(VTC News) - Nó có tác dụng rõ rệt với ung thư gan, ung thư phổi, ung thư bàng quang và ung thư vú.
Chợt nhớ lại chuyến chinh phục “nóc nhà Đông Bắc” mang tên Tây Côn Lĩnh năm 2010, cùng lương y Thanh và ông Trần Ngọc Lâm. Hai người đã tỏ ra rất nghiêm trọng, khi phát hiện được 1 cây thất diệp nhất chi hoa trên độ cao 2.200m của đỉnh Tây Côn Lĩnh.
Củ của loài cây này được coi là quý hơn cả nhân sâm. Người Trung Quốc đã thu mua tận diệt từ nhiều năm trước. Ông Lâm và anh Thanh nhanh nhảu vạch những khu rừng cạnh chỗ phát hiện cây thất diệp nhất chi hoa.
Tuy nhiên, hai thầy thuốc lại tỏ ra buồn bã, khi đại ngàn Tây Côn Lĩnh cũng đã bị nhổ sạch loài thảo dược quý này.
Cây thất diệp nhất chi hoa mà hai thầy thuốc phát hiện ra, cũng chỉ là “cây thuốc mồ côi” trên đỉnh Tây Côn Lĩnh quanh năm gió giật như bão. Nơi đây chắc chắn từng là khu vườn ngập tràn thất diệp nhất chi hoa, nhưng đã bị nhổ sạch rồi.
Khi đó, ông Lâm hỏi anh chàng Vàng Seo Vần, người dẫn đường cho chúng tôi chinh phục đỉnh Tây Côn Lĩnh: “Vần có biết đây là cây gì không?”. Vần lắc đầu bảo: “Cây này ta không biết nó tên là gì, nhưng người Trung Quốc mua đắt lắm. Ngày xưa, họ đi từ Trung Quốc sang bản Chúng Phùng đặt mua với giá vài trăm ngàn một kg, giờ họ có trả chục triệu một kg cũng không còn nữa đâu”.
Theo sách cổ và thử nghiệm lâm sàng của các nhà khoa học quốc tế, thất diệp nhất chi hoa có các hoạt chất đặc thù, làm giảm đau, giải độc, an thần.
Thảo dược này có những hoạt chất kết hợp với các hoạt chất khác trong các loại thảo dược khác với những liều lượng nhất định, thích ứng với từng giai đoạn, có thể khống chế được khối u, và điều tiết sự rối loạn chức năng của ty thể, loại trừ được tế bào ung thư.
Nó có tác dụng rõ rệt với ung thư gan, ung thư phổi, ung thư bàng quang và ung thư vú.
Sở dĩ người Trung Quốc đặt tên nó như vậy, vì nó có 7 lá, với một bông hoa ở giữa. Người Việt gọi đơn giản nó là cây bảy lá một hoa. Tuy nhiên, đồng bào Hoàng Liên Sơn gọi nó là cây rắn cắn. Vì nó có tác dụng giải độc mạnh, chữa rắn cắn, nên gọi đơn giản như vậy.
Lương y Thanh bảo tôi đếm xem mấy lá. Hóa ra, đây là cây có 9 lá, chứ không phải 7 lá. Do đó, không thể gọi là cây thất diệp nhất chi hoa, hay cây bảy lá một hoa được, mặc dù, chúng chỉ khác nhau là có nhiều hơn 2 lá.
Lương y Thanh bảo, nó chính là cây thất diệp nhất chi hoa, không khác tí nào, tuy nhiên, không hiểu sao, loài này mọc ở khu vực anh phát hiện, gieo trồng lại có tới 9 lá. Như vậy, đây chính là một loài kỳ hoa dị thảo, chưa từng được biết đến.
Bao nhiêu năm nay, lương y Thanh đã bí mật gieo trồng loài thảo dược này khắp núi non. Anh chọn những điểm kín đáo, những khe đá, để gieo trồng. Để thu hoạch được củ, ít nhất phải 10 năm.
Hiện lương y Thanh cũng thu hoạch được một số củ của loài dị thảo này, có củ nặng tới 1,5kg. Anh chủ yếu biếu bạn bè ngâm rượu uống giải độc và sử dụng trong một số bài thuốc gia truyền.
Người Việt hiện chưa biết sử dụng loài thảo dược này hiệu quả trong điều trị ung thư, tuy nhiên, người Trung Quốc thu mua với giá cả chục triệu đồng một kg.
Ngồi ngắm loài dị thảo có lẽ phải gọi là “cửu dược nhất chi hoa” do anh phát hiện, gieo trồng, lương y Thanh chợt quay sang thắc mắc với tôi: “Mình thấy lạ là người Việt Nam sẵn sàng bỏ ra cả chục tỷ để mua một cây cảnh, chi cả trăm tỷ để mua hàng trăm, hàng ngàn cây về chơi. Trong khi đó, giá trị của nó, xét đến tận cùng, thì làm sao có thể so được với những loài thảo dược cực kỳ quý hiếm này nhỉ?”.
Lương y Thanh tâm sự rằng, anh có thể dễ dàng làm giàu bằng cách mở rộng việc ươm trồng ở những nơi bí mật trong rừng, rồi thu hoạch bán cho Trung Quốc. Tuy nhiên, dù việc làm đó mang lại cho anh cả trăm tỷ, anh cũng không bao giờ thực hiện.
Tham vọng lớn nhất của anh là muốn nhân rộng loài thảo dược quý này, nhằm bảo tồn cho nền y dược nước nhà. Anh muốn các nhà dược học ở Việt Nam dày công nghiên cứu về những loài thảo dược quý này, để “Nam dược trị Nam nhân”, như đúng tôn chỉ mà anh treo trang trọng ở nhà thuốc Hoàng Liên Sơn giữa TP. Lào Cai của mình.
Ngồi trên tảng đá đắm đuối nhìn dị thảo “cửu dược nhất chi hoa” đang run rẩy mọc lên từ kẽ đá, lương y Thanh mang khuôn mặt buồn: “Mình muốn chỉ nó cho các nhà dược học Việt Nam, nhưng biết tin ai bây giờ?”.
Sau khi bắt tôi hứa đi hứa lại, rằng sẽ không tiết lộ địa điểm cụ thể khu rừng có loài dị thảo chưa từng được công bố, thì lương y Phạm Văn Thanh (Nhà thuốc Hoàng Liên Sơn, TP. Lào Cai) mới tiếp tục dẫn tôi vào sâu trong rừng.
Chúng tôi lại tiếp tục lạc vào đại ngàn hoang thẳm với những cổ thụ to vài người ôm, ánh nắng không xuyên qua được tán lá ken dày.
Lương y Thanh nhảy xuống một khe đá, nơi có khóm cây dại chằng chịt, vạch ra cho tôi xem một cây nhỏ xíu. Tôi há hốc ngạc nhiên: “Thất diệp nhất chi hoa phải không anh?”.
Cây thất diệp nhất chị hoa có 7 lá |
Nhưng loài thảo dược mà lương y Thanh gieo trồng, bảo tồn có tới 9 lá |
Củ của loài cây này được coi là quý hơn cả nhân sâm. Người Trung Quốc đã thu mua tận diệt từ nhiều năm trước. Ông Lâm và anh Thanh nhanh nhảu vạch những khu rừng cạnh chỗ phát hiện cây thất diệp nhất chi hoa.
Tuy nhiên, hai thầy thuốc lại tỏ ra buồn bã, khi đại ngàn Tây Côn Lĩnh cũng đã bị nhổ sạch loài thảo dược quý này.
Lương y Thanh gieo trồng thảo dược quý thất diệp nhất chi hoa vào những nơi kín đáo |
Theo sách cổ và thử nghiệm lâm sàng của các nhà khoa học quốc tế, thất diệp nhất chi hoa có các hoạt chất đặc thù, làm giảm đau, giải độc, an thần.
Thảo dược này có những hoạt chất kết hợp với các hoạt chất khác trong các loại thảo dược khác với những liều lượng nhất định, thích ứng với từng giai đoạn, có thể khống chế được khối u, và điều tiết sự rối loạn chức năng của ty thể, loại trừ được tế bào ung thư.
Khi mới trồng, loài thảo dược này chỉ có 5 lá |
Sở dĩ người Trung Quốc đặt tên nó như vậy, vì nó có 7 lá, với một bông hoa ở giữa. Người Việt gọi đơn giản nó là cây bảy lá một hoa. Tuy nhiên, đồng bào Hoàng Liên Sơn gọi nó là cây rắn cắn. Vì nó có tác dụng giải độc mạnh, chữa rắn cắn, nên gọi đơn giản như vậy.
Lương y Thanh bảo tôi đếm xem mấy lá. Hóa ra, đây là cây có 9 lá, chứ không phải 7 lá. Do đó, không thể gọi là cây thất diệp nhất chi hoa, hay cây bảy lá một hoa được, mặc dù, chúng chỉ khác nhau là có nhiều hơn 2 lá.
Lương y Thanh bảo, nó chính là cây thất diệp nhất chi hoa, không khác tí nào, tuy nhiên, không hiểu sao, loài này mọc ở khu vực anh phát hiện, gieo trồng lại có tới 9 lá. Như vậy, đây chính là một loài kỳ hoa dị thảo, chưa từng được biết đến.
Khi đạt độ cao nhất định, nó sẽ ra tới 9 lá |
Hiện lương y Thanh cũng thu hoạch được một số củ của loài dị thảo này, có củ nặng tới 1,5kg. Anh chủ yếu biếu bạn bè ngâm rượu uống giải độc và sử dụng trong một số bài thuốc gia truyền.
Người Việt hiện chưa biết sử dụng loài thảo dược này hiệu quả trong điều trị ung thư, tuy nhiên, người Trung Quốc thu mua với giá cả chục triệu đồng một kg.
Một củ "cửu dược nhất chi hoa" nặng tới 1,5kg |
Lương y Thanh tâm sự rằng, anh có thể dễ dàng làm giàu bằng cách mở rộng việc ươm trồng ở những nơi bí mật trong rừng, rồi thu hoạch bán cho Trung Quốc. Tuy nhiên, dù việc làm đó mang lại cho anh cả trăm tỷ, anh cũng không bao giờ thực hiện.
Dù thảo dược này rất đắt, nhưng lương y Thanh không bán sang Trung Quốc, mà dùng làm thuốc trị bệnh cho người Việt |
Ngồi trên tảng đá đắm đuối nhìn dị thảo “cửu dược nhất chi hoa” đang run rẩy mọc lên từ kẽ đá, lương y Thanh mang khuôn mặt buồn: “Mình muốn chỉ nó cho các nhà dược học Việt Nam, nhưng biết tin ai bây giờ?”.
Phong Quân
Bình luận