Nhiều đời nay, với cư dân làng vạn chài sống dưới vách núi Pha Long thuộc Mường Ca Da, họ vẫn truyền tai nhau về một loại "cây thần có khả năng cải tử hoàn sinh”. Thực hư câu chuyện này ra sao?, chúng tôi đã tìm về thượng nguồn sông Mã để tìm hiểu...
Truyền thuyết “lá cải tử hoàn sinh”
Người đầu tiên chúng tôi tìm đến là ông Cao Bằng Nghĩa, một nhà nghiên cứu văn hóa Mường Ca Da ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).
Theo ông Nghĩa kể, truyền thuyết dân gian xưa, để "điều khiển" việc của Mường, người dân nặn một bức tượng bằng đất rồi đem đặt trên một tảng đá cao, sau đó gắn một cái roi bằng tre vào tay tượng. Dân trong Mường cử một người nhiều tuổi có uy tín đứng ra để điều khiển; Roi chỉ về phía nào thì Mường đi đào mương, đắp ruộng ở phía ấy.
Bỗng một hôm, có một xác chết dạt về cửa suối Khó, sau đó có một con quạ bay xuống mổ vào người chết, lập tức xác chết tự nhiên cựa quậy. Vì sợ hãi nên quạ cũng vút cánh bay đi. Theo truyền thuyết, người chết sống lại được là do quạ ăn lá “cải tử hoàn sinh”. Lá cây này, nay nó vẫn nằm trên vách núi Pha Long xã Ái Thượng (Bá Thước).
Thấy chuyện kỳ lạ, cả Mường ra bờ sông Mã rước người sống về làm Đạo cho Mường. Để nhớ ơn, Mường Ca Da đã ăn thề với nhau rằng không được bắn quạ để ăn thịt. Có lẽ vì thế mà ngày nay cứ vào tháng Ba hàng năm, Mường Ca Da lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ quạ.
Trong lễ hội họ tái hiện lại hình ảnh chim quạ cứu giúp dân làng bằng lá “cải tử hoàn sinh”. Ngoài ra họ còn thề độc rằng: “Hễ ai ném trúng quạ thì sẽ bị ghẻ lở, bệnh hủi”. Từ truyền thuyết này mà dân gian mới truyền tụng về lá “cải tử hoàn sinh”.
Huyền thoại săn “lá thần”
Người dân Mường Khô, (Điền Lư - Bá Thước) còn kể rằng: Từ thời còn kháng chiến chống Pháp có ông Đạo Thắng giàu có nổi tiếng cả vùng cũng đã từng săn "lá thần". Ông này có biệt tài bắn súng bằng hai tay và cũng là người không tin vào thánh thần. Nhưng nghe nói cây “cải tử hoàn sinh”, lòng tham lại nổi lên, ngày đêm ông nghiên cứu “binh pháp” để săn lá thần.
Do lá “cây thần” nằm trên vách núi, cách mặt sông khá xa không thể trèo lên được. Đạo Thắng được một “quân sư” hiến kế liên hoàn… bè. Ông cho nhiều bè kết lại, rộng gấp bốn lần bình thường.
Sau đó triệu tập các tay lái bè điệu nghệ từ các vùng sông nước quanh đó về. Đạo Thắng ra lệnh xuất quân bằng một hồi trống giòn giã, không khác gì một trận thủy chiến. Sau đó Đạo Thắng tiến thẳng vào vách núi Pha Long, đến nơi ông cho“thủy quân” thả neo rồi ra hiệu sẵn sàng chờ lệnh săn “lá thần”.
Đạo Thắng dương súng hỏa mai bắn 3 phát liên tiếp, lá “cây thần” bay ra bỗng có một cơn gió mạnh cuốn vào khoảng sông mênh mông trong sự ngơ ngác của đoàn người. Phát súng thứ hai, lá “cây thần” bay xuống mặt sông, đoàn người chưa kịp vớt thì có một đàn cá ngoi lên đớp mất.
Lần thứ ba Đạo Thắng lại nổ súng đùng đoàng, “lá thần” bay ra rơi xuống sàn bè, cá Dốc từ dưới sông trườn lên đớp lá rồi lặn mất. Cùng lúc đó nước sông tự nhiên đổi sang màu đỏ khiến cho đoàn người khiếp vía mà bỏ chạy. Đạo Thắng gan dạ nhưng cũng đành phải ra lệnh rút quân trong sự thất bại ê chề.
Cuối năm đó nước sông cạn, lần này Đạo Thắng lại cử một người tiều phu giỏi leo treo theo dây thừng tụt xuống. Do vách núi lõm nên tiều phu không thể đu dây vào được. Đạo Thắng nghĩ ra cách dùng sào để chọc lá. Khi tiều phu đang chọc thì có một đàn quạ từ đâu kéo đến mổ vào đầu, vì hoảng quá nên cả người và sào rơi xuống mặt sông. Cũng kể từ đó Đạo Thắng không có ý định chinh phục lá “cải tử hoàn sinh nữa”.
Xuôi theo dòng sông Mã, khi ngước mắt nhìn lên vách núi Pha Long, chúng tôi ghi nhận được loài cây này có cành nhỏ thon, lá xanh mướt khác hẳn với lá của các loài cây xung quanh đó. Cây thần có thân chỉ to bằng cán liềm, xung quanh cây là vách đá không có một loài cây nào khác.
Theo người dân kể lại, trước đây khúc sông Pha Long là nơi vận chuyển tre luồng về xuôi, người lái bè rất đỗi kinh sợ mỗi khi đi qua đoạn này. Hò sông Mã còn có câu: “Nhất Chiếng, nhì Cả, ba Long, lòng còn ái ngại Ngốc Cùng mà thôi”.
Địa danh Ba Long tức Pha Long được ví như một khu vực "linh thiêng" của vùng này. Đây cũng chính là địa điểm dân vạn chài thường hành nghề câu xác người chết trôi dạt vào. Địa danh Pha Long được sách tiếng Thái cổ ghi lại có nghĩa là “Núi Trôi”. Người Thái quan niệm, đây là cửa sông Thiên đường, bởi linh hồn người chết sẽ được “thầy mo” cúng lên chầu trời.
Trưởng bản Côn, ông Trương Văn Hiệp - xã Ái Thượng vui vẻ tâm sự: “Lạ lắm các anh à, vách núi đá vôi khô cằn dựng đứng thế kia không có một loại cây nào mọc được, vậy mà cây "thần" lại chui ra từ đó. Tôi nghe bậc cao niên trong làng nói, đã bao đời nay cây đó không lớn thêm cũng không nhỏ đi, bốn mùa lá luôn xanh mướt. Ai may mắn có được “lá thần” thì sẽ trường sinh bất tử, tôi cũng muốn có lá đó lắm mà không tài nào lấy được”.
Mặc dù đến tận nơi có cây "thần", nhưng do vách đá dựng đứng, địa hình hiểm trở nên đoàn chúng tôi không thể tiếp cận để "mục sở thị cây thần", đành chiêm ngưỡng từ xa.
Hỏi về cây "thần" thực hư như thế nào trong quan niệm và thực tế ở địa phương, ông Trương Ngọc Khuyến Chủ Tịch UBND xã Ái Thượng cho biết: “Cây mọc trên vách núi Pha Long là có thật. Không rõ là loài cây gì, nhưng các cụ cao niên trong xã gọi đấy là “cây bùa yêu” đã có từ lâu đời rồi, lá xanh quanh năm. Tôi chưa thấy có ai lấy được lá cây đó, vì thế cũng không biết tác dụng của nó như thế nào".
"Xung quanh chuyện cây lạ này, cũng có những lời đồn thổi, mang tính mê tín vô căn cứ. Chính quyền xã đã tích cực tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu rõ” - ông Khuyến cho biết thêm.
Nguồn: Minh Phượng – Hà Sơn (Dân Việt)
Truyền thuyết “lá cải tử hoàn sinh”
Người đầu tiên chúng tôi tìm đến là ông Cao Bằng Nghĩa, một nhà nghiên cứu văn hóa Mường Ca Da ở huyện Quan Hóa (Thanh Hóa).
Theo ông Nghĩa kể, truyền thuyết dân gian xưa, để "điều khiển" việc của Mường, người dân nặn một bức tượng bằng đất rồi đem đặt trên một tảng đá cao, sau đó gắn một cái roi bằng tre vào tay tượng. Dân trong Mường cử một người nhiều tuổi có uy tín đứng ra để điều khiển; Roi chỉ về phía nào thì Mường đi đào mương, đắp ruộng ở phía ấy.
Bỗng một hôm, có một xác chết dạt về cửa suối Khó, sau đó có một con quạ bay xuống mổ vào người chết, lập tức xác chết tự nhiên cựa quậy. Vì sợ hãi nên quạ cũng vút cánh bay đi. Theo truyền thuyết, người chết sống lại được là do quạ ăn lá “cải tử hoàn sinh”. Lá cây này, nay nó vẫn nằm trên vách núi Pha Long xã Ái Thượng (Bá Thước).
Ông Cao Bằng Nghĩa nhà nghiên cứu văn hóa Mường Ca |
Thấy chuyện kỳ lạ, cả Mường ra bờ sông Mã rước người sống về làm Đạo cho Mường. Để nhớ ơn, Mường Ca Da đã ăn thề với nhau rằng không được bắn quạ để ăn thịt. Có lẽ vì thế mà ngày nay cứ vào tháng Ba hàng năm, Mường Ca Da lại tổ chức lễ hội để tưởng nhớ quạ.
Trong lễ hội họ tái hiện lại hình ảnh chim quạ cứu giúp dân làng bằng lá “cải tử hoàn sinh”. Ngoài ra họ còn thề độc rằng: “Hễ ai ném trúng quạ thì sẽ bị ghẻ lở, bệnh hủi”. Từ truyền thuyết này mà dân gian mới truyền tụng về lá “cải tử hoàn sinh”.
Huyền thoại săn “lá thần”
Người dân Mường Khô, (Điền Lư - Bá Thước) còn kể rằng: Từ thời còn kháng chiến chống Pháp có ông Đạo Thắng giàu có nổi tiếng cả vùng cũng đã từng săn "lá thần". Ông này có biệt tài bắn súng bằng hai tay và cũng là người không tin vào thánh thần. Nhưng nghe nói cây “cải tử hoàn sinh”, lòng tham lại nổi lên, ngày đêm ông nghiên cứu “binh pháp” để săn lá thần.
Cận cảnh cây thần (gần chính giữa phía bên phải bức ảnh). (Ảnh: Hà Sơn) |
Sau đó triệu tập các tay lái bè điệu nghệ từ các vùng sông nước quanh đó về. Đạo Thắng ra lệnh xuất quân bằng một hồi trống giòn giã, không khác gì một trận thủy chiến. Sau đó Đạo Thắng tiến thẳng vào vách núi Pha Long, đến nơi ông cho“thủy quân” thả neo rồi ra hiệu sẵn sàng chờ lệnh săn “lá thần”.
Đạo Thắng dương súng hỏa mai bắn 3 phát liên tiếp, lá “cây thần” bay ra bỗng có một cơn gió mạnh cuốn vào khoảng sông mênh mông trong sự ngơ ngác của đoàn người. Phát súng thứ hai, lá “cây thần” bay xuống mặt sông, đoàn người chưa kịp vớt thì có một đàn cá ngoi lên đớp mất.
Lần thứ ba Đạo Thắng lại nổ súng đùng đoàng, “lá thần” bay ra rơi xuống sàn bè, cá Dốc từ dưới sông trườn lên đớp lá rồi lặn mất. Cùng lúc đó nước sông tự nhiên đổi sang màu đỏ khiến cho đoàn người khiếp vía mà bỏ chạy. Đạo Thắng gan dạ nhưng cũng đành phải ra lệnh rút quân trong sự thất bại ê chề.
Cuối năm đó nước sông cạn, lần này Đạo Thắng lại cử một người tiều phu giỏi leo treo theo dây thừng tụt xuống. Do vách núi lõm nên tiều phu không thể đu dây vào được. Đạo Thắng nghĩ ra cách dùng sào để chọc lá. Khi tiều phu đang chọc thì có một đàn quạ từ đâu kéo đến mổ vào đầu, vì hoảng quá nên cả người và sào rơi xuống mặt sông. Cũng kể từ đó Đạo Thắng không có ý định chinh phục lá “cải tử hoàn sinh nữa”.
Xuôi theo dòng sông Mã, khi ngước mắt nhìn lên vách núi Pha Long, chúng tôi ghi nhận được loài cây này có cành nhỏ thon, lá xanh mướt khác hẳn với lá của các loài cây xung quanh đó. Cây thần có thân chỉ to bằng cán liềm, xung quanh cây là vách đá không có một loài cây nào khác.
Vách núi đá nơi có “cây cải tử hoàn sinh”.(Ảnh: Hà Sơn) |
Địa danh Ba Long tức Pha Long được ví như một khu vực "linh thiêng" của vùng này. Đây cũng chính là địa điểm dân vạn chài thường hành nghề câu xác người chết trôi dạt vào. Địa danh Pha Long được sách tiếng Thái cổ ghi lại có nghĩa là “Núi Trôi”. Người Thái quan niệm, đây là cửa sông Thiên đường, bởi linh hồn người chết sẽ được “thầy mo” cúng lên chầu trời.
Trưởng bản Côn, ông Trương Văn Hiệp - xã Ái Thượng vui vẻ tâm sự: “Lạ lắm các anh à, vách núi đá vôi khô cằn dựng đứng thế kia không có một loại cây nào mọc được, vậy mà cây "thần" lại chui ra từ đó. Tôi nghe bậc cao niên trong làng nói, đã bao đời nay cây đó không lớn thêm cũng không nhỏ đi, bốn mùa lá luôn xanh mướt. Ai may mắn có được “lá thần” thì sẽ trường sinh bất tử, tôi cũng muốn có lá đó lắm mà không tài nào lấy được”.
Mặc dù đến tận nơi có cây "thần", nhưng do vách đá dựng đứng, địa hình hiểm trở nên đoàn chúng tôi không thể tiếp cận để "mục sở thị cây thần", đành chiêm ngưỡng từ xa.
Hỏi về cây "thần" thực hư như thế nào trong quan niệm và thực tế ở địa phương, ông Trương Ngọc Khuyến Chủ Tịch UBND xã Ái Thượng cho biết: “Cây mọc trên vách núi Pha Long là có thật. Không rõ là loài cây gì, nhưng các cụ cao niên trong xã gọi đấy là “cây bùa yêu” đã có từ lâu đời rồi, lá xanh quanh năm. Tôi chưa thấy có ai lấy được lá cây đó, vì thế cũng không biết tác dụng của nó như thế nào".
"Xung quanh chuyện cây lạ này, cũng có những lời đồn thổi, mang tính mê tín vô căn cứ. Chính quyền xã đã tích cực tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu rõ” - ông Khuyến cho biết thêm.
Nguồn: Minh Phượng – Hà Sơn (Dân Việt)
Bình luận