Biến đổi khí hậu và thất bại của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn sự phổ biến của vũ khí nguyên tử là hai lý do khiến đồng hồ Ngày tận thế được vặn nhanh hơn một phút tới gần nửa đêm.
Bản tin của các nhà khoa học nguyên tử (BAS) thông báo kim của đồng hồ tận thế được vặn thêm một phút về phía điểm 24h vào ngày 10/1. Như vậy nó chỉ còn cách thời điểm cuối cùng (12 giờ đêm) của “ngày tận thế” đúng 5 phút. Quyết định điều chỉnh kim đồng hồ được đưa ra trong một hội nghị chuyên đề của BAS tại thủ đô Washington của Mỹ, BBC đưa tin.
BAS cho hay, thất bại của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực kiểm soát sự phổ biến của vũ khí hạt nhân khiến đồng hồ Ngày tận thế chạy nhanh hơn.
Đồng hồ Ngày tận thế là đồng hồ tượng trưng cho mức độ nguy hiểm của các hiểm họa đe dọa toàn thế giới, như vũ khí hạt nhân và sự ấm lên toàn cầu. Ảnh: blogspot.com |
Jayantha Dhanapala, một thành viên trong Ban Bảo trợ của BAS và từng là quan chức phụ trách những vấn đề giải trừ quân bị của Liên Hợp Quốc, nói rằng mặc dù mối quan hệ hạt nhân Nga-Mỹ đang tiến triển theo hướng tích cực, dư luận thế giới vẫn lo ngại về tham vọng hạt nhân của những quốc gia khác.
Theo ông, việc Mỹ, Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, Israel không tuân thủ Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện và Triều Tiên không tuân thủ hiệp ước hạn chế sản xuất nhiên liệu hạt nhân khiến thế giới vẫn tiếp tục đối mặt với nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân.
Theo ông, việc Mỹ, Trung Quốc, Iran, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, Israel không tuân thủ Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện và Triều Tiên không tuân thủ hiệp ước hạn chế sản xuất nhiên liệu hạt nhân khiến thế giới vẫn tiếp tục đối mặt với nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân.
Khả năng vũ khí hạt nhân được sử dụng trong các xung đột khu vực tại Trung Đông, Bắc Á và đặc biệt là Nam Á ngày càng tăng, BAS cảnh báo.
Allison Macfarlane, một thành viên trong Ban Khoa học và An ninh của BAS, khẳng định biến đổi khí hậu cũng là vấn đề mà loài người cần giải quyết. Ông dự đoán những thảm họa do biến đổi khí hậu gây nên sắp bước sang giai đoạn tồi tệ nhất và nhân loại không thể đảo ngược xu hướng ấy nếu không hành động ngay từ bây giờ.
Theo BAS, cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima I của Nhật Bản buộc dư luận đặt câu hỏi về thiết kế của các nhà máy điện nguyên tử và tầm nhìn xa của các nước trong nỗ lực phòng ngừa sự cố hạt nhân.
Minh Long/VnE
Bình luận