Theo ước tính hiện tại của Liên Hợp Quốc và Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế IAEA, các nhà máy điện hạt nhân chiếm khoảng 11% tổng sản lượng điện.
Hiện nay, trên Trái đất có khoảng 430 nhà máy điện hạt nhân cố định và gần 200 lò phản ứng nổi đặt trên tàu ngầm, tàu phá băng và các trạm điện nổi. Vào giữa thế kỷ này, theo dự báo của các chuyên viên khí hậu học từ Liên Hợp Quốc, số lò phản ứng sẽ tăng gấp đôi và đạt con số 898.
Sử dụng dữ liệu thu thập sau tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và Fukushima, các nhà khoa học Anh thử tính toán hậu quả của thảm hoạ toàn cầu.
Vụ nổ đồng thời của tất cả các nhà máy điện hạt nhân trên Trái đất sẽ làm cho hành tinh trở nên hoàn toàn không thể sống nổi trong vòng 156 năm vì ô nhiễm đất và bầu khí quyển dày đặc chất cesium-137. Đó là khẳng định trong bài viết công bố trên Journal of Physics Special Topics.
Trong những năm đầu sau vụ nổ lò phản ứng hạt nhân, mức bức xạ sẽ vượt chuẩn 35 lần, và chỉ sau khoảng 50 năm, độ bức xạ mới giảm xuống đến mức an toàn tương đối.
Tất nhiên, như các nhà khoa học nhấn mạnh, trên thực tế sẽ không xảy ra điều gì như vậy vì hầu hết các lò phản ứng hạt nhân hiện đại đều được trang bị cùng lúc nhiều hệ thống đảm bảo an toàn, ngừng chu trình phản ứng và tự đóng cửa lò nếu như hệ thống làm mát có trục trặc không hoạt động.
Bình luận