• Zalo

Dòng sông bọt xà phòng trắng xoá chảy cuồn cuộn ở Brazil

Thời sự quốc tếThứ Ba, 11/07/2023 11:34:55 +07:00Google News
(VTC News) -

Những đám bọt độc dày đặc bao phủ một phần con sông Tietê ở vùng đông nam Brazil chảy về hạ nguồn khiến người dân Sao Paolo vô cùng lo lắng.

Volume 90%
Press shift question mark to access a list of keyboard shortcuts
Phím Tắt
Phát/Tạm ngừngPhím Cách
Tăng âm
Giảm âm
Tua Tới
Tua Lùi
Phụ đề Mở/Tắtc
Toàn màn hình/Thoát khỏi chế độ ""Toàn màn hình""f
Tắt tiếng/Bật tiếngm
Tua %0-9
00:00
00:00
00:00
 

Những đám bọt trắng xoá nổi trên sông Tietê ở thị trấn Salto, con sông lớn nhất ở Sao Paulo với chiều dài hơn 1000 km chảy qua bang từ đông sang tây. (Nguồn: Getty)

Trong những năm gần đây, dòng sông Tietê ở bang Sao Paulo của Brazil luôn được phủ một lớp bọt trắng xoá trông giống như khung cảnh tuyết rơi mùa đông, nhưng thực chất, đây một lớp bọt độc hại phủ kín bề mặt sông.

Lớp bọt này không chỉ độc hại khi tiếp xúc gần vì mang theo nhiều loại vi khuẩn, các tác nhân có hại cho sức khoẻ con người và môi trường, mà còn phát ra mùi hôi tương tự như trứng thối hay nước thải.

Theo Reuters, vào mùa khô ở Brazil, lượng nước thải đổ ra sông Tietê tăng mạnh, bao gồm phốt phát và phốt pho có trong các sản phẩm gia dụng dễ phân hủy như xà phòng, chất tẩy rửa, kem đánh răng và dầu gội,… Từ đó tạo ra lớp bọt trắng và gây ô nhiễm nặng nề cho con sông.

Theo các phương tiện truyền thông địa phương, lớp bọt hôi thối này xuất phát từ chất thải tẩy rửa và dư lượng hóa chất đổ xuống sông mà không qua xử lý. (Ảnh: EcoHubMap)

Theo các phương tiện truyền thông địa phương, lớp bọt hôi thối này xuất phát từ chất thải tẩy rửa và dư lượng hóa chất đổ xuống sông mà không qua xử lý. (Ảnh: EcoHubMap)

Báo cáo của Tổ chức phi chính phủ Brazil SOS Mata Atlantica cho thấy, tình trạng ô nhiễm trên một đoạn được giám sát của con sông Tietê đã tăng 40% trong vòng 1 năm. Vào năm 2021, khu vực bị ô nhiễm kéo dài 85 km. Năm nay, đoạn sông bị ảnh hưởng có tổng chiều dài lên tới 122km. Chiều dài hiển thị chất lượng nước sạch cũng giảm xuống – từ 124km vào năm ngoái xuống còn 60km.

Tietê là con sông lớn nhất của São Paulo, chạy dài hơn một nghìn km qua bang từ đông sang tây. Quá trình giám sát mức độ ô nhiễm của con sông được thực hiện bởi 35 nhóm tình nguyện trong khoảng thời gian từ tháng 9/2021 đến tháng 8/2022, bao phủ 576 km chiều dài sông từ đầu nguồn ở Salesópolis cho đến hạ lưu nơi có hồ chứa Barra Bonita.

Phân tích được thực hiện tại 55 điểm trải rộng trên 31 con sông thuộc lưu vực sông Tiếtê. Trong số các điểm được giám sát, chất lượng nước được đánh giá là tốt ở 7 điểm (12,7%), bình thường ở 34 điểm (61,8%), kém ở 10 điểm (18,2%) và đáng báo động ở 4 điểm (7,3%).

Lý do chính của tình trạng ô nhiễm trầm trọng có thể quan sát bằng mắt thường này được cho là do trầm tích bị ô nhiễm tích tụ trong hồ chứa Pirapora. Những trầm tích này mang theo nước thải, hoá chất tẩy rửa như rác thải, thuốc trừ sâu,.. và khuếch tán các nguồn gây ô nhiễm. Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác nữa là do sự xuất hiện của các khu đô thị lớn mới ở vùng Tietê khiến lượng chất thải sinh hoạt xả ra sông tăng mạnh.

Lớp bọt trắng xoá phủ kín 122km chiều dài con sông. (Ảnh: National Geographic)

Lớp bọt trắng xoá phủ kín 122km chiều dài con sông. (Ảnh: National Geographic)

Tuy nhiên, theo SOS Mata Atlantica, dù chất lượng nước ở khu vực đô thị của São Paulo ở dưới mức tiêu chuẩn, nhưng những năm gần đây đã có sự cải thiện nhờ các công trình vệ sinh.

Ban thư ký Cơ sở hạ tầng và Môi trường của bang đã báo cáo mức giảm 25% của chiều dài “vết dầu loang” so với năm 2019 trên tổng chiều dài 576 km sông được tổ chức khảo sát.

Theo chính quyền São Paulo, dự án Tietê, hoạt động từ năm 1992, đã mở rộng mạng lưới thu gom nước thải từ 70% diện tích khu vực đô thị hóa lên hơn 90%. Bên cạnh đó, phạm vi xử lý ô nhiễm đã tăng từ 24% lên 85% ở khu vực đô thị São Paulo.

Ban thư ký cũng tuyên bố rằng, chính quyền bang dự kiến sẽ ký hợp đồng tài trợ với Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ vào tháng 9 cho chương trình Renasce Tietê với ngân sách 500 triệu BRL đầu tư vào nỗ lực khôi phục dòng sông.

Phương Thảo(Nguồn: Tổng hợp)
1
Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo

Phẫn nộ
Bình luận
vtcnews.vn
Cùng chuyên mục
Tin mới