• Zalo

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển: Ngập trong lỗ và nợ, dắt díu nhau rời sàn

Kinh tếThứ Sáu, 31/03/2017 11:38:00 +07:00Google News

Nợ lớn trong bối cảnh kinh doanh ngày càng khó khăn đã khiến cổ phiếu nhiều công ty kinh doanh vận tải biển trong nước phải khăn gói rời sàn hoặc bị đưa vào diện hạn chế giao dịch.

Hàng loạt “tên tuổi” trong ngành kinh doanh vận tải biển như Công ty cổ phần Vận tải & thuê tàu biển Việt Nam (VST), Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc (NOS), Công ty cổ phần Vận tải Biển & BĐS Việt Hải (VSP), Công ty cổ phần Vận tải Biển Hải Âu (SSG), Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship… tiếp tục đối mặt với hàng loạt khó khăn khi thị trường vận tải biển chưa hồi phục trở lại, lượng hàng ít, giá cước thấp trong khi mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Vosco

 VOS lỗ ròng hơn 359 tỷ đồng trong 2016 và trước đó lỗ 298 tỷ đồng trong 2015. (Ảnh minh hoạ)

Ông lớn ngành vận tải biển Vinaship vừa thông báo về khoản lỗ luỹ kế vượt quá vốn điều lệ giữa lúc hoạt động kinh doanh của hãng đang trải qua nhiều năm khó khăn.

Trong khi vốn điều lệ thực góp cổ đông công ty là 200 tỷ đồng thì lợi nhuận sau thuế 2016 của Vinaship là âm 98,6 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là âm 205,47 tỷ đồng.

Video: Bộ trưởng Thăng phê bình Vụ trưởng Vụ Vận tải vì 'trái lệnh'

Báo cáo mới nhất về tình hình kinh doanh của Vinaship cho thấy, doanh thu cả 2016 của doanh nghiệp chỉ đạt 532 tỷ đồng, giảm 23% so với 2015. Tuy nhiên, nợ đã chiếm đến 92% với 871 tỷ đồng. Phần lớn khoản nợ là vay và nợ thuê tài chính dài hạn và ngắn hạn. Hiện, Vinaship lỗ luỹ kế hơn 205 tỷ đồng.

Với việc để lỗ luỹ kế vượt quá vốn điều lệ cổ phiếu Vinaship sẽ bị hủy niêm yết. Hôm 24/3, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết sẽ huỷ giao dịch 20 triệu cổ phiếu Vinaship vào 21/4.

Trước đó, cổ phiếu của Vinaship bị đưa vào diện bi kiểm soát từ tháng 3 năm ngoái do lợi nhuận sau thuế hai năm 2014 và 2015 đều là số âm.

Khó khăn cũng đang bủa vây một doanh nghiệp khác trong ngành vận tải biển Việt Nam là Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VST).

Trong khi kết quả kinh doanh cả 2016 của VST đạt 693,8,3 tỷ đồng thì giá vốn bỏ là 753,7 tỷ đồng (lớn hơn doanh thu) nên công ty ghi nhận gần 160 tỷ đồng lỗ thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Trừ thêm các loại chi phí khác và chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, cả năm VST lỗ 327,69 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2016, tổng lỗ lũy kế chưa phân phối trên 1.072 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu ghi âm 467 tỷ đồng trong khi vốn góp của chủ sở hữu gần 590 tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh bết bát cộng vố chủ sở hữu âm đã khiến cổ phiếu VST bị đưa vào diện cảnh báo từ giữa 2016.

Lỗ lớn cũng đang diễn ra ở các doanh nghiệp cùng ngành khác là Vận tải biển Việt Nam (Vosco) và Vận tải Biển Bắc (Nosco). Trong khi Nosco ghi nhận khoản lỗ trong năm khoảng 334,7 tỷ đồng thì Vosco lỗ ròng hơn 359 tỷ đồng.

Tương tự, do có vốn chủ sở hữu trong 2015 không dương nên hơn 5 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Vận tải Biển Hải Âu (SSG) cũng bị đưa vào danh sách hạn chế giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCom.

Cùng đó, khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tiền mặt của các doanh nghiệp này cũng đang ở mức đáng báo động.

Trong báo báo gửi Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, VST cho hay, để khắc phục, công ty sẽ tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh: Chấm dứt hoạt động kinh doanh kém hiệu quả như dịch vụ sửa chữa tàu, cho thuê kho bãi… đồng thời mở rọng dịch vụ quản lý khai thác tàu.

Tái cơ cấu tài chính cũng được VST đề cập nhằm tìm giải pháp phù hợp để thực hiện tái cơ cấu nợ vay tại các tổ chức tín dụng, tiến tới giảm âm vốn chủ sở hữu.

Theo giải trình từ phía Vosco và Nosco, mặc dù trong năm doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng doanh thu, kiểm soát chi phí theo hướng chi đúng, chi đủ nhưng do thị trường duy trì ở mức kém quá lâu, lượng cung tàu vẫn tăng làm cho giá cước tiếp tục sụt giảm trong khi giá nhiên liệu tăng nên kết quả kinh doanh bị ảnh hưởng rất lớn.

Tuy nhiên, VTS thừa nhận “thị trường vận tải biển suy thoái kéo dài hơn 7 năm chưa có dấu hiệu hồi phục”.

Trả lời báo chí, Tổng giám đốc NOS Trịnh Hữu Lương cho rằng, sự suy giảm của thị trường vận tải biển từ cuối năm 2008 đến nay khiến công ty gặp khó khăn. Giá cước sụt giảm đến 90%, nguồn hàng khan hiếm. Đội tàu rơi vào tình trạng nguồn thu không đủ bù đắp chi phí thiết yếu cho đội tàu như: tiền lương, bảo hiểm, nhiên liệu, vật tư, sửa chữa…

Hoà Bình
Bình luận
vtcnews.vn