Cụ thể, JBAV xin kiến nghị giảm thuế nhập khẩu linh kiện CKD (xe lắp ráp trong nước với 100% linh kiện được nhập khẩu) theo hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Việt Nam – Nhật Bản về 0% từ 2018.
Cùng với đó, JBAV đề nghị Chính phủ làm rõ nội dung và yêu cầu của chính sách hỗ trợ trong nước.
Dù cho rằng chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước vốn có tầm quan trọng đặc biệt đối với nhà sản xuất nội địa, song theo JBAV, chính sách này hiện chưa rõ ràng. Chính điều này đã gây khó khăn cho nhà sản xuất trong quá trình chuẩn bị dự án để xin hồ trợ của chính phủ.
“Để tạo điều kiện cho các nhà sản xuất ô tô, JBAV kiến nghị bộ Công thương làm rõ nội dung ưu đãi và các yêu cầu cụ thể đối với dự án sản xuất,” JBAV cho hay.
Đồng thời, JBAV kiến nghị thành lập tổ công tác liên ngành để có kế hoạch và mục tiêu hành động.
JBAV hiện có các thành viên là các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô đến từ Nhật Bản như Toyota, Honda, Suzuki,… Theo JBAV, do sản lượng của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn quá bé so với Thái Lan và Indonesia, nếu các nhà sản xuất ô tô của Việt Nam tiến hành nội địa hoá nhiều hơn nữa trong khi sản lượng còn nhỏ sẽ làm tăng chi phí.
Cũng theo JBAV, do phải nhập phần lớn linh kiện CKD, các nhà sản xuất ô tô của Việt Nam phải chịu chi phí đóng gói, vận chuyển rất cao, đặc biệt thuế linh kiện. Vì vậy, chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam cao hơn nhiều so với Thái Lan và Indonesia.
“Hiện nay sản xuất ô tô trong nước đang được bảo hộ bởi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc ở mức cao. Tuy nhiên, sau 2018 khi thuế nhập khảu từ Asean giảm về 0%, các nhà sản xuất ô tô của Việt Nam sẽ phải đổi mặt với sự cạnh tranh gay gắt của ô tô nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia vốn có lợi thế cạnh tranh về chi phí.” – JBAV phân tích.
Bình luận