Thông tin trên được Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng chiều 11/3 cho biết, theo đó cơ quan này cho phép bay vào khu vực Biển Đông của Việt Nam với mục đích tham gia tìm kiếm máy bay Malaysia được cho là đang mất tích cùng với 150 công dân Trung Quốc. (Trong ảnh: May bay IL-76)
Hai chiếc máy bay lần lượt là: May bay IL-76 đã cất cánh từ tỉnh Hải Nam của Trung Quốc tiến về phía Nam biển Đông của Việt Nam vào khoảng 13h30 ngày 11/3.
Tiếp theo, không quân nước này lại tiếp tục gửi kế hoạch bay và đề nghị Việt Nam cấp phép cho máy bay Tu-154 để tăng cường lực lượng và phương tiện tìm kiếm.
Vận tải cơ Il-76 là máy bay vận tải hạng nặng bốn động cơ được sử dụng rộng rãi tại đông Âu, Châu Á và Châu Phi.
Il-76 được công ty Ilyushin thiết kế năm 1967 để đáp ứng yêu cầu về một loại máy bay vận tải có khả năng chuyên chở lên tới 50.000 kg, tầm hoạt động 5.000 km, có khả năng hoạt động tại các sân bay dã chiến hay chưa được chuẩn bị và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.
IL-76 cất cánh đầu tiên vào tháng 3/1971 và được đưa vào biên chế không quân Liên Xô vào tháng 6/1974. Hiện nay các phiên bản của IL-76 bao gồm: IL-76MD, IL-76MD-90, IL-76MD-90A và IL-76MF. Phiên bản nâng cấp của IL-76 được trang bị 4 động cơ PS-90A-76 giúp máy bay đạt được tốc độ tối đa 850km/h.
Và để tăng cường thêm lực lượng tìm kiếm chiếc máy bay gặp nạn, Việt Nam tiêp tục cấp phép cho vận tải cơ Tu-154 đến Biển Đông. Vận tải cơ Tu–154 được Tupolev thiết kế sản xuất từ những năm 1960. Chiều dài của máy bay Tu–154 khoảng 48 m, chiều cao 11,4 m và sải cánh là 34,55 m. Tổng trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 100 tấn.
Máy bay Tu–154 có khả năng chở 164 hành khách và phi hành đoàn gồm ba người: cơ trưởng, sĩ quan hạng nhất và kĩ sư sửa chữa máy móc. Tu-154 được thiết kế chuyên dành cho những chuyến bay tầm trung.
Trung Quốc cũng từng sử dụng rộng rãi Tu-154 trong ngành vận chuyển hành khách. Tuy nhiên sau đó, Trung Quốc đã cải tiến để những chiếc Tu-154 trở thành những vận tải cơ chuyên dụng.
Các thông số của Tu-154: Phi hành đoàn: 3 đến 4 người; Khả năng chở: 180 hành khách; Chiều dài: 48 m; Trọng lượng cất cánh: 100 tấn; Tốc độ tối đa: 950 km/h; Tầm bay tối đa: 4.000 km và trần bay tối đa 12.100 m.
Hiện vẫn chưa rõ tại sao Trung Quốc lại đưa Tu-154 thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm chiếc máy bay gặp nạn, bởi ngay bản thân vận tải cơ Tu-154 này cũng thiếu đi sự an toàn cần thiết. Theo Mạng lưới an toàn hàng không, có 66 chiếc Tupolev-154 đã rơi trên toàn thế giới, trong đó 6 chiếc gặp nạn trong 5 năm qua.
Bình luận