• Zalo

Doanh nghiệp làm dự án BT tại Thái Bình: Nợ ngàn tỷ

Kinh tếThứ Tư, 21/03/2018 20:21:00 +07:00Google News

Trong báo cáo tài chính mới nhất vừa công bố, Công ty cổ phần Damsan (ADS) – nhà đầu tư Dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại TP. Thái Bình - đang gánh khoản nợ phải trả lên tới hơn 1.143 tỷ đồng (gấp 2,6 lần vốn sở hữu), giữa bối cảnh hàng tồn kho và khoản liên quan doanh thu bất ngờ tăng cao.

Nợ lớn

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4 năm 2017, ADS có khoản nợ ngắn hạn hơn 942 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 201,2 tỷ đồng. Trong khi, vốn chủ sở hữu của ADS tại thời điểm 31/12/2017 chỉ là hơn 435,5 tỷ đồng.

Az1

 

Az2

ADS đang gánh khoản nợ phải trả lên tới hơn 1.143 tỷ đồng, gấp 2,6 lần vốn sở hữu.

Trong cơ cấu nợ của ADS, chiếm áp đảo là vay và thuê tài chính (ngắn hạn là hơn 577,9 tỷ đồng, dài hạn là hơn 201,2 tỷ đồng). Ngoài ra, ADS phải trả người bán ngắn hạn (gồm: trả cho nhà thầu xây lắp và trả cho hoạt động sản xuất kinh doanh) hơn 123,5 tỷ đồng; phải trả ngắn hạn khác (gồm: tiền đặt cọc quyền mua căn hộ tại dự án Khu đô thị Phú Xuân, bảo hiểm y tế…) hơn 201,2 tỷ đồng.

So với thời điểm cuối 2016, đầu 2017, nợ phải trả của ADS tăng hơn 134,6 tỷ đồng. Hai trong số các lí do chủ yếu dẫn đến nợ phải trả tăng cao là do tăng vay, thuê tài chính và khoản phải trả ngắn hạn khác.

ADS hiện là con nợ lớn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) – chi nhánh Tây Đô – Hà Nội, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – chi nhánh Thái Bình, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam – chi nhánh Thái Bình, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quốc tế tại Thái Bình, Ngân hàng TMCP MB Bank – chi nhánh Thái Bình… Hiện, Agribank, BIDV, Ngân hàng Đại chúng, Ngân hàng Quốc tế là các nhà băng đang cung cấp cho ADS các khoản tín dụng lớn.

Để vay các khoản tín dụng lớn, ADS cần có tài sản thế chấp. Cụ thể, với các khoản vay tại Agribank, ADS đảm bảo bằng nhà xưởng, máy móc thiết bị của công ty tại nhà máy Damsan II – Khu công nghiệp Gia Lễ cùng tài gắn liền với đất tại dự án; khoản vay tại BIDV được đảm bảo bằng cơ sở hạ tầng khu Dự án cho người có thu nhập thấp tại khu nhà 5 tầng, tổ 39, 40 TP. Thái Bình, tài sản hình thành trong tương lai của Dự án nhà máy kéo sợi EIFFEL… Việc đem dự án nhà ở đi thế chấp ngân hàng tuy không vi phạm pháp luật song sẽ đặt khách hàng mua căn hộ trước nhiều rủi ro. Bằng chứng đã thể hiện rõ trong một số dự án phát sinh tranh chấp, khiếu nại thời gian qua.

Tình hình bán hàng trong quý cũng không tốt so với quý trước đó. Cụ thể, so với quý 3, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của ADS giảm hơn 135 tỷ đồng, chỉ đạt hơn 366 tỷ đồng (tại thời điểm 30/6/2017, doanh thu này là hơn 595 tỷ đồng).

Nợ lớn, ADS trong quý 4 phải trả hơn 4,5 tỷ tiền lãi vay, con số này quý 3 là 12 hơn 12 tỷ đồng, cả năm 2017 là hơn 38,8 tỷ đồng.

ADS tại thời điểm 31/12/2017 cũng ghi nhận khoản tồn kho tới hơn 294,8 tỷ đồng, tăng hơn 90 tỷ đồng so với hồi đầu năm.

Doanh nghiệp này hiện có khoản phải thu tới hơn 368 tỷ đồng (hơn 365 tỷ đồng phải thu ngắn hạn, và hơn 3 tỷ đồng phải thu dài hạn). Trong các khoản phải thu ngắn hạn, lớn nhất là thu ngắn hạn của khách hàng, hơn 175,5 tỷ đồng (chủ yếu khách hàng mua bất động sản). 

Gần đây ADS cũng thường xuyên phát hành cổ phiếu. Trên sàn HSX, cổ phiếu ADS đang giao dịch mức 16.200 đồng/CP. Tuy giao dịch chính thức từ 29/6/2016 nhưng hiện tại, cổ phiếu ADS có EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu khá thấp).

“Lình xình” tại dự án nhà ở xã hội tại TP. Thái Bình

Công ty cổ phần Damsan cũng chính là nhà đầu tư Dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại TP. Thái Bình. Đây chính là dự án chỉ định thầu mà mới đây Kiểm toán nhà nước chỉ ra nhiều sai phạm.

AZ3 3

 Một góc Dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại Thái Bình.

Cụ thể, theo báo cáo kiểm toán, dự án được UBND tỉnh Thái Bình quyết định đầu tư khi chưa được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Thứ nữa, giá trị hợp đồng BT bao gồm cả chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá và khối lượng hơn 7,2 tỷ đồng là không đúng. Trong khi, tổng dự toán vượt hơn 50,8 tỷ đồng nhưng các cơ quan chức năng không tổ chức thẩm định để trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định.

Dự án ban đầu 12 tầng, sau điều chỉnh phê duyệt 15 tầng, từ 238 lên 289 căn hộ nhưng không điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500.

Đặc biệt, nhà đầu tư là Công ty cổ phần Damsan cũng được lựa chọn bằng hình thức chỉ định thầu, dẫn đến các yếu tố như lợi nhuận định mức của nhà đầu tư, lãi suất vốn vay, tỷ lệ góp vốn chủ ở hữu, chi phí xây lắp công trình… chỉ được xác định qua thương thảo hợp đồng, làm mất tính cạnh tranh.

Video: Đang rà soát các dự án liên quan Vũ Nhôm

Vẫn theo kiểm toán, về quản lý chất lượng công trình, dự án chưa mô tả chi tiết quá trình thực hiện, tình trạng thực tế của vật liệu tại nhật ký thi công theo quy định.

Từ đó, Kiểm toán nhà nước kiến nghị Công ty cổ phần Damsan điều chỉnh sổ kế toán, báo cáo tài chính (nguồn vốn đầu tư, chi phí thực hiện đầu tư xây dựng) đến 31/10/2017. Đồng thời, xử lý tài chính số tiền hơn 79 tỷ đồng, trong đó: tại Dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp là hơn 77,4 tỷ đồng; tại Dự án đối ứng Khu dân cư xã Phú Xuân là hơn 1,5 tỷ đồng.

Hoàng Hưng
Bình luận
vtcnews.vn