Cùng đoàn “độn thổ” vào họng núi lửa Chư B’luk, nhóm nữ phóng viên đã có cuộc phiêu lưu kỳ thú bất ngờ.
Ngay sau cuộc họp báo ngày 26/12/2014 ở Hà Nội công bố những kết quả nghiên cứu đầu tiên về hệ thống hang động đạt 5 kỷ lục Đông Nam Á vừa được phát hiện ở Đăk Nông, đoàn hợp tác nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Hội hang động Núi lửa Nhật Bản và Bảo tàng Địa chất Việt Nam lập tức quay lại Tây Nguyên để tiếp tục khảo sát.
Cùng đoàn “độn thổ” vào họng núi lửa Chư B’luk, nhóm nữ phóng viên đã có cuộc phiêu lưu kỳ thú bất ngờ.
Mê hang hơn mê vợ!
Trưa ngày 27/12/2014, đoàn chuyên gia Nhật - Việt gần chục người vừa từ sân bay Buôn Ma Thuột về tới khách sạn đã “đụng” ngay nhóm nữ phóng viên báo Tiền Phong chờ sẵn xin… tháp tùng. Sau một hồi hội ý, Tiến sĩ Tachihara Hiroshi 76 tuổi trưởng đoàn đã chấp thuận và dặn dò chúng tôi chuẩn bị một số tư trang, dụng cụ cần thiết để đi cùng đoàn khảo sát.
Trên 2 chiếc ô tô băng qua chặng đường dài hơn 60 km từ trung tâm tỉnh Đắk Lắk vòng qua huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi làm quen với ông Tachihara vui tính. Ông cởi mở tâm sự: Nghiên cứu về núi lửa là niềm đam mê tột bậc của ông.
Dù đang mang trong tim 3 chiếc stent nong động mạch vành, ông vẫn mải mê thám hiểm hang động núi lửa tới 26 quốc gia, tới nỗi vợ ông đành bái bai chồng, bước sang thuyền khác. Trong chuyến du lịch Việt Nam năm 2007, anh Yoshida, một thành viên Hội Hang động Núi lửa Nhật Bản tình cờ biết tin Đắk Nông có hang động núi lửa, đã mang một số hình ảnh tư liệu trở về cho Hội nghiên cứu. Sau 5 năm nghiền ngẫm chuẩn bị, đến năm 2012, Chủ tịch Hội Tachihara mới tổ chức được chuyến khảo sát hang động núi lửa đầu tiên tại Việt Nam.
Xe dừng lại giữa một vùng núi đồi hoang vắng vì đã chạm các thềm đá nham thạch phun trào. Để vào đến miệng núi lửa Chư B’luk và các khu vực hang mới phát hiện, chúng tôi phải đi bộ ngót chục cây số trên các lối mòn đầy đá basalt bọt lởm chởm, do dung nham nóng chảy từ miệng núi lửa phun ra, đã đông cứng lại thành đá.
Bóng chiều đổ dài, tới một ngã ba đầy lau lách hoang vu, đoàn chia thành 2 nhóm. Nhóm do anh Yoshida dẫn đầu gồm 4 người khỏe mạnh nhất sẽ thâm nhập trước vào hang C8, nghỉ đêm trong lòng hang. Nhóm 4 chuyên gia còn lại cùng chúng tôi và cậu phiên dịch Bàn Ái Cung ngược dốc thêm 2km nữa lên miệng núi lửa như lòng chảo khổng lồ Chư B’luk.
Trên “viền môi” núi lửa có độ cao so với mực nước biển khoảng 600m, nhìn toàn cảnh bốn phía trơ trụi đến tận chân trời, thỉnh thoảng lại có một chiếc xe cải tiến chất đầy gỗ chạy ra, ông Tachihara đau xót: Việt Nam chưa biết gìn giữ những di sản tự nhiên cho thế hệ con cháu sau này, để rừng bị chặt phá hết. Đây là hệ thống hang động núi lửa rất có giá trị về mặt khoa học địa chất, giáo dục thiên nhiên, tiềm năng du lịch... Ý nghĩa và giá trị lớn biết bao!.
Bí ẩn “Hang Đền Thờ Lớn”
Ngày thám hiểm thứ hai, có thêm vài thành viên mới, chúng tôi chính thức “đổ bộ” vào hang C8. Tiến sĩ Honda Tsutomu - tân Chủ tịch Hội nổi bật trong bộ trang phục chuyên dụng vàng chóe, trông càng cao lênh khênh khi đi gần ông Tachihara - bây giờ là Chủ tịch Danh dự của Hội kiêm đại diện Dự án Hang động Núi lửa tại Việt Nam. TS Honda khẳng định: Dòng chảy dung nham có độ nhớt thấp phun trào từ miệng núi lửa Chư B’luk đã tạo thành rất nhiều hang động quanh khu vực thác Dray Sáp.
Trên quãng đường dài trầy trật về hướng Chư B’luk, một chiến sĩ huyện đội đề nghị được mang giúp Tachihara chiếc balô nặng, ông vui vẻ cảm ơn. Nhấm nháp những chùm cà chua dại chín mọng hái vội ven đường, tôi nhận ra thứ quả bé xinh này có tác dụng giải khát tuyệt vời hơn bất cứ thứ nước ngọt óc ách nào.
Miệng hang C8 há hốc đen ngòm hiện ra dưới vạt dây rừng đan xen dày đặc. Đây là động lớn nhất, mặt nền cao nhất trong toàn bộ hệ thống hang động dọc sông Sêrêpôk, nên các chuyên gia tạm đặt tên là Hang Đền Thờ Lớn.
Nằm ở lưng chừng núi, từ trên nhìn xuống cửa hang sâu, ngách bên phải như một miệng giếng thăm thẳm tối, ngách bên trái là một vòng cung đá xanh rờn dây leo chằng chịt. Nhờ những khối đá sụp lở ở một góc hang, chúng tôi có thể lần đi xuống mà không cần phải đu dây như lối vào động C7.
Đáy hang có nơi lô nhô thạch nhũ, có nơi lại ẩm ướt trơn trợt, rêu xanh và dương xỉ phủ đầy. Ở góc bằng phẳng nhất, đêm qua đoàn chuyên gia đã trải bạt dày làm nơi nghỉ ngơi và đặt các thiết bị đo đạc hang động như đèn soi chiếu, máy đo vẽ, túi ngủ, lương thực, thuốc men… Theo vệt đèn pin loang loáng, chúng tôi dò dẫm trên nền đá lởm chởm, tiến sâu vào các ngách hang mở theo nhiều hướng.
Nhiều người cho rằng nhũ đá trong hang động núi lửa không dồi dào và đẹp long lanh như nhũ trong hang động đá vôi. Tuy nhiên, sức hấp dẫn, sự đặc sắc về cơ chế hình thành cùng những giá trị khoa học độc đáo của hệ thống hang động núi lửa đồ sộ cỡ này thì không gì so sánh được. Trước hết, là do nó rất hiếm.
Trong những ngách hang sâu thẳm, tối đen, chúng tôi sững sờ chiêm ngưỡng vô số đốm sáng trên mặt đá lóng lánh như kim cương, những vệt dung nham cuộn chảy đã đông cứng muôn màu, những măng đá lô xô như bụt mọc. Thỉnh thoảng một đống vạt đá đổ từ trần hang ngổn ngang chắn lối, như cảnh báo nguy cơ vòm trần hang vẫn đang sụt lở, có thể chôn vùi những kẻ không may bất cứ lúc nào.
Trong ngày, đoàn đã phát hiện thêm hai hang C9 và A2. Hang C9 cách miệng hang C8 khoảng 300 m, có nhiều chú dơi non phủ đầy lông tơ nâu mịn bám chặt trên trần. Thi thoảng vệt đèn pin lướt nhanh bỗng khựng lại, soi chụp tỉ mỉ những động vật lạ mắt: Mấy chú nhện chân dài đầy lông lá, loài sên lạ có viền trắng xòe nở ở đầu các sợi râu như vành mũ, em cuốn chiếu sợ hãi cuộn tròn, mụ rắn cạp nia dài thườn thượt luồn nhanh không tiếng động…
Núi lửa Chư B’luk vẫn “còn… sống”?!
Đoàn khảo sát không hề có khái niệm nghỉ Tết Dương lịch. Đến hết ngày đầu năm mới 1/1/2015, đoàn đã khảo sát và đo vẽ khá kỹ được 12 hang động. Trước khi trở về Nhật, đoàn dự kiến sẽ nghiên cứu thêm 10 hang mới.
Chuyên gia nghiên cứu địa chất Lương Thị Tuất cho biết theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, toàn khu vực Drap Sap (tiếng Ê Đê: Dray là Thác, Sap là Khói) từ xã Buôn Chóa đến xã Đắc Sôr, huyện Krông Nô trên diện tích dài 25km, rộng khoảng 5km, dự đoán có tới hàng trăm hang kích thước lớn nhỏ khác nhau, trong đó hơn 40 hang động đã được phát hiện.
Theo ông Honda Tsutomu, nhiều hang lộ rõ đặc trưng kiến tạo của quá trình phun trào núi lửa Chư B’luk mới cách đây khoảng 3.700 năm. Nếu thời điểm phun trào cách đây trên 10.000 năm thì núi lửa đã chết. Nhưng ở độ tuổi này, thì núi lửa Chư B’luk vẫn còn… sống!
Nhận định chắc như đinh đóng cột của Chủ tịch Hội hang động núi lửa Nhật Bản khiến tôi nghĩ đến Phú Sĩ, ngọn núi lửa tráng lệ nổi tiếng của nước Nhật, cao tới 3.776 m, quanh năm tuyết phủ. Tuy đã nằm im từ năm 1707, Phú Sĩ vẫn được các nhà địa chất học xếp vào loại núi lửa còn sống, đang hoạt động, bất chấp con người khai thác du lịch nhộn nhịp, nó có thể phun trào trở lại bất cứ lúc nào.
Mới đây núi lửa Ontake cách thủ đô nước Nhật 200km bất ngờ tỉnh giấc vào ngày 27/9/2014, trút những trận mưa tro bụi, đá tảng xuống làng mạc làm thiệt mạng và mất tích gần 50 người. Tiếp đó, ngày 25/11 núi lửa Aso nằm trên đảo Kyushu sau gần 20 năm ngủ yên lại bắt đầu rung chuyển và phun lên trời những cột khói bụi cao cả nghìn mét, khiến các hãng hàng không nước này phải hủy 49 chuyến bay.
Khả năng hoạt động của Fuji, ngọn núi nổi tiếng và cao nhất nước Nhật vẫn không ngừng được quan tâm dù đợt phun trào gần đây nhất của nó đã cách đây hơn 3 thế kỷ. Thậm chí các nhà khoa học còn cảnh báo nguy cơ tàn phá cuộc sống 95% dân số nước này nếu xảy ra đợt phun trào núi lửa lớn trong trăm năm tới. Vì thế, các công trình nghiên cứu về núi lửa luôn được Nhật Bản đặc biệt quan tâm.
Tuy vậy, kích thước hang động núi lửa ở Nhật Bản lại không lớn lắm. Lần đầu tiên đặt chân vào lòng hang động nham thạch Dray Sáp, ông Tachihara không khỏi sửng sốt trước chiều kích khổng lồ hiếm gặp của nó và vẻ đẹp nghiệt ngã của những dòng nham thạch chảy tràn ra mọi phía.
Dòng dung nham Cao nguyên Dray Sap
Từ năm 2007, khi triển khai đề tài “Nghiên cứu di sản địa chất để xây dựng công viên địa chất và bảo vệ môi trường khu vực thác Trinh Nữ, huyện Cư Jut, tỉnh Đắc Nông” do UNESCO tài trợ, các chuyên gia Bảo tàng Địa chất Việt Nam đã phát hiện các hang động trong vùng đá basalt ở Tây Nguyên, đã đăng tin này vào tạp chí chuyên ngành và công bố tại nhiều hội nghị khoa học trong và ngoài nước.
Bảo tàng Địa chất cũng đã đề xuất dự án “Nghiên cứu điều tra di sản địa chất liên quan đến hoạt động núi lửa Tây Nguyên, Việt Nam và các giải pháp bảo tồn phát triển bền vững” , hướng tới việc bảo tồn và khai thác tổng thể các giá trị di sản cho khu vực Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Đăk Nông. Đáng tiếc, có lẽ do nguồn vốn khó khăn và “bụt nhà chưa thiêng”, nên dự án này đã bị quên lãng trong suốt nhiều năm.
Bản tin đầu tiên về hang động núi lửa ở Đắk Nông đến với nước Nhật- nơi hơn 200 triệu dân đang sống trên vành đai núi lửa, lập tức được các chuyên gia hang động đặc biệt chú ý, và TS Tachihara Hiroshi - khi đó đang là Chủ tịch Hội Hang động Núi lửa Nhật Bản đã sang Việt Nam, đến tận các buôn làng định cư dọc sông Sêrêpôk trò chuyện với đồng bào các dân tộc bản địa.
Đối với đồng bào, các hang đá sâu hun hút khuất sau cây lá rừng già và những rèm thác nước Day Sap, Dray Nu, Gia Long nhiều thập kỷ qua đơn giản chỉ là nơi quen thuộc mà họ thường vào giăng lưới bắt dơi về làm thức ăn. Nghe nhà khoa học hỏi , họ thật thà trả lời: “Hang động quanh vùng này nhiều lắm, toàn dơi trong đó, có gì lạ đâu ?”!
Là một tổ chức phi lợi nhuận, phải tự bỏ tiền túi thực hiện việc nghiên cứu nên sau vài chuyến tìm kiếm thăm dò ngắt quãng, tới giữa năm 2014, TS Tachihara mới kết hợp được với TS La Thế Phúc-Giám đốc Bảo tàng Địa chất Việt Nam triển khai chuyến khảo sát lần thứ tư ở khu vực này với quy mô sâu rộng, làm sáng tỏ dần quá trình hình thành và sự biến đổi tuyệt vời của hệ thống hang động dung nham.
Tận mắt thấy đường vào hang động cách không xa các điểm tham quan du lịch, lại có xe khai thác gỗ củi và những người đi rẫy về thường cắp theo những khối đá lạ ngược ra, chúng tôi càng tin rằng việc địa phương kết hợp với các nhà khoa học tổ chức đầu tư nghiên cứu, bảo vệ và khai thác giá trị của hệ thống hang động núi lửa quý giá đang được các nhà khoa học tạm đặt tên “Dòng dung nham Cao nguyên Dray Sap”, trên tiến trình xây dựng công viên địa chất là hết sức cấp thiết, không thể chần chừ thêm nữa.
TheoHoàng Thiên Nga – Hường Thảo (Tiền Phong)
Ngay sau cuộc họp báo ngày 26/12/2014 ở Hà Nội công bố những kết quả nghiên cứu đầu tiên về hệ thống hang động đạt 5 kỷ lục Đông Nam Á vừa được phát hiện ở Đăk Nông, đoàn hợp tác nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Hội hang động Núi lửa Nhật Bản và Bảo tàng Địa chất Việt Nam lập tức quay lại Tây Nguyên để tiếp tục khảo sát.
Cùng đoàn “độn thổ” vào họng núi lửa Chư B’luk, nhóm nữ phóng viên đã có cuộc phiêu lưu kỳ thú bất ngờ.
Mê hang hơn mê vợ!
Trưa ngày 27/12/2014, đoàn chuyên gia Nhật - Việt gần chục người vừa từ sân bay Buôn Ma Thuột về tới khách sạn đã “đụng” ngay nhóm nữ phóng viên báo Tiền Phong chờ sẵn xin… tháp tùng. Sau một hồi hội ý, Tiến sĩ Tachihara Hiroshi 76 tuổi trưởng đoàn đã chấp thuận và dặn dò chúng tôi chuẩn bị một số tư trang, dụng cụ cần thiết để đi cùng đoàn khảo sát.
Trên 2 chiếc ô tô băng qua chặng đường dài hơn 60 km từ trung tâm tỉnh Đắk Lắk vòng qua huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi làm quen với ông Tachihara vui tính. Ông cởi mở tâm sự: Nghiên cứu về núi lửa là niềm đam mê tột bậc của ông.
Dù đang mang trong tim 3 chiếc stent nong động mạch vành, ông vẫn mải mê thám hiểm hang động núi lửa tới 26 quốc gia, tới nỗi vợ ông đành bái bai chồng, bước sang thuyền khác. Trong chuyến du lịch Việt Nam năm 2007, anh Yoshida, một thành viên Hội Hang động Núi lửa Nhật Bản tình cờ biết tin Đắk Nông có hang động núi lửa, đã mang một số hình ảnh tư liệu trở về cho Hội nghiên cứu. Sau 5 năm nghiền ngẫm chuẩn bị, đến năm 2012, Chủ tịch Hội Tachihara mới tổ chức được chuyến khảo sát hang động núi lửa đầu tiên tại Việt Nam.
Xe dừng lại giữa một vùng núi đồi hoang vắng vì đã chạm các thềm đá nham thạch phun trào. Để vào đến miệng núi lửa Chư B’luk và các khu vực hang mới phát hiện, chúng tôi phải đi bộ ngót chục cây số trên các lối mòn đầy đá basalt bọt lởm chởm, do dung nham nóng chảy từ miệng núi lửa phun ra, đã đông cứng lại thành đá.
Phút nghỉ ngơi trong hang động. |
Trên “viền môi” núi lửa có độ cao so với mực nước biển khoảng 600m, nhìn toàn cảnh bốn phía trơ trụi đến tận chân trời, thỉnh thoảng lại có một chiếc xe cải tiến chất đầy gỗ chạy ra, ông Tachihara đau xót: Việt Nam chưa biết gìn giữ những di sản tự nhiên cho thế hệ con cháu sau này, để rừng bị chặt phá hết. Đây là hệ thống hang động núi lửa rất có giá trị về mặt khoa học địa chất, giáo dục thiên nhiên, tiềm năng du lịch... Ý nghĩa và giá trị lớn biết bao!.
Bí ẩn “Hang Đền Thờ Lớn”
Ngày thám hiểm thứ hai, có thêm vài thành viên mới, chúng tôi chính thức “đổ bộ” vào hang C8. Tiến sĩ Honda Tsutomu - tân Chủ tịch Hội nổi bật trong bộ trang phục chuyên dụng vàng chóe, trông càng cao lênh khênh khi đi gần ông Tachihara - bây giờ là Chủ tịch Danh dự của Hội kiêm đại diện Dự án Hang động Núi lửa tại Việt Nam. TS Honda khẳng định: Dòng chảy dung nham có độ nhớt thấp phun trào từ miệng núi lửa Chư B’luk đã tạo thành rất nhiều hang động quanh khu vực thác Dray Sáp.
Trên quãng đường dài trầy trật về hướng Chư B’luk, một chiến sĩ huyện đội đề nghị được mang giúp Tachihara chiếc balô nặng, ông vui vẻ cảm ơn. Nhấm nháp những chùm cà chua dại chín mọng hái vội ven đường, tôi nhận ra thứ quả bé xinh này có tác dụng giải khát tuyệt vời hơn bất cứ thứ nước ngọt óc ách nào.
Nghiên cứu tỉ mỉ kiến tạo vách hang. |
Nằm ở lưng chừng núi, từ trên nhìn xuống cửa hang sâu, ngách bên phải như một miệng giếng thăm thẳm tối, ngách bên trái là một vòng cung đá xanh rờn dây leo chằng chịt. Nhờ những khối đá sụp lở ở một góc hang, chúng tôi có thể lần đi xuống mà không cần phải đu dây như lối vào động C7.
Đáy hang có nơi lô nhô thạch nhũ, có nơi lại ẩm ướt trơn trợt, rêu xanh và dương xỉ phủ đầy. Ở góc bằng phẳng nhất, đêm qua đoàn chuyên gia đã trải bạt dày làm nơi nghỉ ngơi và đặt các thiết bị đo đạc hang động như đèn soi chiếu, máy đo vẽ, túi ngủ, lương thực, thuốc men… Theo vệt đèn pin loang loáng, chúng tôi dò dẫm trên nền đá lởm chởm, tiến sâu vào các ngách hang mở theo nhiều hướng.
Nhiều người cho rằng nhũ đá trong hang động núi lửa không dồi dào và đẹp long lanh như nhũ trong hang động đá vôi. Tuy nhiên, sức hấp dẫn, sự đặc sắc về cơ chế hình thành cùng những giá trị khoa học độc đáo của hệ thống hang động núi lửa đồ sộ cỡ này thì không gì so sánh được. Trước hết, là do nó rất hiếm.
Trong những ngách hang sâu thẳm, tối đen, chúng tôi sững sờ chiêm ngưỡng vô số đốm sáng trên mặt đá lóng lánh như kim cương, những vệt dung nham cuộn chảy đã đông cứng muôn màu, những măng đá lô xô như bụt mọc. Thỉnh thoảng một đống vạt đá đổ từ trần hang ngổn ngang chắn lối, như cảnh báo nguy cơ vòm trần hang vẫn đang sụt lở, có thể chôn vùi những kẻ không may bất cứ lúc nào.
Trong ngày, đoàn đã phát hiện thêm hai hang C9 và A2. Hang C9 cách miệng hang C8 khoảng 300 m, có nhiều chú dơi non phủ đầy lông tơ nâu mịn bám chặt trên trần. Thi thoảng vệt đèn pin lướt nhanh bỗng khựng lại, soi chụp tỉ mỉ những động vật lạ mắt: Mấy chú nhện chân dài đầy lông lá, loài sên lạ có viền trắng xòe nở ở đầu các sợi râu như vành mũ, em cuốn chiếu sợ hãi cuộn tròn, mụ rắn cạp nia dài thườn thượt luồn nhanh không tiếng động…
Cuối đường hầm có vòm sáng dẫn ra một cửa hang khác. |
Núi lửa Chư B’luk vẫn “còn… sống”?!
Đoàn khảo sát không hề có khái niệm nghỉ Tết Dương lịch. Đến hết ngày đầu năm mới 1/1/2015, đoàn đã khảo sát và đo vẽ khá kỹ được 12 hang động. Trước khi trở về Nhật, đoàn dự kiến sẽ nghiên cứu thêm 10 hang mới.
Chuyên gia nghiên cứu địa chất Lương Thị Tuất cho biết theo kết quả nghiên cứu sơ bộ, toàn khu vực Drap Sap (tiếng Ê Đê: Dray là Thác, Sap là Khói) từ xã Buôn Chóa đến xã Đắc Sôr, huyện Krông Nô trên diện tích dài 25km, rộng khoảng 5km, dự đoán có tới hàng trăm hang kích thước lớn nhỏ khác nhau, trong đó hơn 40 hang động đã được phát hiện.
Theo ông Honda Tsutomu, nhiều hang lộ rõ đặc trưng kiến tạo của quá trình phun trào núi lửa Chư B’luk mới cách đây khoảng 3.700 năm. Nếu thời điểm phun trào cách đây trên 10.000 năm thì núi lửa đã chết. Nhưng ở độ tuổi này, thì núi lửa Chư B’luk vẫn còn… sống!
Bà Tuất và ông Honda trước đỉnh núi lửa Chư B’lưk. |
Mới đây núi lửa Ontake cách thủ đô nước Nhật 200km bất ngờ tỉnh giấc vào ngày 27/9/2014, trút những trận mưa tro bụi, đá tảng xuống làng mạc làm thiệt mạng và mất tích gần 50 người. Tiếp đó, ngày 25/11 núi lửa Aso nằm trên đảo Kyushu sau gần 20 năm ngủ yên lại bắt đầu rung chuyển và phun lên trời những cột khói bụi cao cả nghìn mét, khiến các hãng hàng không nước này phải hủy 49 chuyến bay.
Khả năng hoạt động của Fuji, ngọn núi nổi tiếng và cao nhất nước Nhật vẫn không ngừng được quan tâm dù đợt phun trào gần đây nhất của nó đã cách đây hơn 3 thế kỷ. Thậm chí các nhà khoa học còn cảnh báo nguy cơ tàn phá cuộc sống 95% dân số nước này nếu xảy ra đợt phun trào núi lửa lớn trong trăm năm tới. Vì thế, các công trình nghiên cứu về núi lửa luôn được Nhật Bản đặc biệt quan tâm.
Tuy vậy, kích thước hang động núi lửa ở Nhật Bản lại không lớn lắm. Lần đầu tiên đặt chân vào lòng hang động nham thạch Dray Sáp, ông Tachihara không khỏi sửng sốt trước chiều kích khổng lồ hiếm gặp của nó và vẻ đẹp nghiệt ngã của những dòng nham thạch chảy tràn ra mọi phía.
Dòng dung nham Cao nguyên Dray Sap
Từ năm 2007, khi triển khai đề tài “Nghiên cứu di sản địa chất để xây dựng công viên địa chất và bảo vệ môi trường khu vực thác Trinh Nữ, huyện Cư Jut, tỉnh Đắc Nông” do UNESCO tài trợ, các chuyên gia Bảo tàng Địa chất Việt Nam đã phát hiện các hang động trong vùng đá basalt ở Tây Nguyên, đã đăng tin này vào tạp chí chuyên ngành và công bố tại nhiều hội nghị khoa học trong và ngoài nước.
Bảo tàng Địa chất cũng đã đề xuất dự án “Nghiên cứu điều tra di sản địa chất liên quan đến hoạt động núi lửa Tây Nguyên, Việt Nam và các giải pháp bảo tồn phát triển bền vững” , hướng tới việc bảo tồn và khai thác tổng thể các giá trị di sản cho khu vực Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Đăk Nông. Đáng tiếc, có lẽ do nguồn vốn khó khăn và “bụt nhà chưa thiêng”, nên dự án này đã bị quên lãng trong suốt nhiều năm.
Loài sên lạ trên nền đá trong lòng động. |
Đối với đồng bào, các hang đá sâu hun hút khuất sau cây lá rừng già và những rèm thác nước Day Sap, Dray Nu, Gia Long nhiều thập kỷ qua đơn giản chỉ là nơi quen thuộc mà họ thường vào giăng lưới bắt dơi về làm thức ăn. Nghe nhà khoa học hỏi , họ thật thà trả lời: “Hang động quanh vùng này nhiều lắm, toàn dơi trong đó, có gì lạ đâu ?”!
Là một tổ chức phi lợi nhuận, phải tự bỏ tiền túi thực hiện việc nghiên cứu nên sau vài chuyến tìm kiếm thăm dò ngắt quãng, tới giữa năm 2014, TS Tachihara mới kết hợp được với TS La Thế Phúc-Giám đốc Bảo tàng Địa chất Việt Nam triển khai chuyến khảo sát lần thứ tư ở khu vực này với quy mô sâu rộng, làm sáng tỏ dần quá trình hình thành và sự biến đổi tuyệt vời của hệ thống hang động dung nham.
Tận mắt thấy đường vào hang động cách không xa các điểm tham quan du lịch, lại có xe khai thác gỗ củi và những người đi rẫy về thường cắp theo những khối đá lạ ngược ra, chúng tôi càng tin rằng việc địa phương kết hợp với các nhà khoa học tổ chức đầu tư nghiên cứu, bảo vệ và khai thác giá trị của hệ thống hang động núi lửa quý giá đang được các nhà khoa học tạm đặt tên “Dòng dung nham Cao nguyên Dray Sap”, trên tiến trình xây dựng công viên địa chất là hết sức cấp thiết, không thể chần chừ thêm nữa.
TheoHoàng Thiên Nga – Hường Thảo (Tiền Phong)
Bình luận