Bên cạnh tàu đổ bộ lớn nhất của Trung Quốc; tàu khu trục USS Kidd và USS Pinckney của Mỹ; máy bay vận tải C-130 và máy bay trinh sát săn ngầm P-3C của Nhật Bản; tàu cứu hộ ngầm của Singapore… Việt Nam cũng huy động hàng loạt phương tiện hiện đại, trong đó có cặp đôi “mắt thần biển Đông” phục vụ tìm kiếm.
Máy bay tuần thám biển CASA của Cảnh sát Biển Việt Nam, còn được gọi là "mắt thần biển Đông" sở hữu nhiều trang thiết bị hiện đại đang rà soát trên biển . Ảnh: QDND.
Về kế hoạch tìm kiếm, ngày hôm nay Việt Nam tiếp tục sử dụng 03 máy bay (AN 26: 02; CASA: 01) tìm dọc theo vùng FIR (vùng thông báo bay) HCM từ kinh độ 103 đến kinh độ 108; đồng thời sử dụng 07 tàu các loại (SAR 413, CSB 2002, CSB 2003, HQ 954, HQ 637, KN 774) tiếp tục công tác tìm kiếm tại hiện trường.
Trước đó, không quân Việt Nam đã cử các máy bay AN-26 rà soát vùng biển nghi vấn nhằm tìm kiếm manh mối về chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines. Suốt những ngày qua, phi đội bay 3 chiếc AN-26 của không quân Việt Nam hoạt động liên tục để tìm kiếm những vật thể trên biển.
Tàu HQ 627 làm công tác bảo đảm hậu cần tại hiện trường trên biển. Các tàu tìm kiếm từ đường phân định thềm lục địa của Việt Nam với các nước trở lên và từ kinh độ 104 đến kinh độ 106.
Thủy phi cơ DHC-6 được điều động từ Cam Ranh tham gia tìm kiếm cứu nạn chiếc máy bay Malaysia mất tích.
Nhằm tiếp cận dị vật ở khoảng cách gần, không quân Việt Nam cử trực thăng đa nhiệm Mil Mi-171 tham gia hoạt động tìm kiếm. Khả năng cơ động giúp Mi-171 dễ dàng trục vớt dị vật hoặc hỗ trợ xác định chúng là mảnh vỡ từ chiếc Boeing 777 mất tích hay không.
Lúc 8h18 sáng nay, máy bay AN 26 số hiệu 268 cất cánh tìm kiếm. Đến 8h35 máy bay AN 26 số hiệu 286 cất cánh bay chuyển tiếp chỉ huy. Đến 9h30 thủy phi cơ DHC 6 cất cánh về Cam Ranh.
Các tàu cứu hộ của Việt Nam bao gồm SAR-413, SAR-272 được cử đi tìm kiếm máy bay MH370. (Trong ảnh: Tàu SAR 413 đang đảm nhiệm vai trò trung tâm chỉ huy của chiến dịch. Ảnh: QDND).
Cảnh sát biển Việt Nam đưa hai tàu CSB-2001 và CSB-2003 tham gia chiến dịch tìm kiếm. Các tàu hải quân HQ-954, HQ-637, HQ-888 và tàu kiểm ngư KN-774 cũng thực hiện nhiệm vụ tương tự. Chúng rà soát mặt biển, tiếp cận và nghiên cứu những vật thể mà các đội tìm kiếm trên không thể phát hiện. Ảnh: QDND.
Trong diễn biến mới nhất, Việt Nam quyết định sử dụng VNREDSAT-1, vệ tinh quang học quan sát trái đất, có khả năng chụp hình toàn bộ bề mặt địa cầu để tìm kiếm tung tích chiếc Boeing 777 của Malaysia. Vào 11h hôm 11/3, VNREDSAT-1 bay qua vùng biển mà chiếc Boeing 777 phát tín hiệu lần cuối. Ảnh: Astrium.
Bình luận