Đội tuyển bóng đá “con cưng” Olympic Việt Nam liên tiếp giành thắng lợi tại Đại hội Thể thao lớn của Châu lục - ASIAD 2018.
Để cổ vũ tinh thần các cầu thủ và thể hiện tình yêu với trái bóng, rất đông cổ động viên đổ ra đường ngay sau khi trận đấu kết thúc.
Đêm 27/8, ở lượt trận tứ kết, đội tuyển của chúng ta xuất sắc chiến thắng Syria 1 – 0 trong 120 phút đầy căng thẳng.
Sau chiến thằng này, mặc cho thời tiết mưa gió, đêm muộn, hàng vạn cổ động viên yêu bóng đá cùng nhau đổ ra đường ăn mừng trong niềm hân hoan vô bờ bến.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, nếu dầm mưa trong thời gian dài, lại đúng vào lúc chuyển mùa, người hâm mộ rất dễ bị cảm lạnh.
Vậy, khi ra đường cổ vũ Olympic Việt Nam, ăn mừng chiến thắng và bị ngấm nước mưa bạn phải làm gì để tránh cảm lạnh “ghé thăm”?
Theo các chuyên gia, khi bị cảm lạnh, họng sẽ là cơ quan bị tác động đầu tiên, lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau rát họng.
Sau đó 1 - 2 ngày, triệu chứng này có thể biến mất và thay bằng các dấu hiệu khác như: Sổ mũi, nghẹt mũi, nước mũi trong chảy nhiều.
Nếu cảm lạnh ở mức độ nặng, nước mũi có thể chuyển thành màu vàng hoặc xanh, dịch mũi đặc nếu bị nhiễm trùng. Ngoài ra, đối với trẻ em có thể bị sốt nhẹ.
Khi bị cảm lạnh, người bệnh thường thấy cơ thể bứt rứt, khó chịu. Cảm lạnh thường kéo dài trong khoảng 1 tuần, bệnh cũng có thể lây lan cho người khác.
Bởi vậy, để tránh bị cảm lạnh, người hâm mộ cần chú ý những điều sau:
Lau khô người và tắm nước ấm
Sau khi đi mưa về, cơ thể thường bị lạnh và ướt. Nếu không làm khô người ngay lập tức, nước mưa sẽ thấm vào cơ thể làm bạn bị nhiễm lạnh.
Do đó, bạn cần lau khô người và tắm nước ấm giúp cơ thể ấm lên, đồng thời, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên người.
Không nên lên giường nằm ngủ ngay
Theo các bác sĩ, sau khi dầm mưa ngoài trời, để tránh cảm lạnh, các cổ động viên nên thay quần áo và tắm qua trước khi lên giường nằm ngủ. Nằm ngủ ngay, trùm kín chăn cũng không làm bạn ấm lên nhanh chóng mà còn khiến lạnh thâm nhập sâu vào cơ thể.
Tránh xa những vật dụng có điện
Sau khi dính mưa trở về, tay và người còn ướt thì tốt nhất bạn không nên cầm điện thoại hoặc tiếp xúc với các vật có khả năng nhiễm điện, nhất là khi đang có sấm sét.
Cách tốt nhất, bạn nên lau khô người trước khi chạm vào những vật như vậy.
Video: Phân biệt cảm cúm khác cảm lạnh ra sao để chữa bệnh cho đúng
Xử lý nhanh khi bị cảm lạnh
Theo các chuyên gia, nếu bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt, nhức đầu và sốt nhẹ rất có thể bạn đã bị cảm lạnh và cần phải uống thuốc cảm.
Trong trường hợp bạn thấy ớn lạnh dọc xương sống, nhức đầu, mệt mỏi uể oải, sợ lạnh, đầy bụng, đi tiêu phân lỏng, có sốt nhẹ, có thể hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi hoặc chân không đứng vững... hãy đun một ít nước gừng tươi để uống nhằm giảm bớt triệu chứng.
Nếu các dấu hiệu bệnh ngày càng nặng thêm thì nên tới bệnh viện thăm khám, điều trị đúng cách, kịp thời.
>>> Đọc thêm: Chỉ được nghỉ 1 ngày sau trận đấu 120 phút, các cầu thủ Olympic Việt Nam sẽ hồi phục thể lực thế nào?
Bình luận