Đặng Đình Tiến không chỉ là VĐV cao tuổi nhất đoàn TTVN dự SEA Games lần này mà còn là người có biệt danh lạ, ít nhất là với môn billiards. Đó là Tiến “cụt”.
Nói là “cụt” thì to tát, nhưng thực tế Đặng Đình Tiến chỉ mất 2 đốt ngón tay út. Đã có thời, niềm đam mê billiards không đủ nuôi sống Tiến, kể cả những trận billiards “độ”, cơ thủ này phải làm một việc khá nặng nhọc là thợ mộc. Trong một lần xẻ gỗ, Tiến bị cưa cắt đứt hai đốt ngón tay út ở bàn tay phải.
Trong billiards, tay phải là để cầm cơ, những tưởng việc mất hai đốt ngón út chẳng liên quan gì, nhưng thực tế lại gây ra rất nhiều khó khăn, đặc biệt là cảm giác: Ngón út là “điểm tựa” của cây cơ khi đánh bi.
Những tưởng Tiến “cụt” phải xa billiards từ đó. Nhưng với sự bền bỉ và yêu môn thể thao này một cách kỳ lạ, Tiến đã trở lại, dù con đường rất gập ghềnh. SEA Games 19 - 1997, môn billiards được đưa vào chương trình thi đấu, nhưng do thời đó quan niệm billiards vẫn là môn “ăn chơi”, nên các VĐV phải tự túc. Nhưng cũng chính lần đầu tiên ấy, billiard bất ngờ thành công rực rỡ với tấm HCV của Lý Thế Vinh, HCB của Dương Hoàng Anh và 2HCĐ của Đặng Đình Tiến và Lê Phúc Lợi...
Song với Đặng Đình Tiến, rất lâu sau đó anh phải nấp sau cái bóng của Lý Thế Vinh, Dương Hoàng Anh, đặc biệt ở nội dung caroom. Năm 2008, anh mới lần đầu đăng quang giải VĐQG. Song năm 2009 mới là năm thực sự bùng nổ của Tiến khi anh gom 4 HCV trong các cuộc thi trong nước quốc tế.
Đó là năm mà Tiến nhiều lần đánh bại tay cơ huyền thoại của Nhật Bản Machida Tadashi lần lượt ở giải vô địch Châu Á, Đại hội thể thao Châu Á trong nhà. Cuối năm 2009, Tiến “hốt” luôn tấm HCV SEA Games trên đất Lào.
Ở tuổi 53, Đặng Đình Tiến lãnh trách nhiệm là con chim đầu đàn cho tuyển Billiard - Snooker hoàn thành chỉ tiêu ít nhất là 3 HCV.
Đặng Đình Tiến - VĐV nhiều tuổi nhất Đoàn TTVN dự SEA Games 27. |
Nói là “cụt” thì to tát, nhưng thực tế Đặng Đình Tiến chỉ mất 2 đốt ngón tay út. Đã có thời, niềm đam mê billiards không đủ nuôi sống Tiến, kể cả những trận billiards “độ”, cơ thủ này phải làm một việc khá nặng nhọc là thợ mộc. Trong một lần xẻ gỗ, Tiến bị cưa cắt đứt hai đốt ngón tay út ở bàn tay phải.
Trong billiards, tay phải là để cầm cơ, những tưởng việc mất hai đốt ngón út chẳng liên quan gì, nhưng thực tế lại gây ra rất nhiều khó khăn, đặc biệt là cảm giác: Ngón út là “điểm tựa” của cây cơ khi đánh bi.
Những tưởng Tiến “cụt” phải xa billiards từ đó. Nhưng với sự bền bỉ và yêu môn thể thao này một cách kỳ lạ, Tiến đã trở lại, dù con đường rất gập ghềnh. SEA Games 19 - 1997, môn billiards được đưa vào chương trình thi đấu, nhưng do thời đó quan niệm billiards vẫn là môn “ăn chơi”, nên các VĐV phải tự túc. Nhưng cũng chính lần đầu tiên ấy, billiard bất ngờ thành công rực rỡ với tấm HCV của Lý Thế Vinh, HCB của Dương Hoàng Anh và 2HCĐ của Đặng Đình Tiến và Lê Phúc Lợi...
Song với Đặng Đình Tiến, rất lâu sau đó anh phải nấp sau cái bóng của Lý Thế Vinh, Dương Hoàng Anh, đặc biệt ở nội dung caroom. Năm 2008, anh mới lần đầu đăng quang giải VĐQG. Song năm 2009 mới là năm thực sự bùng nổ của Tiến khi anh gom 4 HCV trong các cuộc thi trong nước quốc tế.
Đó là năm mà Tiến nhiều lần đánh bại tay cơ huyền thoại của Nhật Bản Machida Tadashi lần lượt ở giải vô địch Châu Á, Đại hội thể thao Châu Á trong nhà. Cuối năm 2009, Tiến “hốt” luôn tấm HCV SEA Games trên đất Lào.
Ở tuổi 53, Đặng Đình Tiến lãnh trách nhiệm là con chim đầu đàn cho tuyển Billiard - Snooker hoàn thành chỉ tiêu ít nhất là 3 HCV.
Theo Lao Động
Bình luận