• Zalo

Đi xe của bố mẹ: Sinh viên có bị phạt?

Giáo dụcChủ Nhật, 11/11/2012 11:16:00 +07:00Google News

(VTC News)- Nghị định 71 CP vừa có hiệu lực, hàng trăm nghìn sinh viên lo lắng do hiện nay phần lớn các bạn sinh viên đều đang sử dụng xe không chính chủ.

(VTC News)- Nghị định 71 CP vừa có hiệu lực, hàng trăm nghìn sinh viên lo lắng do hiện nay phần lớn các bạn sinh viên đều đang sử dụng xe không chính chủ.

Đi xe của gia đình có bị phạt?

Khi nghị định 71 CP ra đời, rất nhiều sinh viên đã tỏ ra rất bức xúc vì hầu hết xe hiện tại đang đi đều đăng ký tên của bố mẹ, của người thân.
Bạn Trung Dũng (năm thứ 1,ĐH Kinh tế Quốc dân) chia sẻ: “ Đối với những sinh viên năm thứ nhất như mình, vừa chân ướt chân ráo lên Hà Nội thì làm sao đã đủ tiền để mua xe và đăng ký chính chủ. Phần lớn các bạn đều lấy xe cũ từ gia đình để đi vì không phải nhà nào cũng khá giả để mua xe mới”.
Dũng cũng cho biết, thậm chí cả 3 chiếc xe trong nhà Dũng đều là xe cũ và được mua lại qua 3, 4 đời chủ thì sẽ đi đăng ký sang tên đổi chủ như thế nào.
Nhiều sinh viên có thể sẽ bị xử phạt do điều khiển xe của bố m?
(
Ảnh minh họa)


Cũng cùng những bức xúc này, bạn Hoàng Anh ( ĐH Sư Phạm Hà Nội) cho rằng: “ Bây giờ làm sao có thể xác minh được xe đang đi là xe của gia đình, xe đi mượn của bạn bè hay xe đã mua rồi mà không sang tên đổi chủ. Chẳng nhẽ lúc nào cũng phải mang cuốn sổ hộ khẩu trong người để chứng minh xe này là của gia đình”.
Không chỉ dừng lại ở những bức xúc, bạn Nguyễn Mạnh Hùng (ĐH Luật Hà Nội) còn phân tích rất cụ thể: “Theo mình được biết thì Nghị định 71 phải hiểu một cách chính xác là xử phạt chủ phương tiện ô tô, xe máy mua bán trao đổi nhưng không tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ chứ không phải xử phạt người điều khiển xe không chính chủ. Đây là 2 điều hoàn toàn khác nhau”.
Theo lý giải của Hùng, luật pháp Việt Nam không ai cấm việc mượn xe của anh em, bạn bè để đi miễn là người lái xe phải có giấy phép điều khiển xe hợp lệ. Thậm chí, luật pháp Việt Nam cũng không bắt buộc người điều khiển phương tiện phải điều khiển xe chính chủ của mình. 
Ví dụ: “Trường hợp bố mẹ có ô tô nhưng đã già yếu thì việc con cái sử dụng để đưa đón cha mẹ khi có đầy đủ giấy phép lái xe là chuyện hết sức bình thường. Pháp luật cũng không cấm việc đó”. Hùng đưa ra ví dụ phân tích.
Hùng thẳng thắn chia sẻ quan điểm: “Như vậy khi lực lượng chức năng tiến hành xử phạt làm sao xác định được người điều khiển phượng tiện chưa sang tên đổi chủ hay là xe đi mượn, xe của gia đình”.
Trước những bất hợp lý trong nghị định 71 CP, mà nhiều bạn lo lắng, thậm chí sợ hãi vì họ đang lâm vào tình trạng dở khóc, dở cười…
Bạn Hồng Hạnh (Sinh viên trường ĐH Hà Nội) tâm sự: “em vừa biết được luật này sáng nay, giờ sợ không dám lấy xe đi học. Vì giờ em đang dùng xe của bố, nhưng giờ bố em không còn ở đây thì em biết làm sao. Tạm thời em không dám đi học bằng xe máy?”
Thậm chí, một sinh viên còn chia sẻ: “Đọc xong cái luật thấy vừa lo, lại buồn cười. Cái xe của em mua lại của chú, nhưng năm ngoái chú vừa mất, giờ mà muốn sang tên chính chủ thì em phải làm sao…”
Bạn Mai Thu (sinh viên Đại học Luật) cho biết:  “Luật đưa ra phải hợp tình hợp lý mới hiệu quả, đưa ra mà không áp dụng hoặc không thể áp dụng cần phải điều chỉnh hoặc sửa đổi luật. Không nên máy móc quá, quan liêu phải nhìn thực tế. Đưa ra một điều luật không phải một sớm, một chiều, huống chi áp dụng ngay vào thực tế”
Những người đọc qua luật còn biết đường mà cảnh giác, nhưng còn những người không hay lên mạng và chưa biết được luật sẽ thi hành ngày hôm nay, thì họ sẽ như thế nào? 
Bạn Mai Phương (sinh viên trường Đại học Y) tâm sự: “Sáng nay đi trên đường, có mấy anh cảnh sát giao thông bắt đúng lại kiểm tra giấy tờ, giấy tờ đầy đủ, nhưng mấy anh ấy lại nói không phải tên chính chủ, rồi bắt tôi nộp phạt 800 nghìn… Sinh viên nghèo lấy đâu ra tiền, mà khổ nỗi là tôi đâu có biết cái luật này, tưởng có giấy tờ đầy đủ là được chứ, nhưng làm sao cãi được luật…”
Sinh viên đánh liều với luật…
Chỉ một câu hỏi chung “các bạn định sẽ làm gì với chiếc xe của mình” mà có đến hàng trăm ý kiến trái chiều.
Bạn Hồng Ánh (sinh viên ĐH Ngoại Thương) chia sẻ: “Nếu giờ mà không liều với luật thì em không biết đi bằng phương tiện gì đi học, nhà thì xa, xe buýt lại cách hàng chục cây số...bây giờ có đi xe ôm cũng khổ, vì không biết họ có đang đi xe chính chủ không…nói chung là em thấy luật này xa vời thực tế quá!”
Nhiều sinh viên dự tính sẽ chuyển sang đi xe buýt hoặc đi bộ vì sợ bị phạt (Ảnh minh họa)

Ngược lại với bạn Hồng Ánh, bạn Mai Anh (sinh viên ĐH Công Đoàn) tâm sự: “Giờ em nghĩ chẳng còn cách nào khác là cất xe ở nhà, đi xe buýt…vì em mua lại xe trên mạng, cũng lâu rồi, giờ mà tìm người đó sang tên chính chủ thì chẳng khác nào mò kim đáy bể…”

Cùng tâm sự này, bạn Nguyễn Nhung (ĐH Thủy Lợi) cho rằng: " Em tạm thời sẽ cất xe máy ở nhà. Nhà em cách trường gần 2km nên em có thđi bộ hoặc mua một chiếc xe đạp nhđđi. Chứ chẳng may bị phạt 1 triệu đồng thì phạt vài lần cũng bằng tiền cái xe rồi".

Trường hợp bạn Hồ Qúy (sinh viên ĐH Y) còn khốn đốn hơn, chiếc xe mà bạn đang đi là của chú họ, nhưng nhà bạn ở tận TP.HCM…Bây giờ muốn sang tên chính chủ, thì phải lặn lội về nhà làm giấy sang tên.
Bạn Qúy buồn rầu chia sẻ: “ Bây giờ có khi em mang xe cất trong tủ kính, vì có khi tiền về quê em gấp mấy lần tiền phạt…vậy chắc thà để bị phạt còn hơn là sang tên..”
Trong khi đó, lý giải nguyên nhân thực tế có nhiều chủ phương tiện không muốn sang tên đổi chủ, Hồng Thiện (ĐH Ngoại thương ) cho rằng: “ Nhiều chủ phương tiện không muốn sang tên đổi chủ do phí trước bạ khi sang tên đổi chủ quá cao. Khi mà việc sang tên đổi chủ phương tiện mất phí đến hơn 1/10 tài sản thì không ai muốn bỏ ra một khoản tiền lớn như vậy”.
Theo chàng sinh viên này, để quy định đi vào đời sống và tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân thì trước hết phí trước bạ khi sang tên đổi chủ phải giảm thấp hơn nữa. Bên cạnh đó là việc tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân về vấn đề này.

Chiều 10/11, PV VTC News đã có cuộc trao đổi với Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (PC67 – CATP Hà Nội).
Đại tá Vịnh Thắng cho biết: “Trường hợp người thân như bố mẹ, anh chị, vợ chồng, bạn bè… cho mượn xe thì người tham gia giao thông khi điều khiển phương tiện phải mang đăng ký chiếc xe đó và có bằng lái hợp lệ. Đối với ô tô còn phải có sổ kiểm định chất lượng đúng quy định, nếu không vi phạm luật giao thông thì không bị xử phạt” – Đại tá Thắng khẳng định. 

Tuy nhiên, các trường hợp này nếu vi phạm lỗi nào thì bị xử lý về lỗi đó.

“Trong những ngày đầu triển khai, đối với những người ngoại tỉnh lần đầu về Hà Nội chưa nắm rõ về Nghị định, người lớn tuổi, học sinh sinh viên, phụ nữ vi phạm lần đầu về quy định 71 thì CSGT chỉ nhắc nhở. Nếu vi phạm lần 2 sẽ xử lý” – Trưởng phòng PC67 cho biết.

Theo quy định sửa đổi, tất cả các phương tiện mua bán, sang tên đổi chủ đều phải làm thủ tục đăng ký theo quy định.

“Xe mua bán, cho tặng, qua nhiều chủ nhưng chưa làm thủ tục sang tên, thì người mua cuối cùng phải chứng minh được các giấy tờ hợp pháp của phương tiện. Khi sang tên, người đăng ký phải đóng thuế trước bạ với cơ quan thuế và đăng ký với cảnh sát. Lệ phí làm thủ tục không cao như đăng ký lần đầu” – ông Thắng nói thêm.

Trưởng phòng PC67 cũng khuyến cáo, khi mua bán chuyển nhượng, các cá nhân, cơ quan phải sang tên đổi chủ trong 30 ngày. Quá 30 ngày, sẽ bị xử phạt theo NĐ 71. 

“Việc đăng ký, sang tên đổi chủ phương tiện mua bán, trao đổi giúp cho chủ phương tiện yên tâm khi sử dụng xe chính chủ. Cơ quan công an dễ dàng xác minh những vụ phương tiện gây tai nạn hoặc trong các vụ án hình sự” – Đại tá Đào Vịnh Thắng nói.

Nguyễn Dũng


Theo bạn quy định xử phạt xe không chính chủ có quá nặng?

  • Quá nặng
  • Vừa phải
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến


Hoàng Anh – Thùy Trần

Bình luận
vtcnews.vn