• Zalo

Dị thảo kỳ quái mọc xuyên đá thải sạch độc tố trong cơ thể

Phóng sự - Khám pháThứ Sáu, 10/04/2015 08:50:00 +07:00Google News

Ông Trần Ngọc Lâm đã có đủ nguyên liệu sản xuất trà Trường Sinh Thang để giúp mọi người ngừa bệnh ung thư

(VTC News) - Những chiếc rễ mọc ra từ miếng củ, khoan thủng đá, bám chắc vào đá và mọc thành cây.


Kỳ 2: Bí ẩn ‘cây lá dài’ đào thải độc tố trong cơ thể

Ông Trần Ngọc Lâm (Sapa, Lào Cai) vốn bị ung thư phổi, bị Bệnh viện 103 trả về từ 20 năm trước. Thế nhưng, nhờ kỳ duyên mà lưu lạc sang Tây Tạng, rồi gặp được vị thiền sư ở thị trấn Lhasa, học được nhiều cây thuốc quý trị ung thư.

Trong số cả trăm cây thuốc quý, ông Lâm rất chú ý đến một số thảo dược như giảo cổ lam, thúc cốt lam, ngũ trảo long, địa tàng thiên, đoái tâm bồng… cùng những loại cây mà ông vẫn chưa đặt tên, nên cứ gọi đơn giản theo ý mình, hoặc theo hình dáng của cây.

Ông Trần Ngọc Lâm chính là người đầu tiên ở Việt Nam dùng giảo cổ lam như thảo dược quý. Ông đã chỉ cho một vị GS-TS nổi tiếng ở Việt Nam cây này. Vị GS nọ đã làm nhiều đề tài nghiên cứu, chuyển giao cho một số doanh nghiệp chế biến thành trà, thực phẩm, thuốc… Giờ đây, giảo cổ lam là thứ nước uống quen thuộc của nhiều người.

Tuy nhiên, điều đáng buồn, là đến bây giờ, mọi người lại nhận ra giảo cổ lam không thực sự là thần dược như trong các nghiên cứu. Giờ đây, chẳng ai tin giảo cổ lam có tác dụng với bệnh ung thư, chưa kể hàng loạt bệnh khác mà các nhà nghiên cứu đã từng ca ngợi.
Trường Sinh Thang
Cây thuốc kỳ quái ở Hoàng Liên Sơn 
Theo ông Lâm, sở dĩ có chuyện lạ như vậy, là bởi thực tế chỉ có một dòng giảo cổ lam trong số 27 loại khác nhau là quý mà thôi. Giờ đây, nhiều người không tin giảo cổ lam nữa, là bởi, người ta toàn nhổ những thứ cùng họ của giảo cổ lam để bán mà thôi. Những loại đó dược tính cực thấp, không có giá trị chữa bệnh.

Các thiền sư ở Tây Tạng chỉ dùng loại giảo cổ lam 7 hoặc 9 lá, mọc ở độ cao từ 2.000m trở lên và phải mọc tự nhiên ở trên các vách núi granit. Điều khá đặc biệt nữa, là họ chỉ thu hái giảo cổ lam vào một giờ nhất định, khi mặt trời sáng rực rỡ ở một vị trí nào đó.

Các nhà sư sẽ cắt cả thân cây, để lại gốc rễ cho cây sinh trưởng tiếp. Tuy nhiên, khi phơi khô giảo cổ lam, họ lại tuốt lá bỏ đi, chỉ lấy thân cây làm thuốc. Chỉ cần một gram giảo cổ lam này, pha với ấm nước, cũng đắng khủng khiếp, chứ không dễ uống như các họ giảo cổ lam khác.

Theo ông Lâm, cách thu hái cây thuốc theo giờ của các nhà sư Tây Tạng chẳng có gì thần bí cả. Tùy loại cây, mỗi thời điểm nó cho dược tính cao thấp khác nhau. Thu hái vào thời điểm dược tính lên cao nhất thì có giá trị nhất. Ngoài ra, dược tính của giảo cổ lam tập trung ở thân cây, chứ không phải ở lá.

Việc người Việt cứ nhổ đủ các loại giảo cổ lam để uống sẽ thấy tác dụng rất thấp và mất niềm tin vào cây thuốc quý này. Người Trung Quốc hiểu rất rõ về giảo cổ lam, nên họ thu mua được loại xịn, còn bán sang Việt Nam rất nhiều giảo cổ lam rởm với giá rẻ như cho.
Trường Sinh Thang
Ông Lâm phải tự vào rừng hái thuốc, gieo trồng cây thuốc quý 
Đang trò chuyện về giảo cổ lam, và sự mất niềm tin của ông Lâm vào một số nhà nghiên cứu nửa vời, thì chúng tôi đến một vách núi dựng đứng trên độ cao 2.500m trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn. Trên độ cao này, gió rít ào ào, băng đóng óng ánh lẫn với đất.

Ngay dưới vách núi granit ấy, có một khe nước nhỏ chảy róc rách. Ông Lâm bảo, khe nước này chảy ra từ lòng núi, nên mùa mưa cũng như mùa khô nước chảy rất ổn định, các khe đá ven suối lúc nào cũng ẩm ướt.

Ông Lâm chỉ những khóm cây có vẻ như lạc loài với các loài cây ở môi trường xung quanh và bảo rằng: “Cậu nhìn cây này có quen không? Đã gặp bao giờ chưa?”. Quả thực, tôi nhìn cây này thấy vừa quen, vừa lạ. Cảm giác quen là vì nó khá giống cây dứa dại, nhưng lại nhỏ hơn và không ra quả như dứa.

Những khóm cây đó mọc trong các ụ mùn khe đá, hoặc mọc ở ngay ven khe nước, trong bóng tối. Ông Lâm dẫn tôi đi dọc khe nước, đến tận con suối nước màu vàng, vẫn thấy những hàng cây lạ mọc hai bên.

“Người rừng” Trần Ngọc Lâm bảo rằng, ông đã tìm hiểu nhiều tài liệu, mang cho nhiều chuyên gia, nhưng không ai biết nó là loài gì, chứ đừng nói đến chuyện biết nó để làm gì.

Hồi ở Tây Tạng, ông Lâm thấy các nhà sư cho loại cây này vào rất nhiều bài thuốc chống ung thư. Nó cũng có mặt trong thứ nước uống giải độc của các nhà sư Tây Tạng, mà hiện ông Lâm đang sản xuất thành trà cho mọi người dùng có tên Trường Sinh Thang.
Trường Sinh Thang
Ông Lâm bên cây lá dài mà ông gieo trồng rất nhiều 
Các nhà sư Tây Tạng cũng không gọi tên loại cây này, mà chỉ mô tả rằng nó có cái lá dài. Vì thế, ông Lâm gọi nó là cây lá dài.

Ngay cả ở Tây Tạng, loài thảo dược này cũng rất hiếm. Các nhà sư phải trồng ở khắp nơi để có nguồn dược liệu. Hồi về Sapa, leo lên đỉnh Fansipan, ông Lâm không ngờ cây lá dài cũng có ở dãy núi này, mọc lẫn với băng tuyết.

Theo các nhà sư Tây Tạng, cây lá dài có tác dụng giải độc cực mạnh, đặc biệt là việc nhiễm độc trong gan. Các nhà sư Tây Tạng dùng chúng để điều trị bệnh xơ gan.

Khi bị xơ gan, cơ thể sẽ tích nước trong ổ bụng, trong gan, thận. Cây lá dài còn có tác dụng rút nước khỏi cơ thể, theo đó, các độc tố cũng nhanh chóng được đào thải cùng với nước.

Ngoài ra, các hoạt chất trong cây lá dài còn có tác dụng giảm cân. Hoạt chất trong cây lá dài có tác dụng phân tách mỡ thừa thành nước và khoáng chất. Nước sẽ được đào thải, còn khoáng chất sẽ được hấp thu lại cơ thể. Nếu cơ thể không có nhu cầu, khoáng chất đó cũng được đào thải ra ngoài.

Mặc dù loài thảo dược kỳ lạ này chỉ sống ở trên đá, ẩm ướt, lạnh giá và ít ánh sáng, nhưng chúng lại có sức sống kỳ diệu. Nếu hội tụ đủ những điều kiện kỳ quặc đó, thì chúng sống dai như đỉa.

Ông Lâm đã thử lấy củ của cây lá dài băm vụn thành một vốc, rồi rải trên mặt một tảng đá chỗ hang ông ở, cạnh khe nước tối om. Thi thoảng, ông té nước lên tảng đá đó.

Điều kỳ diệu đã xảy ra, từ những miếng củ nhỏ, những cây lá dài mọc lên trên tảng đá trơ trọi. Những chiếc rễ mọc ra từ miếng củ, khoan thủng đá, bám chắc vào đá và mọc thành cây. Thậm chí, ông Lâm từng đặt mấy củ ở sân bê tông dưới Sapa, rồi che ánh nắng lại. Không ngờ, rễ của chúng khoan thủng cả bê tông để mọc thành cây.
Trường Sinh Thang
Ông Lâm tự lấy thuốc trong rừng 
Các nhà sư Tây Tạng phân tích rằng, rễ của chúng tiết ra hoạt chất như axít, có tác dụng phân hủy cả đá, biến các chất trong đá thành thức ăn. Điều này không có gì lạ, bởi có nhiều loài cây trên núi đá vẫn khoan rễ vào đá để sinh trưởng.

Thế là, suốt bao năm trời, ông Lâm cứ gieo trồng loài thảo dược này dọc ven các con suối, dưới các hốc đá. Cây lá dài ra quả có tép như quả lựu, là món ăn ưa thích của sơn dương và gấu. Vậy nên, ông Lâm thường xuyên gặp hai loài vật này lảng vảng ở những khu vườn trồng cây lá dài.

Cả củ, rễ, lá của cây lá dài đều có thể làm thuốc. Tuy nhiên, ông Lâm chỉ dùng lá của nó. Củ của loài cây này sống tới mấy chục năm, nên cứ cắt lá, nó lại mọc lá lên từ củ.

Trên các cuộc hành trình khắp tây bắc cùng ông Lâm, kéo dài sang tận Sìn Hồ (Lai Châu), thi thoảng tôi vẫn được ông chỉ cho những khóm cây lá dài mọc ven suối, do ông gieo trồng.

Theo ông Lâm, vì không ai ở Việt Nam biết giá trị của cây lá dài, kể cả người Trung Quốc cũng không biết, nên ông Lâm cứ gieo trồng thoải mái, mà không sợ bị nhổ trộm.

Ông Lâm bảo, ông học theo các nhà sư Tây Tạng, chế biến cây lá dài thành trà Trường Sinh Thang, và dùng hàng ngày để giải độc, ngừa ung thư và vô số bệnh tật do độc chất tích tụ trong cơ thể. Các nhà sư ở Tây Tạng chẳng ai dùng trà mạn cả, họ chỉ uống thứ trà thảo dược này mà thôi.
Hơn 10 năm nay, ông Trần Ngọc Lâm chuyên tâm gieo trồng, nhân giống các loại thảo dược quý mà các thiền sư Tây Tạng truyền thụ cho. Ông Lâm đã có đủ nguồn nguyên liệu để làm ra loại trà mà ông gọi là Trường Sinh Thang, tương tự loại trà mà các nhà sư Tây Tạng dùng thay nước hàng ngày để tiêu trừ nhiều loại bệnh tật.

Đây là loại trà đặc biệt mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng từ hàng ngàn năm qua, gồm các loại thảo dược quý như: Tiết trúc lâm, mộc hoàng cô, thúc cốt lam, địa tàng thiên, giảo cổ lam, ngũ da bì gai…

Theo ông Trần Ngọc Lâm, trà Trường Sinh Thang là tinh chất của các loại thảo dược mà các thiền sư Tây Tạng chế biến thuốc chống ung thư. Loại trà này có tác dụng mạnh với mỡ máu, gan mỡ, huyết áp cao, mệt mỏi…
 
 
Trường Sinh Thang - Dược liệu bí truyền của các thiền sư Tây Tạng – “người rừng” ung thư Trần Ngọc Lâm thu hái, gieo trồng trong rừng Hoàng Liên Sơn (Lào Cai), ở độ cao hơn 2.000m.

Phân phối toàn quốc bởi: Cty Cổ phần đầu tư và phát triển Thiền Việt (21F Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại tư vấn: 04 3992 3939; 01677863863)

Độc giả trong TP.HCM lấy trà tại: 14/12/21, đường số 53 (Phạm Văn Chiêu), phường 14, Q.Gò Vấp. ĐT: 0988990398.

Công dụng: Giúp tăng cường chức năng gan, giúp mát gan, thanh nhiệt. Hỗ trợ giảm mỡ máu, giảm cholesterol...

Đối tượng sử dụng: Dùng cho người bị mỡ máu, nóng gan, người mệt mỏi căng thẳng...

web: truongsinhthang.vn

(Chú ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh).


Còn tiếp…


Phong Nguyệt – Hải Minh
Bình luận
vtcnews.vn