việt Nam dưới thời HLV Calisto trong giai đoạn năm 2002 và năm 2008 thì thấy rằng một đội bóng muốn làm nên chuyện thì phải đặt dưới trướng một ông thầy có cá tính mạnh đồng thời có khả năng liệu cơm gắp mắm, biết cách ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với tình hình thực tế trên sân.
Đây là những điều mà người ta không nhìn thấy ở trận thua 0-1 của ĐT Việt Nam trước ĐT Hong Kong vào ngày 22/3 vừa qua, khi ĐT Việt Nam thi đấu rất bế tắc và sơ hở, nhưng hầu như không thấy sự điều chỉnh hay can thiệp nào từ băng ghế huấn luyện, và chỉ cần xem xong 45 phút đầu tiên cũng có thể dự đoán được rằng ĐT Việt Nam sẽ chỉ có kết quả hoà hoặc thua chứ không thể có cơ hội giành chiến thắng.
5 năm là quãng thời gian đủ dài để chia tay một thế hệ cầu thủ và chào đón lứa kế cận, bởi thế sẽ là không thức thời và hợp lý nếu như chúng ta vẫn duy trì hy vọng vào việc lối chơi tại AFF Cup 2008 của ĐT Việt Nam sẽ tiếp tục mang lại danh hiệu ở đấu trường khu vực cho bóng đá Việt Nam, cho dù cả người khởi xướng ra lối chơi ấy (HLV Calisto) cũng như dàn cầu thủ trụ cột từng làm nên thành công ở AFF Cup 2008, đều đã không còn phục vụ ở ĐT Việt Nam từ rất lâu rồi.
Cuộc cách mạng ở ĐT Việt Nam vẫn còn nửa vời lắm (Ảnh: Quang Minh) |
1. Sở dĩ nói thế là bởi suốt từ năm 2008 tới nay, ĐT Việt Nam cho dù đặt dưới sự dẫn dắt của HLV Henrique Calisto, Phan Thanh Hùng hay Hoàng Văn Phúc thì cũng chỉ sử dụng duy nhất một cách chơi là tập trung nhân lực cho hàng tiền vệ. Sau những thất bại liên tiếp ở các giải khu vực gần đây như SEA Games 2009, AFF Cup 2010 và AFF Cup 2012 thì kiểu đá này ngày càng cho thấy sự lạc hậu cũng như hiệu quả yếu kém của mình.
Đấy là một trong những lý do khiến ĐT Việt Nam phải hứng chịu thất bại khó tin trước ĐT Hong Kong, đội bóng đang đứng dưới chúng ta hơn 20 bậc trên bảng xếp hạng FIFA và chưa bao giờ được xem là ông lớn của bóng đá châu lục. Do ĐT Uzbekistan thất thủ 1-2 trước ĐT UAE chủ nhà ở lượt trận thứ 2 của bảng E nên xét về lý thuyết ĐT Việt Nam vẫn còn cơ hội giành vé tham dự VCK Asian Cup 2015 nếu như chúng ta giành chiến thắng trọn vẹn ở cả 4 lượt trận cuối cùng.
Tuy thế, ngay từ thời điểm này đã đến lúc xem xét khả năng làm mới hoàn toàn ĐT Việt Nam bằng một HLV mới, có thể là HLV nội hoặc HLV ngoại, để đoạn tuyệt hoàn toàn với nỗi ám ảnh từ AFF Cup 2008, bởi đây dù là đỉnh cao của bóng đá Việt Nam ở cấp độ ĐTQG trong vòng 2 thập kỷ vừa qua, nhưng cũng phải thừa nhận rằng ĐT Việt Nam đã gặp quá nhiều may mắn trong hành trình đăng quang ở AFF Cup 2008.
Vậy nên nếu chúng ta cứ tiếp tục bám víu vào ánh hào quang quá khứ bằng cách tiếp tục sử dụng nhân sự và lối chơi “thời 2008” cho ĐT Việt Nam, thì cơn ác mộng của bóng đá Việt Nam ở sân chơi quốc tế không biết bao giờ mới đến hồi kết, bởi gần như toàn bộ Đông Nam Á đã biết cách khắc chế lối chơi tập trung nhân lực cho hàng tiền vệ của ĐT Việt Nam, và tới giờ ngay cả một đối thủ “năm thì mười hoạ” mới có dịp chạm trán như ĐT Hong Kong cũng đã biết cách làm khó ĐT Việt Nam.
2. Chỉ sau 2 trận đấu chính thức ở vòng loại Asian Cup 2015, và đặc biệt là ở trận thua 0-1 trước ĐT Hong Kong, HLV Hoàng Văn Phúc đã cho thấy rằng chiếc ghế HLV trưởng ĐT Việt Nam vẫn hơi quá sức với ông, và có lẽ ông Phúc sẽ phát huy tốt hơn khả năng của mình nếu tiếp tục dẫn dắt các ĐT U như trước đây.
Nhìn từ kinh nghiệm thành công của ĐT Việt Nam dưới thời HLV Calisto trong giai đoạn năm 2002 và năm 2008 thì thấy rằng một đội bóng muốn làm nên chuyện thì phải đặt dưới trướng một ông thầy có cá tính mạnh đồng thời có khả năng liệu cơm gắp mắm, biết cách ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với tình hình thực tế trên sân.
Đây là những điều mà người ta không nhìn thấy ở trận thua 0-1 của ĐT Việt Nam trước ĐT Hong Kong vào ngày 22/3 vừa qua, khi ĐT Việt Nam thi đấu rất bế tắc và sơ hở, nhưng hầu như không thấy sự điều chỉnh hay can thiệp nào từ băng ghế huấn luyện, và chỉ cần xem xong 45 phút đầu tiên cũng có thể dự đoán được rằng ĐT Việt Nam sẽ chỉ có kết quả hoà hoặc thua chứ không thể có cơ hội giành chiến thắng.
5 năm là quãng thời gian đủ dài để chia tay một thế hệ cầu thủ và chào đón lứa kế cận, bởi thế sẽ là không thức thời và hợp lý nếu như chúng ta vẫn duy trì hy vọng vào việc lối chơi tại AFF Cup 2008 của ĐT Việt Nam sẽ tiếp tục mang lại danh hiệu ở đấu trường khu vực cho bóng đá Việt Nam, cho dù cả người khởi xướng ra lối chơi ấy (HLV Calisto) cũng như dàn cầu thủ trụ cột từng làm nên thành công ở AFF Cup 2008, đều đã không còn phục vụ ở ĐT Việt Nam từ rất lâu rồi.
Theo TT&VH
Bình luận