“Nếu như tôi dịch bây giờ, hẳn là tôi sẽ không phạm phải một số lỗi dịch sai tương đối thô thiển mà nhiều người đọc đã chỉ ra…”.
- Người ta thường nói về việc dịch hướng nguồn hoặc hướng đích. Quan niệm riêng của anh về dịch thuật/chuyển ngữ như thế nào?
Theo tôi, cách dịch tốt nhất là không rơi vào một trong hai cực, quá hướng nguồn hoặc quá hướng đích. Lý tưởng nhất là đạt được sự trung dung.
- Anh có thể chia sẻ tại sao anh lại dịch như vậy? Anh có chắc rằng mình hiểu đúng ngữ cảnh và từ "cooze". Và viết ra câu dịch như một sự lựa chọn tốt nhất? Anh đã cân nhắc những yếu tố nào? Và quyết định dựa trên điều gì?
Cần phải xét dựa vào bối cảnh. Nếu đọc kỹ đoạn sau câu ấy, sẽ thấy tại sao cần phải chọn một từ tục để dịch “cooze”.
Nguyên văn: “Listen to Rat Kiley. Cooze, he says. He does not say bitch. He certainly does not say woman, or girl. He says cooze”.
Bản dịch: “Nghe Chuột Kiley mà xem. Con mặt l**, hắn nói. Hắn không nói con đĩ chó. Hắn chắc chắn là không nói bà ấy, hay cô ấy. Hắn nói con mặt l**."
Tác giả đang nói đến chuyện, “...cứ cho đám thanh niên đi đánh nhau, khi trở về tụi nó toàn ăn nói tục tằn.
Và nếu chú ý kỹ, bạn sẽ thấy rằng, theo văn mạch của người kể chuyện, Chuột Kiley không dùng chữ “bitch”, vốn là một tiếng cũng chẳng thanh tao gì song ít tục hơn. Hắn dùng từ “cooze”, một từ tục hơn “bitch” - theo ngữ cảnh. Và để chuyển tải từ “bitch” trên (dĩ nhiên có thể có lựa chọn khác), tôi đã chọn “con đ* chó”. Rồi thì, để có một sự tương phản mạnh, cho thấy ngay cả cái từ vốn đã tục kia Chuột Kiley cũng không dùng, ta cần một từ khác tục hơn nữa.
Bởi cooze là một từ cực tục, vốn có nghĩa là “vagina” - âm hộ, và còn được dùng để gọi (một cách xách mé, khinh miệt) những người đàn bà mà người ta coi như không gì hơn một món đồ chơi tình dục, nên tôi nghĩ đến “con mặt l*”, vốn là một từ mà tôi tin bất cứ ai người Việt đều thấy là tục hơn nhiều so với “con đ* chó”.
Đã có người nói, tại sao không dùng những từ nhẹ nhàng hơn, tỉ như “con đượi”. Song, đặt vào ngữ cảnh, những từ nhẹ nhàng hơn ấy liệu có làm được cái việc làm bật rõ sự tương phản giữa mức độ tục của nó với mức độ tục của “bitch”/ “con đ* chó”?
- Anh có phải "đấu tranh" gì với ban biên tập hay NXB để giữ lại câu đó? (Và một số từ khác) trong bản dịch?
Không có khó khăn gì nhiều, vì đây là tập truyện về chiến tranh, đặt ra trong những hoàn cảnh, tình huống cực đoan của chiến tranh. Mọi người hiểu và đồng tình với lựa chọn của tôi ở câu này, cũng như ở một số chỗ khác trong bản dịch.
- Anh có điều gì để nói với những bạn đọc hiện tại đang phản đối câu dịch đó không?
Về câu này, tôi muốn mượn một câu của nhà văn Vũ Trọng Phụng:
“Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời... Các ông muốn theo tiểu thuyết tùy thời, chỉ nói cái gì thiên hạ thích nghe nhất là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì cũng đúng sự thực.”
Những từ tục trong Những thứ họ mang là cái “sự thực ở đời” ấy. Nếu ta cứ bị ám ảnh bởi cái khái niệm (thật ra rất chung chung và mơ hồ) là “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà lại đi lược bỏ các từ ấy, hoặc giảm nhẹ bớt, hoặc thậm chí che chúng đi bằng mấy dấu hoa thị, ấy là chúng ta đang cố tình che bớt đi sự thực ở đời.
- Ngoài ra, vấn đề với những đứa trẻ thì sao? Anh có cho rằng sách dạng này có nên phân loại độ tuổi hoặc cảnh báo?
"Những thứ họ mang" là một cuốn sách hay nhưng không phải dễ đọc. Chính xác hơn, nó không phải loại dành cho tất cả mọi người. Nhiều người hẳn sẽ thấy nó là cuốn sách về chiến tranh quá u tối, quá nặng nề, quá bạo liệt.... và không thích nó. Đó là quyền của họ. Và dứt khoát tôi không nghĩ đây là sách dành cho trẻ em đọc - không phải chỉ vì mấy chữ tục ấy.
Điều quan trọng là mỗi người, khi cầm đến cuốn sách, nên có một phán xét công bằng về nó và cách hành xử đúng đắn với nó. Ở nước ngoài cũng vậy. Nhiều bộ phim được gắn mác ghi rõ “không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi” có thể là những bộ phim hay. Chẳng lẽ chỉ vì con của bạn trót xem phim đó mà bạn đi kết án các nhà làm phim đã làm ra phim ấy, để “đầu độc” con của bạn?
Ngôn ngữ của sách dành cho thiếu nhi có thể là và cần phải là ngôn ngữ sạch; điều đó đương nhiên. Nhưng ngôn ngữ văn chương nói chung không nhất thiết là và không thể là thứ ngôn ngữ vô trùng. Cũng vậy, người đọc trẻ em cần những thứ tinh khiết - điều ấy không phải bàn, song độc giả người lớn thì không phải là những đứa trẻ chỉ có khả năng tiếp thu các thứ tiệt trùng.
- Tôi cho rằng, trong điều kiện lý tưởng, một sản phẩm là sự nỗ lực cao nhất của một người tại thời điểm đó, với khả năng của anh ta. Với anh bây giờ, sau 2 năm, có thể dịch câu đó hay hơn không?
Nếu “hay” theo ý bạn là “thanh tao” hơn, “ít tục” hơn, thì tôi e tôi sẽ không lựa một chữ khác “hay” hơn. Có thể tôi sẽ tìm được một từ khác hay hơn theo nghĩa là chuyển tải được trọn vẹn hơn từ ngữ trong nguyên tác, sao cho nó vang lên trong tiếng Việt một cách hoàn toàn giống như từ "cooze" vang lên trong tiếng Anh.
Mặt khác, nếu như tôi dịch bây giờ, hẳn là tôi sẽ không phạm phải một số lỗi dịch sai tương đối thô thiển mà nhiều người đọc đã chỉ ra (một số bạn đọc phản hồi về lỗi dịch khác trong tác phẩm - PV). Nhân đây, tôi muốn qua quý báo gửi lời cám ơn chân thành của tôi đến quý độc giả ấy. Dịch thuật là một công việc gian nan, nhiều khổ nhọc - hơn bao giờ hết, giờ đây tôi càng hiểu rõ hơn điều đó.
- Anh nghĩ sao về chia sẻ mới đây của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, với cách hiểu trong ngữ cảnh?
Tôi rất tôn trọng và cũng chia sẻ một phần với suy nghĩ và quan điểm đánh giá của anh Nguyễn Quang Thiều mà theo tôi là một lối tiếp cận vấn đề cũng rất nhân văn và cẩn trọng, có trước có sau.
Tôi không có cơ hội được trao đổi với Tim O'Brien khi dịch tác phẩm của ông. Nếu có, hẳn là tôi cũng sẽ có được thêm nhiều kinh nghiệm.
Tuy nhiên, ai cũng biết rõ rằng mỗi một dịch giả, luôn phải đối diện với văn bản, và chỉ có văn bản, ở trong một thời điểm nào đó có sức ép về thời gian rõ ràng, và anh ta phải làm việc với quan điểm cá nhân của mình, với cả những hạn chế của mình, một cách tốt nhất có thể mà thôi.
Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng và bìa sách Những thứ họ mang (dịch năm 2011). |
Theo tôi, cách dịch tốt nhất là không rơi vào một trong hai cực, quá hướng nguồn hoặc quá hướng đích. Lý tưởng nhất là đạt được sự trung dung.
- Anh có thể chia sẻ tại sao anh lại dịch như vậy? Anh có chắc rằng mình hiểu đúng ngữ cảnh và từ "cooze". Và viết ra câu dịch như một sự lựa chọn tốt nhất? Anh đã cân nhắc những yếu tố nào? Và quyết định dựa trên điều gì?
Cần phải xét dựa vào bối cảnh. Nếu đọc kỹ đoạn sau câu ấy, sẽ thấy tại sao cần phải chọn một từ tục để dịch “cooze”.
Nguyên văn: “Listen to Rat Kiley. Cooze, he says. He does not say bitch. He certainly does not say woman, or girl. He says cooze”.
Bản dịch: “Nghe Chuột Kiley mà xem. Con mặt l**, hắn nói. Hắn không nói con đĩ chó. Hắn chắc chắn là không nói bà ấy, hay cô ấy. Hắn nói con mặt l**."
Tác giả đang nói đến chuyện, “...cứ cho đám thanh niên đi đánh nhau, khi trở về tụi nó toàn ăn nói tục tằn.
Và nếu chú ý kỹ, bạn sẽ thấy rằng, theo văn mạch của người kể chuyện, Chuột Kiley không dùng chữ “bitch”, vốn là một tiếng cũng chẳng thanh tao gì song ít tục hơn. Hắn dùng từ “cooze”, một từ tục hơn “bitch” - theo ngữ cảnh. Và để chuyển tải từ “bitch” trên (dĩ nhiên có thể có lựa chọn khác), tôi đã chọn “con đ* chó”. Rồi thì, để có một sự tương phản mạnh, cho thấy ngay cả cái từ vốn đã tục kia Chuột Kiley cũng không dùng, ta cần một từ khác tục hơn nữa.
Bởi cooze là một từ cực tục, vốn có nghĩa là “vagina” - âm hộ, và còn được dùng để gọi (một cách xách mé, khinh miệt) những người đàn bà mà người ta coi như không gì hơn một món đồ chơi tình dục, nên tôi nghĩ đến “con mặt l*”, vốn là một từ mà tôi tin bất cứ ai người Việt đều thấy là tục hơn nhiều so với “con đ* chó”.
Đã có người nói, tại sao không dùng những từ nhẹ nhàng hơn, tỉ như “con đượi”. Song, đặt vào ngữ cảnh, những từ nhẹ nhàng hơn ấy liệu có làm được cái việc làm bật rõ sự tương phản giữa mức độ tục của nó với mức độ tục của “bitch”/ “con đ* chó”?
- Anh có phải "đấu tranh" gì với ban biên tập hay NXB để giữ lại câu đó? (Và một số từ khác) trong bản dịch?
Không có khó khăn gì nhiều, vì đây là tập truyện về chiến tranh, đặt ra trong những hoàn cảnh, tình huống cực đoan của chiến tranh. Mọi người hiểu và đồng tình với lựa chọn của tôi ở câu này, cũng như ở một số chỗ khác trong bản dịch.
- Anh có điều gì để nói với những bạn đọc hiện tại đang phản đối câu dịch đó không?
Về câu này, tôi muốn mượn một câu của nhà văn Vũ Trọng Phụng:
“Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi, muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời... Các ông muốn theo tiểu thuyết tùy thời, chỉ nói cái gì thiên hạ thích nghe nhất là sự giả dối. Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì cũng đúng sự thực.”
Những từ tục trong Những thứ họ mang là cái “sự thực ở đời” ấy. Nếu ta cứ bị ám ảnh bởi cái khái niệm (thật ra rất chung chung và mơ hồ) là “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà lại đi lược bỏ các từ ấy, hoặc giảm nhẹ bớt, hoặc thậm chí che chúng đi bằng mấy dấu hoa thị, ấy là chúng ta đang cố tình che bớt đi sự thực ở đời.
- Ngoài ra, vấn đề với những đứa trẻ thì sao? Anh có cho rằng sách dạng này có nên phân loại độ tuổi hoặc cảnh báo?
"Những thứ họ mang" là một cuốn sách hay nhưng không phải dễ đọc. Chính xác hơn, nó không phải loại dành cho tất cả mọi người. Nhiều người hẳn sẽ thấy nó là cuốn sách về chiến tranh quá u tối, quá nặng nề, quá bạo liệt.... và không thích nó. Đó là quyền của họ. Và dứt khoát tôi không nghĩ đây là sách dành cho trẻ em đọc - không phải chỉ vì mấy chữ tục ấy.
Điều quan trọng là mỗi người, khi cầm đến cuốn sách, nên có một phán xét công bằng về nó và cách hành xử đúng đắn với nó. Ở nước ngoài cũng vậy. Nhiều bộ phim được gắn mác ghi rõ “không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi” có thể là những bộ phim hay. Chẳng lẽ chỉ vì con của bạn trót xem phim đó mà bạn đi kết án các nhà làm phim đã làm ra phim ấy, để “đầu độc” con của bạn?
Ngôn ngữ của sách dành cho thiếu nhi có thể là và cần phải là ngôn ngữ sạch; điều đó đương nhiên. Nhưng ngôn ngữ văn chương nói chung không nhất thiết là và không thể là thứ ngôn ngữ vô trùng. Cũng vậy, người đọc trẻ em cần những thứ tinh khiết - điều ấy không phải bàn, song độc giả người lớn thì không phải là những đứa trẻ chỉ có khả năng tiếp thu các thứ tiệt trùng.
- Tôi cho rằng, trong điều kiện lý tưởng, một sản phẩm là sự nỗ lực cao nhất của một người tại thời điểm đó, với khả năng của anh ta. Với anh bây giờ, sau 2 năm, có thể dịch câu đó hay hơn không?
Nếu “hay” theo ý bạn là “thanh tao” hơn, “ít tục” hơn, thì tôi e tôi sẽ không lựa một chữ khác “hay” hơn. Có thể tôi sẽ tìm được một từ khác hay hơn theo nghĩa là chuyển tải được trọn vẹn hơn từ ngữ trong nguyên tác, sao cho nó vang lên trong tiếng Việt một cách hoàn toàn giống như từ "cooze" vang lên trong tiếng Anh.
Mặt khác, nếu như tôi dịch bây giờ, hẳn là tôi sẽ không phạm phải một số lỗi dịch sai tương đối thô thiển mà nhiều người đọc đã chỉ ra (một số bạn đọc phản hồi về lỗi dịch khác trong tác phẩm - PV). Nhân đây, tôi muốn qua quý báo gửi lời cám ơn chân thành của tôi đến quý độc giả ấy. Dịch thuật là một công việc gian nan, nhiều khổ nhọc - hơn bao giờ hết, giờ đây tôi càng hiểu rõ hơn điều đó.
- Anh nghĩ sao về chia sẻ mới đây của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, với cách hiểu trong ngữ cảnh?
Tôi rất tôn trọng và cũng chia sẻ một phần với suy nghĩ và quan điểm đánh giá của anh Nguyễn Quang Thiều mà theo tôi là một lối tiếp cận vấn đề cũng rất nhân văn và cẩn trọng, có trước có sau.
Tôi không có cơ hội được trao đổi với Tim O'Brien khi dịch tác phẩm của ông. Nếu có, hẳn là tôi cũng sẽ có được thêm nhiều kinh nghiệm.
Tuy nhiên, ai cũng biết rõ rằng mỗi một dịch giả, luôn phải đối diện với văn bản, và chỉ có văn bản, ở trong một thời điểm nào đó có sức ép về thời gian rõ ràng, và anh ta phải làm việc với quan điểm cá nhân của mình, với cả những hạn chế của mình, một cách tốt nhất có thể mà thôi.
Theo Vietnamnet
Bình luận