Video: Quá trình diễn ra nguyệt thực toàn phần trên toàn thế giới ngày 8/11
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong năm 2022 sẽ bắt đầu từ 15h02 hôm nay 8/11. Pha toàn phần diễn ra lúc 17h16 và kéo dài khoảng 85 phút. Còn nguyệt thực cực đại sẽ bắt đầu vào 17h59 và kéo dài trong 43 phút.
Theo các chuyên gia thiên văn học, tại Việt Nam, bất kỳ khu vực nào có hướng nhìn về phía Đông trống trải đều có thể quan sát được nguyệt thực.
Tại Hà Nội, do dự báo thời tiết tại khá xấu nên khả năng khó quan sát được nguyệt thực nửa tối lúc 15h02. Tuy nhiên, khi Mặt Trăng mọc cao vào lúc 17h12. người xem vẫn có thể theo dõi nguyệt thực toàn phần.
TS Lê Xuân Huy, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, tại Đài thiên văn vũ trụ Hòa Lạc sẽ tổ chức cho 70 bạn học sinh lớp 3 quan sát bầu trời bằng kính thiên văn khi diễn ra hiện tượng nguyệt thực.
Theo Hội Thiên Văn Hà Nội (HAS), Mặt trăng xuất hiện từ đường chân trời, chỉ cần từ các vị trí nhìn về hướng Đông nơi không có vật cản ở chân trời để bắt đầu quan sát. Bạn có thể chiêm ngưỡng bằng mắt thường hiện tượng này, nhưng ống nhòm hoặc một kính thiên văn nhỏ sẽ làm nổi bật các chi tiết trên bề mặt Mặt trăng, và đó là một trải nghiệm thú vị.
HAS dự kiến tổ chức phát trực tiếp nguyệt thực toàn phần từ các vị trí ở Hà Nội, từ 17h15. Nhiều bạn trẻ ở Hà Nội cũng háo hức chuẩn bị cho việc quan sát và ghi lại khoảnh khắc trên.
Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) sẽ tổ chức quan sát nguyệt thực toàn phần tại Công viên bến Bạch Đằng (quận 1), bắt đầu từ 17h.
Theo đại diện HAAC, vị trí bến Bạch Đằng khi nhìn về hướng Đông, nơi xuất hiện nguyệt thực không bị tòa nhà nào chắn nên rất dễ để quan sát.
Tại TP.HCM, lúc 17h22, Mặt trăng hoàn toàn nằm trong pha toàn phần và có màu đỏ ối. Người xem có thể thấy Mặt trăng đỏ như máu từ từ mọc lên từ chân trời Đông. Đến 17h59 là thời điểm cực đại nguyệt thực toàn phần khi trăng sẽ có màu đỏ sậm nhất.
Ở Đà Nẵng, Công viên Biển Đông cũng là địa điểm lý tưởng có thể theo dõi toàn bộ nguyệt thực toàn phần khi Mặt trăng mọc sớm hơn một chút, và việc quan sát tới chân trời dễ dàng hơn nên có thể theo dõi nguyệt thực ngay từ thời điểm Mặt trăng bắt đầu mọc.
Bạn cần để ý thời tiết, nếu trời mưa, giông hoặc mây mù thìkhông thể quan sát hiện tượng. Do đó, bầu trời ít mây, bạn chỉ cần bạn nhìn thấy Mặt trăng và nó tiếp tục không lặn vào sau một đám mây nào đó thì tức là bạn quan sát được nguyệt thực.
Dưới đây là lịch trình chi tiết của hiện tượng, tính theo giờ Việt Nam ngày 8/11:
- Nguyệt thực nửa tối bắt đầu: 15h02
- Nguyệt thực một phần bắt đầu: 16h09
- Nguyệt thực toàn phần bắt đầu: 17h16
- Nguyệt thực cực đại: 17h59
- Nguyệt thực toàn phần kết thúc: 18h41
Bình luận