(VTC News) – Dù là con trai của bầu Hiển – một trong những đại gia nổi tiếng nhất Việt Nam nhưng doanh nhân Đỗ Quang Vinh vẫn tự nguyện “trắng tay”.
Ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) là một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất Việt Nam. Bầu Hiển nắm giữ nhiều chức vụ tại nhiều công ty lớn. Trong đó, vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) và công ty cổ phần Tập đoàn T&T (T&TGROUP) giúp ông để lại nhiều dấu ấn trên thương trường.
Phóng viên Báo điện tử VTC News đã có phỏng vấn doanh nhân Đỗ Quang Vinh quanh việc “trắng tay” tại công ty của bố.
Tự nguyện “trắng tay”
- Báo cáo tình hình quản trị 2015 của SHB cho thấy anh và em trai tiếp tục không sở hữu bất cứ cổ phiếu nào tại công ty bố (SHB và SHS). Trong khi, nhiều đại gia ngân hàng khác như ông Trầm Bê, ông Đặng Văn Thành đã dành cho con lượng cổ phiếu có giá trị tương đương hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng. Anh có thấy “tủi thân”?
Tôi nghĩ đây là việc bình thường. Nhiều doanh nhân sớm tính tới việc chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ hai vì vậy cổ phiếu được chuyển cho con cái. Chuyện đó có thể sẽ xảy ra trong gia đình nhưng là trong tương lai chứ không phải hiện tại.
Hiện tại, gia đình tôi, không ai ham hố mấy cái đó. Anh em tôi không đòi hỏi và ba tôi cũng thấy chưa cần phải bàn giao lại. Để có thể nổi tiếng hay sở hữu cái gì đó lớn lao thì dễ lắm. Cũng có lúc tôi nghĩ đến việc vào Top doanh nhân U30 giàu có. Nhưng rồi tôi nhận thấy đó chỉ là hư danh. Tôi không thích sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng thực tế chỉ là của ba mình.
Bây giờ tôi vẫn chỉ như người đi “làm thuê” chứ chưa tham gia Hội đồng quản trị. Sau này nếu ba tôi có chuyển giao thì đó cũng là chuyện bình thường nhưng là lúc tôi đã chứng minh được điều gì đó, Còn bây giờ, mọi người vẫn biết đến tôi qua cách gọi “con trai bầu Hiển”.
- Thời điểm này anh “tình nguyện” không sở hữu cổ phiếu trong công ty của ba, còn mẹ anh thì sao? Mẹ anh cũng “tình nguyện” phải không?
Mẹ tôi là kế toán trưởng ở Tổng cục hậu cần. Truyền thống bên ngoại của tôi là làm trong ngành công an. Từ xưa đến nay, me tôi vẫn làm việc trong ngành. Me có quan điểm là vợ chồng không nên làm một nơi. Mỗi người có công việc riêng của mình nhưng vẫn quan tâm, chia sẻ công việc với nhau.
Nếu mẹ làm việc cho bố, mẹ sẽ là nhân viên của bố. Như vậy có thể lẫn lộn giữa công việc và gia đình. Cuộc sống gia đình sẽ không thoải mái lắm. Hơn nữa, mẹ tôi làm trong ngành quen rồi, mẹ không thích kinh doanh.
- Có phải vì quan điểm đó có mẹ mà khi mới ra trường, anh muốn làm việc cho ngân hàng nước nước ngoài hơn là SHB?
Khi học xong đại học, tôi về SHB làm việc mấy tháng trên tinh thần học hỏi. Tôi đã qua nhiều bộ phận như khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, tín dụng, thanh toán quốc tế, tái thẩm định để học được các nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng. Sau đó, tôi học thạc sĩ rồi về Việt Nam làm việc cho ba như thư ký không chính thức, nhân viên không lương.
Thực ra trong 1 năm đó, tôi có tham gia tuyển dụng ở nhiều nơi như các cử nhân khác. Tôi không muốn làm việc tại SHB sớm vì ở đó không ai dám nói gì tôi hoặc chê tôi. Mà như thế tôi không phát triển được. Tuy nhiên, vì không có duyên nên tôi đã lỡ cơ hội ở một số ngân hàng khác.
Đầu năm 2013, tôi đã được Bank Of China (BOC) ở Hong Kong nhận nhưng khi làm Visa, tôi gặp trục trặc nên không thể tới Hong Kong làm việc. Tôi nộp đơn vào HSBC thì người tuyển dụng lại khuyên tôi nên nhường cơ hội cho người khác.
Sau đó, tôi làm việc tại Hana Bank, một ngân hàng Hàn Quốc. Công việc ở Hana hơi bình bình vì chi nhánh mới mở không có nhiều việc. Ở đó, tôi làm tín dụng, 1 mình 1 phòng, không có ai khác. Tôi vừa là nhân viên, vừa như trưởng phòng.
Làm việc ở Hana giúp tôi học hỏi được rất nhiều, trong đó quan trọng nhất là quy trình xây dựng ngân hang từ đầu. Tuy nhiên, tôi nhận thấy, ở Hana, định hướng phát triển không tiềm năng, không giúp tôi bật nhanh nên sau 4 tháng làm việc, tôi quyết định nghỉ việc ở Hana.
Khai phá thị trường Mỹ
- Hana Bank không tạo được nhiều cơ hội cho anh, vậy anh tìm cơ hội cho mình ở đâu?
Tâp đoàn T&T có rất nhiều công việc cần giải quyết nhưng thiếu người. T&T muốn phát triển chi nhánh ở Đức. Tôi đã có kế hoạch tới Đức. Giấy tờ đã ký xong, tôi làm giám đốc và đứng tên ngân hàng. Tuy nhiên, sau 3 tuần, tôi thấy Đức không phù hợp, trong khi thị trường Mỹ khá rộng mở. Chi nhánh T&T ở Mỹ đã thành lập được 1 năm nhưng chưa có người quản lý. Vì vậy, tôi sang Mỹ điều hành chi nhánh.
- Anh có thể tiết lộ T&T Mỹ hoạt động trong lĩnh vực nào?
T&T Mỹ đã có giấy phép xuất nhập khẩu. Theo giấy phép thì T&T Mỹ xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung nhưng T&T đã xuất nhập khẩu nông sản rồi nên T&T Mỹ muốn làm mảng đó. Trước mắt, xuất nhập khẩu nông sản tập trung ở gạo, tiêu, hạt điều.
Nhưng vừa qua, bố tôi mua công ty cổ phần rau quả miền Bắc nên Tâp đoàn cũng muốn sử dụng nguồn sẵn có của mình để xuất sang Mỹ.
Vấn đề là tìm đối tác ở bên kia. Có thị trường rồi mới tính chuyển cái gì sang. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng vì thị trường Mỹ rất khó tính. Để vào được thị trường Mỹ là rất khó. Đầu tiên là chất lượng. Chất lượng quan trong hơn sản lượng. Nhiều người đã làm, vài công đầu thì tốt nhưng về sau chất lượng kém hơn nên mất uy tín.
Bên cạnh đó, T&T Mỹ cũng đã nhân được giấy phép đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính. Nhưng hiện tại, tôi tập trung cho xuất nhập khẩu và bất động sản trước.
- Công việc của anh tại Mỹ tiến triển như thế nào rồi?
Đây là lần đầu tiên tôi nhận chức vụ “to”, lần đầu tiên làm sếp. Tôi chưa có gì thành công về công việc. Mọi thứ mới ở mức bắt đầu. Ở bên Mỹ, tôi một mình phải lo tất cả mọi công việc vì công ty chỉ có mình tôi và 1 lễ tân. Tôi chưa có nhân viên.
Tôi rất muốn có người chia sẻ công việc với mình nhưng tuyển dụng ở Mỹ không dễ như ở Việt Nam. Tôi không thể đưa nhân sự từ Việt Nam sang được vì Mỹ chỉ cấp visa cho một người duy nhất sang thiết lập công việc. Nhân sự còn lại phải tuyển ở Mỹ. Nhưng T&T Mỹ là công ty mới, chưa thực sự thu hút được người lao động. Tôi có đăng ký tuyển dụng qua một số head-hunter nhưng không có hồi âm.
Vì vậy, tôi đang trong tình trạng một mình lo tất cả công việc. Có những ngày, tôi lái xe trên đường quá nhiều để lo các thủ tục, xem xét dự án,... tôi thấy rất mệt mỏi. Tuy nhiên, nhận thấy thị trường Mỹ vẫn còn rất nhiều cơ hội. Một số mảng người Mỹ đã làm nhưng chưa thực sự tốt sẽ là cơ hội cho mình nên tôi vẫn cố gắng.
Tôi mới sang Mỹ vài tháng nên mới chỉ tập trung ở California, nhưng hướng sau này sẽ chú ý tới một số bang khác, nơi giá nhà thấp hơn, có nhiều tiềm năng nhưng chưa được đầu tư nhiều.
- Anh có gặp áp lực gì không khi lần đầu làm sếp lại là làm sếp ở thị trường khó như Mỹ?
Hồi đầu tôi hơi áp lực vì bây giờ mình càng làm to, trách nhiệm cao hơn. Trước đây, tôi chỉ là nhân viên quèn, chỉ phải nhận nhiệm vụ từ sếp nên không phải lo lắng nhiều. Thời gian làm việc ở Hana Bank tôi thoải mái nhất.
Tôi cũng e ngại mọi người nhận xét rằng do tôi là con của ba tôi nên làm việc đủng đỉnh. Vì áp lực đó, tôi luôn làm việc chăm chỉ. Nhưng do công ty chưa có doanh thu nên đôi lúc tôi cũng xót ruột khi phải chi khá nhiều cho T&T Mỹ.
Dù vậy, tôi vẫn tin rằng có cố gắng sẽ thành công. Hy vọng, tôi đủ khả năng trở thành thế hệ có thể thay thế được.
Tôi không vội vàng, cũng không nghĩ quá xa xôi. Trước mắt, tôi tập trung tạo thành công cho T&T Mỹ. Sau này, sẽ cố gắng đi xa hơn.
- Xin cám ơn anh!
Bảo Linh
Ông Đỗ Quang Hiển (bầu Hiển) là một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất Việt Nam. Bầu Hiển nắm giữ nhiều chức vụ tại nhiều công ty lớn. Trong đó, vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB), Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) và công ty cổ phần Tập đoàn T&T (T&TGROUP) giúp ông để lại nhiều dấu ấn trên thương trường.
Phóng viên Báo điện tử VTC News đã có phỏng vấn doanh nhân Đỗ Quang Vinh quanh việc “trắng tay” tại công ty của bố.
Doanh nhân trẻ Đỗ Quang Vinh |
- Báo cáo tình hình quản trị 2015 của SHB cho thấy anh và em trai tiếp tục không sở hữu bất cứ cổ phiếu nào tại công ty bố (SHB và SHS). Trong khi, nhiều đại gia ngân hàng khác như ông Trầm Bê, ông Đặng Văn Thành đã dành cho con lượng cổ phiếu có giá trị tương đương hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng. Anh có thấy “tủi thân”?
Tôi nghĩ đây là việc bình thường. Nhiều doanh nhân sớm tính tới việc chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ hai vì vậy cổ phiếu được chuyển cho con cái. Chuyện đó có thể sẽ xảy ra trong gia đình nhưng là trong tương lai chứ không phải hiện tại.
Hiện tại, gia đình tôi, không ai ham hố mấy cái đó. Anh em tôi không đòi hỏi và ba tôi cũng thấy chưa cần phải bàn giao lại. Để có thể nổi tiếng hay sở hữu cái gì đó lớn lao thì dễ lắm. Cũng có lúc tôi nghĩ đến việc vào Top doanh nhân U30 giàu có. Nhưng rồi tôi nhận thấy đó chỉ là hư danh. Tôi không thích sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng thực tế chỉ là của ba mình.
Bây giờ tôi vẫn chỉ như người đi “làm thuê” chứ chưa tham gia Hội đồng quản trị. Sau này nếu ba tôi có chuyển giao thì đó cũng là chuyện bình thường nhưng là lúc tôi đã chứng minh được điều gì đó, Còn bây giờ, mọi người vẫn biết đến tôi qua cách gọi “con trai bầu Hiển”.
Mẹ tôi là kế toán trưởng ở Tổng cục hậu cần. Truyền thống bên ngoại của tôi là làm trong ngành công an. Từ xưa đến nay, me tôi vẫn làm việc trong ngành. Me có quan điểm là vợ chồng không nên làm một nơi. Mỗi người có công việc riêng của mình nhưng vẫn quan tâm, chia sẻ công việc với nhau.
Nếu mẹ làm việc cho bố, mẹ sẽ là nhân viên của bố. Như vậy có thể lẫn lộn giữa công việc và gia đình. Cuộc sống gia đình sẽ không thoải mái lắm. Hơn nữa, mẹ tôi làm trong ngành quen rồi, mẹ không thích kinh doanh.
- Có phải vì quan điểm đó có mẹ mà khi mới ra trường, anh muốn làm việc cho ngân hàng nước nước ngoài hơn là SHB?
Khi học xong đại học, tôi về SHB làm việc mấy tháng trên tinh thần học hỏi. Tôi đã qua nhiều bộ phận như khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, tín dụng, thanh toán quốc tế, tái thẩm định để học được các nghiệp vụ kinh doanh chính của ngân hàng. Sau đó, tôi học thạc sĩ rồi về Việt Nam làm việc cho ba như thư ký không chính thức, nhân viên không lương.
Thực ra trong 1 năm đó, tôi có tham gia tuyển dụng ở nhiều nơi như các cử nhân khác. Tôi không muốn làm việc tại SHB sớm vì ở đó không ai dám nói gì tôi hoặc chê tôi. Mà như thế tôi không phát triển được. Tuy nhiên, vì không có duyên nên tôi đã lỡ cơ hội ở một số ngân hàng khác.
Đầu năm 2013, tôi đã được Bank Of China (BOC) ở Hong Kong nhận nhưng khi làm Visa, tôi gặp trục trặc nên không thể tới Hong Kong làm việc. Tôi nộp đơn vào HSBC thì người tuyển dụng lại khuyên tôi nên nhường cơ hội cho người khác.
Sau đó, tôi làm việc tại Hana Bank, một ngân hàng Hàn Quốc. Công việc ở Hana hơi bình bình vì chi nhánh mới mở không có nhiều việc. Ở đó, tôi làm tín dụng, 1 mình 1 phòng, không có ai khác. Tôi vừa là nhân viên, vừa như trưởng phòng.
Làm việc ở Hana giúp tôi học hỏi được rất nhiều, trong đó quan trọng nhất là quy trình xây dựng ngân hang từ đầu. Tuy nhiên, tôi nhận thấy, ở Hana, định hướng phát triển không tiềm năng, không giúp tôi bật nhanh nên sau 4 tháng làm việc, tôi quyết định nghỉ việc ở Hana.
- Hana Bank không tạo được nhiều cơ hội cho anh, vậy anh tìm cơ hội cho mình ở đâu?
Tâp đoàn T&T có rất nhiều công việc cần giải quyết nhưng thiếu người. T&T muốn phát triển chi nhánh ở Đức. Tôi đã có kế hoạch tới Đức. Giấy tờ đã ký xong, tôi làm giám đốc và đứng tên ngân hàng. Tuy nhiên, sau 3 tuần, tôi thấy Đức không phù hợp, trong khi thị trường Mỹ khá rộng mở. Chi nhánh T&T ở Mỹ đã thành lập được 1 năm nhưng chưa có người quản lý. Vì vậy, tôi sang Mỹ điều hành chi nhánh.
- Anh có thể tiết lộ T&T Mỹ hoạt động trong lĩnh vực nào?
T&T Mỹ đã có giấy phép xuất nhập khẩu. Theo giấy phép thì T&T Mỹ xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung nhưng T&T đã xuất nhập khẩu nông sản rồi nên T&T Mỹ muốn làm mảng đó. Trước mắt, xuất nhập khẩu nông sản tập trung ở gạo, tiêu, hạt điều.
Nhưng vừa qua, bố tôi mua công ty cổ phần rau quả miền Bắc nên Tâp đoàn cũng muốn sử dụng nguồn sẵn có của mình để xuất sang Mỹ.
Vấn đề là tìm đối tác ở bên kia. Có thị trường rồi mới tính chuyển cái gì sang. Đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng vì thị trường Mỹ rất khó tính. Để vào được thị trường Mỹ là rất khó. Đầu tiên là chất lượng. Chất lượng quan trong hơn sản lượng. Nhiều người đã làm, vài công đầu thì tốt nhưng về sau chất lượng kém hơn nên mất uy tín.
Bên cạnh đó, T&T Mỹ cũng đã nhân được giấy phép đầu tư bất động sản và đầu tư tài chính. Nhưng hiện tại, tôi tập trung cho xuất nhập khẩu và bất động sản trước.
- Công việc của anh tại Mỹ tiến triển như thế nào rồi?
Đây là lần đầu tiên tôi nhận chức vụ “to”, lần đầu tiên làm sếp. Tôi chưa có gì thành công về công việc. Mọi thứ mới ở mức bắt đầu. Ở bên Mỹ, tôi một mình phải lo tất cả mọi công việc vì công ty chỉ có mình tôi và 1 lễ tân. Tôi chưa có nhân viên.
Doanh nhân Đỗ Quang Vinh và gia đình |
Vì vậy, tôi đang trong tình trạng một mình lo tất cả công việc. Có những ngày, tôi lái xe trên đường quá nhiều để lo các thủ tục, xem xét dự án,... tôi thấy rất mệt mỏi. Tuy nhiên, nhận thấy thị trường Mỹ vẫn còn rất nhiều cơ hội. Một số mảng người Mỹ đã làm nhưng chưa thực sự tốt sẽ là cơ hội cho mình nên tôi vẫn cố gắng.
Tôi mới sang Mỹ vài tháng nên mới chỉ tập trung ở California, nhưng hướng sau này sẽ chú ý tới một số bang khác, nơi giá nhà thấp hơn, có nhiều tiềm năng nhưng chưa được đầu tư nhiều.
- Anh có gặp áp lực gì không khi lần đầu làm sếp lại là làm sếp ở thị trường khó như Mỹ?
Hồi đầu tôi hơi áp lực vì bây giờ mình càng làm to, trách nhiệm cao hơn. Trước đây, tôi chỉ là nhân viên quèn, chỉ phải nhận nhiệm vụ từ sếp nên không phải lo lắng nhiều. Thời gian làm việc ở Hana Bank tôi thoải mái nhất.
Tôi cũng e ngại mọi người nhận xét rằng do tôi là con của ba tôi nên làm việc đủng đỉnh. Vì áp lực đó, tôi luôn làm việc chăm chỉ. Nhưng do công ty chưa có doanh thu nên đôi lúc tôi cũng xót ruột khi phải chi khá nhiều cho T&T Mỹ.
Dù vậy, tôi vẫn tin rằng có cố gắng sẽ thành công. Hy vọng, tôi đủ khả năng trở thành thế hệ có thể thay thế được.
Tôi không vội vàng, cũng không nghĩ quá xa xôi. Trước mắt, tôi tập trung tạo thành công cho T&T Mỹ. Sau này, sẽ cố gắng đi xa hơn.
- Xin cám ơn anh!
Bảo Linh
Bình luận