• Zalo

Độc giả ủng nộ nữ sinh nhập vai Cám viết kịch bản hài

Giáo dụcThứ Sáu, 12/10/2012 06:40:00 +07:00Google News

(VTC News)- Tuy còn nhiều ý kiến khen chê về bài văn của nữ sinh nhập vai Cám nhưng phần lớn độc giả đều cho rằng đây là một bài văn giàu tính sáng tạo.

(VTC News)- Tuy còn nhiều ý kiến khen chê về bài văn của nữ sinh nhập vai Cám nhưng phần lớn độc giả đều cho rằng đây là một bài văn giàu tính sáng tạo và mới mẻ và tác giả bài văn nên đi viết kịch bản hài.

Ngay sau khi đăng thông tin về bài văn của nữ sinh lớp 10 tại Hà Nội nhập vai nhân vật Cám để kể lại chuyện Tấm Cám, báo điện tử VTC News đã nhận được hàng trăm phản hồi của độc giả bình luận về vấn đề này.

Bài văn đầy ngôn ngữ chợ búa, chao chát, sai chính tả, tuy diễn đạt đúng với tính cách nhân vật Cám song cũng đem đến cho người đọc sự gờn gợn về lời ăn tiếng nói của thanh niên thời nay.

Song, ngạc nhiên thay, độc giả lại rất ủng hộ lối hành văn này và thậm chí còn đòi cho điểm 10. VTC News sẽ tiếp tục đăng tải các ý kiến trái chiều xung quanh bài văn này.

Bài viết được cộng đồng mạng đánh giá là thể hiện chân thực nhân vật Cám trong truyện cổ tích

Đúng là Cám còn gì!

Chia sẻ trên VTC News, bạn đọc Vân thẳng thắn nhận xét: “ Đúng là Cám còn gì? Chẳng lẽ nhân vật Cám lại gọi dạ, bảo vâng? Em này nhập vai quá chuẩn. Ngôn ngữ thì có vẻ hơi hiện đại một chút và viết cẩu thả”.

Nhiều bạn đọc cũng hoàn toàn đồng tình với cách thể hiện nhân vật Cám được trong bài văn. “Nhân vật Cám mà hiền như Tấm thì sao gọi là Cám được nữa. Cô giáo phê bài của học sinh là không đúng. Cám không đáng sợ thì sao goi là Cám được nữa” - Bạn đọc Phương chia sẻ.

Bạn đọc Nguyễn An phân tích bài văn trên đã sử dụng khẩu ngữ hơi nhiều nhưng cách bạn ấy kể lại một câu truyện dài nhưng chỉ vẻn vẹn có chưa đầy một mặt giấy nhưng vẫn làm bật lên nội dung câu chuyện và cá tính của nhân vật Cám.

Nhiều bạn đọc cho rằng, bài viết đã thể hiện góc nhìn hiện đại và làm nổi bật được nhân vật phản diễn là Cám.

Độc giả Luis_265 lý giải: “Bài làm có hồn và rất nhập vai, cô giáo làm sao biết được ở cái tuổi như vậy khi đọc truyên Tấm Cám thì tâm lý tình cảm của các em ra sao. Đây là bài văn viết một cách trung thực về cảm tưởng và suy nghĩ khi nhập vai Cám. Chỉ có vấn đề về câu từ của bài văn thì còn phải xem xét chứ nội dung như vậy rất đáng được khuyến khích.”

Độc giả Minh ủng hộ nữ sinh nhập vai Cám và chỉ rõ, người đáng phê phán phải chăng là giáo viên: “Cái sai chính là giáo viên ra đề bài. Thực tế trong chuyện đã phân chia nhân vật rồi: Tấm thì phải hiền thục, nết na.. Cám thì lười nhác, thâm hiểm. Do đó học sinh đã vào nhân vật Cám thì phải thể hiện đúng được bản chất của Cám. Làm sao giáo viên lại bảo là học sinh vào vai Cám đáng sợ được, không vào vai thế thì sao còn gọi là Cám được nữa. Cai sai của học sinh có chăng chỉ là lối diễn đạt và chính tả thôi”.

 

Thậm chí, độc giả Phạm Hùng còn lên tiếng bào chữa cho tác giả về ngôn ngữ bài viết. Độc giả này cho rằng, ngôn ngữ sử dụng trong bài viết đúng là ngôn ngữ của học sinh thời nay.

Bằng chứng là nếu bạn lên mạng vào một diễn đàn học sinh hoặc facebook nói chuyện thì sẽ thấy đó là cách nói chuyện rất phổ biến của học sinh thời nay. Ngôn ngữ cộc lốc, chao chát và chỏng lỏn, rồi nhiều khi còn tục tĩu ...

Nhưng xét môt góc độ nào đó về "sự hóa thân vào nhân vật" là rất tốt, cô giáo dạy văn phải thấy đáng sợ với hình tượng Cám. Lần đầu tiếng nói của Cám được cất lên.

“Mình làm con trai nên khi đọc bài này thấy rất hay. Không biết tác giả bài văn ngoài đời ra sao nhưng để hóa vai vào nhân vật Cám thì tác giả đã làm rất thành công. Làm việc ác nhưng luôn biện luận cho mình theo logic, theo lý lẽ riêng của một con người độc ác.

Còn về chữ viết, lỗi chính tả, viết tắt thì đây không chỉ là lỗi của học sinh mà còn là lỗi của giáo viên văn của học sinh từ nhỏ tới lớn. Với đề bài "hãy nhập vai nhân vật Cám, kể lại chuyện cổ tích Tấm Cám" thì mình không nghĩ bài này đáng bị điểm thấp như vậy” - Bạn đọc Phan Thúc Định chia sẻ.

Nữ sinh nhập vai Cám phải được 10

Sau hàng trăm những lời bình luận đồng tình cùng nữ sinh nhập vai vào nhân vật Cám, nhiều độc giả còn thẳng thắng quan điểm rằng tác giả bài viết đáng ra phải nhận được điểm số tối đa.

Trên Yahoo News, một bạn đọc không ngần ngại tặng cho tác giả điểm 10 nếu là thầy giáo chấm bài văn trên: “Bài văn này mà đưa cho nghệ sỹ hài như Minh Vượng, Vân Dung... thì chúng ta có một tác phẩm hài cuối tuần thật hấp dẫn. Nếu tôi được làm đạo diễn đoạn văn này tôi chấm điểm 10”.

Cũng cho rằng đây là một bài văn xuất sắc, độc giải Nguyễn Hùng thẳng thắn: “Tôi có điểm 10 về nội dung còn chữ viết thì hơi xấu”.

Thậm chí, bạn đọc Phương Thúy còn cho rằng tác giả của bài văn có tư chất trở thành một nhà văn lớn, có khả năng viết truyện cười rất hấp dẫn. Vì vậy, Thúy cũng đề nghị dành điểm 9,5 cho tác giả bài văn.

"Bạn này viết văn hấp dẫn và sáng tao quá. Sau này chắc hẳn bạn sẽ nổi danh nếu đi viết kịch bản hài như anh GS Xoay" - Độc giả Mạnh Hùng kỳ vọng.

Theo nhiều độc giả, bài văn của nữ sinh này đáng lẽ phải được điểm cao hơn thế

Bên cạnh đó, nhiều bạn đọc cũng chỉ ra bài văn còn mắc rất nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. Vì vậy, nếu đánh giá công bằng, tác giả bài viết có thể nhận được từ 7- 8 điểm.

“Bài này viết đúng theo cảm suy nghĩ, bản chất của Cám, khi giáo viên ra đề thì cũng phải lường trước được những lời văn như thế chứ. Theo tôi bài này giáo viên nên cho 8 vì còn trừ lỗi sai chính tả và viết tắt. Nếu giáo viên thấy nhân vật Cám trong bài đáng sợ thì sao không cho làm bài về Tấm?” - Độc giả Nguyễn Vũ thắc mắc.

Dựa trên một cái nhìn tổng thể, độc giả Lan Chi cho rằng bài văn của nữ sinh rất đáng tuyên dương nhưng vẫn có chút gì đó lạnh lùng, vô cảm trong việc sử dụng ngôn ngữ: “Hi vọng tác giả bài văn này chỉ là nhập vào nhân vật để viết bài chứ không sống đời thực với thái độ như nhân vật Cám của mình”.

Ý kiến đóng góp của độc giả về bài văn "lạ" xin gửi vào ô thảo luận cuối bài viết. Trân trọng!

Khởi Nguyên(Tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn