Khoảng 6 tuần sau khi sinh mẹ nên tập cho bé bú bình. |
Thời điểm thích hợp cho trẻ bú bình
Khoảng 6 tuần sau khi sinh, khi bé cứng cáp mẹ nên tập cho trẻ bú bình để hình thành thói quen cho bé ngay từ nhỏ. Tránh trường hợp khi con được 6 tháng tuổi, thời gian nghỉ sản đã hết, các mẹ mới “giật mình” tìm cách cho trẻ bú bình. Nhưng đây quả thực là “cuộc chiến” bởi bé đã quen và yêu thích vú mẹ.
Để tập cho bé quen dần với bú bình thời gian đầu, có thể 3 - 5 ngày tùy theo khả năng thích ứng của mỗi bé. Mẹ vắt sữa của mẹ vào bình bú cho bé để tập cho quen dần với bú bình. Khi bé đã quen với bú bình mẹ sẽ chuyển dần sữa mẹ bằng sữa công thức pha theo chỉ dẫn cho vào bình cho bé, lượng sữa từ 60ml tăng dần lên 80ml rồi 100ml.
Khử trùng trước khi dùng lần đầu
Để đảm bảo an toàn cho bé, tất cả các dụng cụ như bình sữa, núm ty phải được khử trùng trong lần đầu tiên sử dụng. Bạn có thể khử trùng bằng cách luộc trong nước sôi ít nhất 5 phút rồi dùng khăn sạch làm khô chúng. Sau đó, có thể rửa lại bằng nước nóng mỗi lần cho bé bú.
Pha sữa đúng cách
Pha sai lượng sữa và nước sẽ khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng của bé gặp rắc rối. Vì thế cần làm theo hướng dẫn đã ghi trên vỏ hộp sữa và dùng nước không florua để pha sữa. Quá nhiều khoáng chất có thể làm mất màu răng của bé. Chỉ pha lượng sữa vừa đủ cho một lần ăn. Không nên pha sẵn rồi trữ kể cả trong tủ lạnh.
Không dùng lò vi sóng để làm ấm sữa
Các mẹ lưu ý đừng bao giờ dùng lò vi sóng để làm ấm sữa. Bình sữa nhựa đặt trong lò sẽ rất dễ biến dạng khi nhiệt độ quá cao. Mặt khác, sức nóng của lò vi sóng cũng có thể làm phân hủy một số chất dinh dưỡng trong sữa.
Chọn nơi yên tĩnh để cho bé bú bình
Để bé hấp thu hết chất dinh dưỡng từ sữa, thời gian cho bé ăn là một yếu tố khá quan trọng. Tiếng ồn làm bé không tập trung vào việc ăn. Điều này cũng không có nghĩa là bạn không được cho bé bú bình ở nơi đông người. Nhưng ở nhà, bạn nên tắt TV và không trả lời điện thoại.
Tránh đặt bé nằm duỗi
Hãy luôn giữ bé ở tư thế thẳng lưng, tư thế thoải mái nhất có thể là ẵm bé ở cánh tay. Tư thế này khiến bé thoải mái và đồng thời cũng giúp bạn dễ quan sát khi bé có dấu hiệu ọc sữa.
Tránh cầm ngang bình sữa khi cho trẻ bú
Cầm nghiêng bình sữa để sữa chảy vào núm vú và không khí không lọt vào núm vú. Không khí lọt vào bình có thể làm cho bé bị đau bụng.
Không nên cho bé bú khi bé đang ngủ
Việc cho trẻ bú khi đang ngủ bằng cách kê bình sữa ở gối kê có thể làm cho bé bị nghẹn, nhiễm trùng tay hoặc sâu răng. Hãy nên cho bé bú khi bé đang thức.
Vuốt lưng cho em bé hết trớ
Nếu bé bị trớ sữa, đó không phải là do bé dị ứng với sữa mà vì bé nuốt quá nhiều không khí. Để tránh tình trạng này, bạn nên cho bé uống một chút nước, nó sẽ khiến cho không khí bị đẩy ra ngoài và cũng tránh cho bé bị đầy hơi. Ngoài ra, bạn có thể vuốt lưng để giúp bé hết trớ. Cách vuốt lưng: Bế bé nửa nằm nửa ngồi, một tay đỡ ngực và bụng bé, tay kia vuốt lưng bé từ trên xuống dưới.
Thời gian bảo quản sữa trong bình
Sữa còn trong bình sau khi bé đã bú no nên được bỏ đi. Nên bỏ bình sữa vừa pha vào tủ lạnh để có thể dùng được trong 48 tiếng.
Nhưng nếu để bình sữa đã pha ở ngoài quá 2 tiếng thì nên bỏ đi. Sữa mẹ để tủ lạnh có thể dùng trong 24 tiếng, dùng đến 4 tháng nếu ở nhiệt độ đông đá.
Lợi ích của việc trẻ bú bình
- Mẹ sẽ luôn biết số lượng con bú được là bao nhiêu, mẹ chủ động hơn trong công việc.
- Khi bú bình, bé được nhận một số điều kiện phát triển tốt như: Phát triển chiều cao, tăng trí thông minh, thị lực...
- Bé bú bình thì bố cũng có thể cho bé bú, chia sẻ công việc với mẹ, tình cha – con từ đó càng được cảm nhận rõ hơn.
- Mẹ cũng không cần kiêng khem trong việc ăn uống vì bé không bú sữa mẹ.
- Bé sẽ phải bú ít bữa hơn do sữa bình tiêu hóa chậm hơn so với sữa mẹ.
An Nhiên (Tổng hợp)
Bình luận