Mới đây, thị trường xe điện Việt xuất hiện loại xe điện gấp Lehe K2 "nhái" kiểu dáng theo dòng E.T Scooter nổi tiếng tại Mỹ có mức giá 14 - 18,8 triệu đồng.
Điểm nhấn của mẫu xe điện này là thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn, có thể gấp lại, đặc biệt rất nhẹ, chỉ 18 kg.
Có thể nói, những gì mà nhà sản xuất quảng cáo về mẫu scooter điện nghe có vẻ hấp dẫn. Giá của Lehe K2 cũng được quảng cáo rầm rộ chỉ khoảng 14 -18,8 triệu đồng khi về Việt Nam...
Điều đáng nói ở chỗ, mẫu xe điện này đã được hãng xe Trung Quốc "nhái" kiểu dáng theo dòng E.T Scooter nổi tiếng hãng Raytroniks đặt trụ sở tại Mỹ.
Cũng theo thông tin tìm hiểu thì mẫu xe điện E.T Scooter được bán ra với mức giá 1390 USD tại Châu Âu (khoảng hơn 30 triệu đồng), đắt gấp đôi mẫu xe Lehe K2 đến từ Trung Quốc.
Không chỉ mẫu xe điện Lehe K2, các mẫu xe điện khác đến từ Trung Quốc cũng nhái các thương hiệu lớn như xe điện kiểu dáng giống với Vespa, Spacy, Vespa 946 và Primavera,... được giao bán với giá từ 9-20 triệu đồng tại thị trường Việt Nam.
Hầu hết xe này được quảng cáo có vận tốc tối đa 40-50km/h, sau nhiều giờ sạc, xe có thể vận hành trong khoảng thời gian 4-5 h hoặc đi được quãng đường tối đa 80km. Theo 1 số nhân viên bán hàng tại phố Huế và Nguyễn Thái Học cho biết: Hiện nay, công nghệ làm xe điện mạnh nhất là từ các nhà sản xuất Trung Quốc.
Ngoài ra, một số loại xe "nhái" của Trung Quốc trang bị các tính năng như loa Bluetooth kết nối với điện thoại, cổng USB cắm máy nghe nhạc, màn hình LCD cỡ lớn trên đầu xe để hiển thị các thông số như khoảng cách, tốc độ, nhiệt độ và dung lượng pin, khóa từ bánh xe để chống trộm.
Trước một thị trường xe điện khó phân biệt và nhiều lựa chọn, người tiêu dùng nên chọn xe máy điện chính hãng, xe sẽ có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng. Đây là điều khác biệt rất lớn so với hàng giả.
Xe nhái sẽ chất lượng kém, phần khung xe lắp ráp không đảm bảo, dễ bị hỏng khi có va đập, tuổi thọ giảm nhanh dù có thường xuyên bảo hành hay thay thế các linh kiện. Pin xe nhanh "chai". Chưa kể, đối với xe không rõ nguồn gốc, mỗi khi hỏng hóc, người dùng rất khó tìm kiếm các linh kiện phù hợp để thay thế.
Nguồn: BizLIVE
Điểm nhấn của mẫu xe điện này là thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn, có thể gấp lại, đặc biệt rất nhẹ, chỉ 18 kg.
Lehe K2. |
Có thể nói, những gì mà nhà sản xuất quảng cáo về mẫu scooter điện nghe có vẻ hấp dẫn. Giá của Lehe K2 cũng được quảng cáo rầm rộ chỉ khoảng 14 -18,8 triệu đồng khi về Việt Nam...
Điều đáng nói ở chỗ, mẫu xe điện này đã được hãng xe Trung Quốc "nhái" kiểu dáng theo dòng E.T Scooter nổi tiếng hãng Raytroniks đặt trụ sở tại Mỹ.
Xe điện Lehe K2. |
Cũng theo thông tin tìm hiểu thì mẫu xe điện E.T Scooter được bán ra với mức giá 1390 USD tại Châu Âu (khoảng hơn 30 triệu đồng), đắt gấp đôi mẫu xe Lehe K2 đến từ Trung Quốc.
Không chỉ mẫu xe điện Lehe K2, các mẫu xe điện khác đến từ Trung Quốc cũng nhái các thương hiệu lớn như xe điện kiểu dáng giống với Vespa, Spacy, Vespa 946 và Primavera,... được giao bán với giá từ 9-20 triệu đồng tại thị trường Việt Nam.
Dòng xe E.T Scooter nổi tiếng hãng Raytroniks. |
Hầu hết xe này được quảng cáo có vận tốc tối đa 40-50km/h, sau nhiều giờ sạc, xe có thể vận hành trong khoảng thời gian 4-5 h hoặc đi được quãng đường tối đa 80km. Theo 1 số nhân viên bán hàng tại phố Huế và Nguyễn Thái Học cho biết: Hiện nay, công nghệ làm xe điện mạnh nhất là từ các nhà sản xuất Trung Quốc.
Ngoài ra, một số loại xe "nhái" của Trung Quốc trang bị các tính năng như loa Bluetooth kết nối với điện thoại, cổng USB cắm máy nghe nhạc, màn hình LCD cỡ lớn trên đầu xe để hiển thị các thông số như khoảng cách, tốc độ, nhiệt độ và dung lượng pin, khóa từ bánh xe để chống trộm.
Xe điện Trung Quốc có hình dáng giống với xe Vespa. |
Trước một thị trường xe điện khó phân biệt và nhiều lựa chọn, người tiêu dùng nên chọn xe máy điện chính hãng, xe sẽ có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng. Đây là điều khác biệt rất lớn so với hàng giả.
Xe nhái sẽ chất lượng kém, phần khung xe lắp ráp không đảm bảo, dễ bị hỏng khi có va đập, tuổi thọ giảm nhanh dù có thường xuyên bảo hành hay thay thế các linh kiện. Pin xe nhanh "chai". Chưa kể, đối với xe không rõ nguồn gốc, mỗi khi hỏng hóc, người dùng rất khó tìm kiếm các linh kiện phù hợp để thay thế.
Nguồn: BizLIVE
Bình luận