1. Dòng sông nào dài nhất châu Á?
- A
Amazon
- B
Nin
- C
Trường Giang
Theo Cục quản lý tài nguyên nước, sông Trường Giang dài 6.300 km, có tên gọi khác là Dương Tử, thuộc Trung Quốc. Đây là con sông dài nhất châu Á. Sông bắt nguồn từ phía tây Trung Quốc và chảy về phía đông đổ ra biển.
Sông Trường Giang có nhiều loài sinh vật phong phú điển hình có thể kể đến như cá sấu Trung Quốc, cá tầm thìa và cả cá heo... Đây cũng là nguồn lực chủ đạo phục vụ cho sản xuất thủy điện của Trung Quốc. - D
Hoàng Hà
2. Dòng sông nào dài nhất Đông Nam Á?
- A
Sông Hông
- B
Sông A-mua
- C
Sông Hoàng Hà
- D
Sông Mê Kông
Sông Mê Kông là con sông xuyên biên giới trong khu vực Đông Nam Á. Đây là con sông dài nhất Đông Nam Á, với chiều dài 4.909 km, tên gọi của sông khác nhau ở các quốc gia. Dòng sông này bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc), chảy qua lãnh thổ của 5 nước Đông Nam Á gồm: Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia và đổ ra biển Đông ở miền Tây Nam Bộ của Việt Nam.
3. Sông Mê Kông chảy vào tỉnh nào nước ta đầu tiên?
- A
An Giang
Từ Campuchia, sông Mê Kông chảy vào Việt Nam đầu tiên tại tỉnh An Giang theo hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu.
- B
Kiên Giang
- C
Hậu Giang
- D
Tiền Giang
4. Dòng sông nội địa nào dài nhất Việt Nam?
- A
Sông Hồng
- B
Sông Đồng Nai
Sông Đồng Nai là dòng sông nội địa dài nhất Việt Nam và có lưu vực lớn thứ ba cả nước. Sông chảy qua 10 tỉnh, thành phố, gồm: Đồng Nai, TP.HCM, Bình Phước, Tây Ninh, Đắk Nông, Long An, Bình Dương, Lâm Đồng, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Sông còn có các phụ lưu, gồm: sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đa Hoai và sông Vàm Cỏ. Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu. - C
Sông Thái Bình
- D
Sông Cả
5. Dòng sông nào ở nước ta có 3 nhà máy thủy điện lớn?
- A
Sông Mã
- B
Sông Đồng Nai
- C
Sông Hồng
- D
Sông Đà
Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam, sông Đà đến nay đã xây dựng thành công 3 nhà máy Thủy điện lớn: Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu. Ngoài ra, tại các nhánh của sông Đà còn có Nhà máy Thủy điện Huội Quảng (520 MW) và Bản Chát (180 MW).
Sông Đà là nơi có nguồn thủy điện lớn nhất cả nước, tổng công suất lên tới hơn 6.000 MW, cung cấp sản lượng điện khoảng 25 tỷ kWh/năm cho hệ thống điện quốc gia. Không những sản xuất điện, các công trình thủy điện trên sông Đà còn có vai trò quan trọng trong điều tiết lưu lượng nước cho hạ du sông Hồng. Với tổng dung tích hồ chứa của 3 công trình thủy điện trên dòng chính sông Đà là 19,815 tỷ m3 nước, các công trình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cắt lũ vào mùa mưa và điều tiết xả nước vào mùa khô hạn.
6. Công trình thủy điện nào được xây dựng sớm nhất trên sông này?
- A
Hòa Bình
Theo Tập đoàn điện lực Việt Nam, năm 1979, với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô (nay là Liên bang Nga), công trình Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà được khởi công. Sau gần 15 năm xây dựng, đến năm 1994, công trình đã hoàn thành với 8 tổ máy, tổng công suất 1.920 MW, xây dựng ở bậc thang dưới cùng trên lưu vực sông Đà.
Tính đến nay, Thủy điện Hòa Bình cung cấp cho hệ thống điện Việt Nam trên 230 tỷ kWh, đồng thời tham gia cắt hơn 100 cơn lũ, đảm bảo cho Đồng bằng sông Hồng, trong đó có Thủ đô Hà Nội được an toàn trong mùa mưa lũ. - B
Sơn La
- C
Lai Châu
- D
Bản Chát
Bình luận