Thực tế, các doanh nghiệp nhà nước đã trả lương cao hơn mức cho phép theo quy định Bộ Luật Lao động.
Tiếp tục phiên làm việc, sáng nay (15/7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của Dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Đóng góp ý kiến cho Điều 34-35 của dự thảo Luật này về vấn đề lương, thưởng, bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Nguyên tắc đầu tiên để trả lương, thưởng phải phù hợp Bộ Luật Lao động. Doanh nghiệp dù là 100% vốn Nhà nước đầu tư hay DN tư nhân thì vấn đề liên quan lương, thưởng phải dựa trên nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Lao động.
Ở đây, bà Trương Thị Mai cho rằng, các ý kiến Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ điều này ra theo Bộ Luật Lao động là có lý. Còn nếu quy định thêm thì phải với điều kiện có gì khác hơn chứ không phải chỉ vì lý do Nhà nước đầu tư 100% vốn vào DN.
“Có lẽ yếu tố 100% vốn Nhà nước buộc anh phải quản lý lương thưởng là một yêu cầu đặt ra với Luật này, còn nếu không đặt ra vấn đề đó thì tôi đề nghị phải bình đẳng.
Doanh nghiệp nhà nước và DN khác phải có tiền lương, tiền thưởng như nhau, không có lý do gì mà tiền lương, thưởng của người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước phải khác với DN ngoài nhà nước”, bà Mai nói.
Lâu nay, lương, thưởng vẫn được đưa vào qui định của Bộ Luật Lao động là vì trên thực tế, các doanh nghiệp nhà nước trả lương không như quy định Bộ Luật lao động, trả lương cao hơn mức cho phép và không căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh.
“Có những doanh nghiệp nhà nước làm ăn không tốt, không hiệu quả nhưng lương vẫn cao ngất - xã hội người ta bình luận. Vì vậy, tôi đề nghị, nếu tìm được yếu tố khác mà làm cho chúng ta quản lý chắc hơn với doanh nghiệp nhà nước thì nên qui định rõ, còn cơ bản phải phù hợp với nguyên tắc của Bộ Luật Lao động”, bà Mai nêu ý kiến.
Dẫn Điều 90 của Bộ Luật Lao động, bà Trương Thị Mai cho biết, tiền lương là khoản tiền phải trả theo thỏa thuận, chính là hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động, Thứ hai, mức lương, theo công việc, chức danh, phụ cấp và các khoản khác… và không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Bà Mai cũng cho rằng, việc trả lương phải căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc và bình đẳng giữa các DN.
Thực tế nhiều doanh nghiệp không căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh mà căn cứ vào năng suất lao động là có lý do. Vì có thể doanh nghiệp đầu tư tầm bậy, tầm bạ, làm cho việc kinh doanh không hiệu quả. Nhưng người lao động làm việc trong DN của anh đảm bảo năng suất, chất lượng thì phải trả lương theo đúng hợp đồng lao động. Còn tiền thưởng mới được trả dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có lợi nhuận nhiều thì phải thưởng, không có thì phải trả lương theo đúng hợp đồng.
“Điều 34, điểm C, khoản 1 của dự thảo luật qui định trả lương theo năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện trong năm. Tôi e ngại “lợi nhuận thực hiện trong năm” không phù hợp Bộ Luật lao động. Bộ luật Lao động qui định trả lương theo năng suất, chất lượng công việc”, bà Mai nói.
Bà Mai cũng cho biết, việc ghi “bảo đảm mức lương thỏa đáng đối với lao động chuyên môn”, chữ “thỏa đáng” cũng không ổn. Vì lương cho lao động có kỹ năng nghề chính phủ đã có qui định. Tay nghề cao thì lương sẽ cao hơn nhiều lần so với lao động phổ thông.
“Đề nghị vấn đề lương, thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, Ban soạn thảo cần lấy Bộ luật Lao động làm nguyên tắc. Còn không có qui định gì khác, mới mẻ hơn thì phải bình đẳng, còn tiền thưởng, theo qui định của Bộ luật Lao động, phải từ hiệu quả sản xuất kinh doanh, chứ không thể dựa trên năng suất lao động và thành tích công tác”, bà Mai đề xuất.
Kết luận phiên thảo luận dự án Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, về vấn đề tiền lương, thưởng với lao động và người quản lý, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Ban soạn thảo phải đảm bảo đúng quyền lợi, tránh bất bình đẳng giữa các DN.
Theo VOV
Tiếp tục phiên làm việc, sáng nay (15/7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của Dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Đóng góp ý kiến cho Điều 34-35 của dự thảo Luật này về vấn đề lương, thưởng, bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: Nguyên tắc đầu tiên để trả lương, thưởng phải phù hợp Bộ Luật Lao động. Doanh nghiệp dù là 100% vốn Nhà nước đầu tư hay DN tư nhân thì vấn đề liên quan lương, thưởng phải dựa trên nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Lao động.
Ở đây, bà Trương Thị Mai cho rằng, các ý kiến Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ điều này ra theo Bộ Luật Lao động là có lý. Còn nếu quy định thêm thì phải với điều kiện có gì khác hơn chứ không phải chỉ vì lý do Nhà nước đầu tư 100% vốn vào DN.
“Có lẽ yếu tố 100% vốn Nhà nước buộc anh phải quản lý lương thưởng là một yêu cầu đặt ra với Luật này, còn nếu không đặt ra vấn đề đó thì tôi đề nghị phải bình đẳng.
Doanh nghiệp nhà nước và DN khác phải có tiền lương, tiền thưởng như nhau, không có lý do gì mà tiền lương, thưởng của người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước phải khác với DN ngoài nhà nước”, bà Mai nói.
Lâu nay, lương, thưởng vẫn được đưa vào qui định của Bộ Luật Lao động là vì trên thực tế, các doanh nghiệp nhà nước trả lương không như quy định Bộ Luật lao động, trả lương cao hơn mức cho phép và không căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh.
“Có những doanh nghiệp nhà nước làm ăn không tốt, không hiệu quả nhưng lương vẫn cao ngất - xã hội người ta bình luận. Vì vậy, tôi đề nghị, nếu tìm được yếu tố khác mà làm cho chúng ta quản lý chắc hơn với doanh nghiệp nhà nước thì nên qui định rõ, còn cơ bản phải phù hợp với nguyên tắc của Bộ Luật Lao động”, bà Mai nêu ý kiến.
Dẫn Điều 90 của Bộ Luật Lao động, bà Trương Thị Mai cho biết, tiền lương là khoản tiền phải trả theo thỏa thuận, chính là hợp đồng giữa người sử dụng lao động và người lao động, Thứ hai, mức lương, theo công việc, chức danh, phụ cấp và các khoản khác… và không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Bà Mai cũng cho rằng, việc trả lương phải căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc và bình đẳng giữa các DN.
Thực tế nhiều doanh nghiệp không căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh mà căn cứ vào năng suất lao động là có lý do. Vì có thể doanh nghiệp đầu tư tầm bậy, tầm bạ, làm cho việc kinh doanh không hiệu quả. Nhưng người lao động làm việc trong DN của anh đảm bảo năng suất, chất lượng thì phải trả lương theo đúng hợp đồng lao động. Còn tiền thưởng mới được trả dựa trên hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có lợi nhuận nhiều thì phải thưởng, không có thì phải trả lương theo đúng hợp đồng.
“Điều 34, điểm C, khoản 1 của dự thảo luật qui định trả lương theo năng suất lao động và lợi nhuận thực hiện trong năm. Tôi e ngại “lợi nhuận thực hiện trong năm” không phù hợp Bộ Luật lao động. Bộ luật Lao động qui định trả lương theo năng suất, chất lượng công việc”, bà Mai nói.
Bà Mai cũng cho biết, việc ghi “bảo đảm mức lương thỏa đáng đối với lao động chuyên môn”, chữ “thỏa đáng” cũng không ổn. Vì lương cho lao động có kỹ năng nghề chính phủ đã có qui định. Tay nghề cao thì lương sẽ cao hơn nhiều lần so với lao động phổ thông.
“Đề nghị vấn đề lương, thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, Ban soạn thảo cần lấy Bộ luật Lao động làm nguyên tắc. Còn không có qui định gì khác, mới mẻ hơn thì phải bình đẳng, còn tiền thưởng, theo qui định của Bộ luật Lao động, phải từ hiệu quả sản xuất kinh doanh, chứ không thể dựa trên năng suất lao động và thành tích công tác”, bà Mai đề xuất.
Kết luận phiên thảo luận dự án Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, về vấn đề tiền lương, thưởng với lao động và người quản lý, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu Ban soạn thảo phải đảm bảo đúng quyền lợi, tránh bất bình đẳng giữa các DN.
Theo VOV
Bình luận