Ngày hay đêm, nắng hay mưa, đông hay hè, trên người lão cũng chỉ một cái quần đùi đen thủi. Lão có sở thích mà trên đời này không ai có: mặc quần đùi, uống nước kênh và “chảnh” đến phát ghét.
Cho nhà xây lão chê, mà chỉ muốn ở nhà lá lợp bằng rơm rạ. Có người xưng lão là kỳ nhân, cũng có kẻ gọi là dị nhân… Lão là Lê Để (80 tuổi), trú tại tổ 19, thôn 3, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Về vùng quê miền cát trắng khô cằn, hỏi Lê Để ai cũng biết. Họ biết đến lão không chỉ từ cuộc sống nghèo khó, cơ cực mà còn ở những khả năng dị biệt khác người của lão. Với những người dân nơi đây, hình ảnh một lão nông cả đời mặc quần đùi, khước từ lời mời vào ở nhà xây kiên cố mà tự đi nhặt rơm rạ ngoài đồng về dựng ba lều tranh lá mộc mạc để làm chỗ trú nắng mưa,... có điều gì đó quái dị.
Chỉ mặc quần đùi đi "tán gái"…
Muốn vào được “nhà” lão phải vạch lá, đạp gai, vượt qua mấy con rào chằng chịt cây, thậm chí cả chui rúc qua những thân cây cổ thụ bị ngã đổ từ rất lâu chắn ngang. Ngôi nhà lão nằm sâu trong một khu rừng âm u, chông chênh trên cồn cát trắng, tách biệt với thế giới xô bồ, nhộn nhịp. Nơi đây chỉ có tiếng ve kêu, chim hót, tĩnh lặng đến dựng cả tóc gáy. Đứng nhìn từ xa, những ngôi “nhà” của lão không khác gì những đống rơm lạ thường.
Chúng tôi đến gặp lão vào một ngày trời đông giá rét. Trong khi người trẻ khỏe còn phải mặc mấy lớp áo mới đủ ấm thì lão chỉ vận cái quần đùi cũ kĩ, đen sẫm, bẩn thủi, ngoài ra không một manh áo che thân.
Ông Lê Chọn (68 tuổi), một người họ hàng với lão bảo: “Trời! Ổng (lão) khỏe thiệt đó. Hồi nhỏ tui thường theo ổng đi xuống sông mò cua, bắt cá, hay lên đồi bẫy chim, bắt nhông cũng chỉ thấy ổng cởi trần, đi chân đất, mặc mỗi cái quần đùi. Nhưng mà từ hồi nớ đến bây chừ, có thấy ổng đâu bệnh chi mô.”
Hỏi ra mới biết, cái quần đùi này lão đã mặc rất lâu rồi và chưa được “mài dũi”. Khi nào nhớp, bốc mùi, thậm chí lên men thì lão đem đi giặt hay nói đúng hơn là nhúng nước cho ướt rồi móc lên bụi cây hong khô. Cứ thế ngày qua ngày…
Khi chúng tôi hỏi: “trong cái rét lạnh cong cóng những ngày đông rét mướt, áo đâu lão không mặc mà vẫn đánh độc mỗi chiếc quần đùi cáu bẩn như thế”. Lão chỉ hả họng cười khà khà rồi nói: “Áo hả! Từ khi đẻ ra cha mẹ cho ở “truồng miết” thành quen luôn. Đến tuổi lớn, thấy dị nên mới xin cha mẹ mua cái quần đùi mà mặc.”
“Thôi! Mặc áo chi cho nó vướng bận hả chú. Mặc mỗi cái quần đùi ni cho thoải mái, thuận tiện, có cởi ra cũng nhanh, đỡ phải tốn xà phòng và thời gian giặt…” - nói xong, lão Để cười khoái chí.
Trò chuyện một hồi, rồi ông Lê Chọn lại bật mí: “Các chú biết không? Hồi thanh niên ổng đi tán gái không có bận áo mô, chỉ mặc mỗi cái quần đùi ni thôi. Ổng đi tán, mấy cô biểu ổng về mặc quần dài… Ổng có nghe mô. Nhiều cô “chê” ổng chỉ vì mặc mỗi cái quần đùi. Ổng bảo thà không không có vợ còn hơn bắt ổng mặc quần dài.”
Nghe ông Chọn nói xong, lão bèn quay sang chúng tôi cười bảo: “Trời! Mấy chú không biết đó, ngày đó nhà tui nghèo lắm, đến củ sắn lùn ăn cũng không đủ no, đâu dám nghĩ đến mặc ấm cơ chứ. Cha mẹ mua cho cái quần mặc cũng là may lắm rồi. Cha mẹ mất sớm, tui sống đơn độc tới tận bây chừ. Cũng biết phận mình rồi nên tui có dám tơ tưởng cô nào đâu mà tán. Cũng có ai dám ưng cái thằng nghèo tả tơi như tui đâu.”
Lão bảo, lão không thích mặc quần dài chứ không phải không có quần dài. Họ cho ông để một đống kia, không thèm mặc. “Bà con cho tui áo nhiều lắm, nhiều người đi xa quê về cho tui mấy cái áo. Nhưng tui bận vô là thấy ngứa ngáy khó chịu nên ít bận, thậm chí không mặc, lâu thành ra thói quen mà… .
Ở trần quen rồi, tui có thấy lạnh chi mô. Nhiều lúc bà con hàng xóm thấy tui mùa đông lạnh mà chả mặc gì che thân nên mới đi gom góp mua cho cái áo ấm mới. Họ đem đến cho tui, xong tui đem qua cho các cụ hàng xóm. Tui cười nói đùa, tui mà mặc áo ni vào là phát đau liền đó. Quần dài cũng thế, họ cho tui bỏ xó bếp.…”.
Gần 80 năm chưa từng dùng một viên thuốc, vẫn khỏe như voi…
Lão được nhà nước cấp cho 10kg gạo/tháng. Thức ăn lão tự ra chợ mua về nấu. Lão cứ ra mua ký nợ rồi đến cuối tháng đi làm mướn lấy tiền trả.
“Nói vậy thôi, chứ chúng tôi có khi mô lấy tiền ổng đâu. Ổng mua chỉ chai nước mắm, xì dầu, muối, bột ngọt hay đường, có khi là mì tôm. Những thứ đó cũng rẻ, nếu ổng có tiền thì tôi lấy, không thì cũng cho thôi. Chúng tôi thương ổng vì bản tính thật thà, cần cù và đơn chiếc.” - chị Hà, một người chủ tiệm tạp hóa đầu thôn chia sẻ.
Lão bảo, lão đi làm thuê kiếm tiền để mua thêm mì tôm, muối, mắm cái và mì chính. Hỏi lão có mua thịt cá không? Lão lắc đầu rồi cười bảo: “Thỉnh thoảng có mua. Nhưng mấy thứ đó tui ăn không quen, ăn rau củ cải là chủ yếu…”.
Hôm chúng tôi đến cũng đúng bữa cơm trưa của lão. Chén mắm nêm được láo múc chan vào chén cơm rồi ăn khá ngon lành. Ông Lê Chọn cho biết, đó là bữa cơm thường nhật của lão từ lâu lắm rồi. Có bữa hàng xóm thấy thương tình nên mới đem qua cho ông ít thịt hay cá, ông liền từ chối thẳng thừng.
Lão cho hay: “Sống đạm bạc như vậy mà khỏe, ăn cá, thịt có chi mô sướng đâu mà ăn. Ăn để mà sống chứ có phải sống để mà ăn đâu mà bày vẽ cho tốn công sức, tiền của.”
Vậy mà lão vẫn giữ được sức khỏe cường tráng ở độ tuổi 80. Lão chưa hề một lần ngả bệnh, không biết đến viên thuốc là gì và cũng chẳng hình dung bệnh viện như thế nào, nơi ấy ra sao. Cả đời lão chỉ quanh quẩn trong cái làng nghèo với bán kính không quá 2km.
Lão “chảnh” nhất thế gian…
Lão có một trí nhớ siêu phàm và độc đáo. Lão nhớ hết thảy đám giỗ những ai trong làng. Cứ vậy, ngày nào có giỗ là lão tranh thủ chờ giờ họ dọn ăn là lão đến. Ăn xong, lão còn xin cái bao đựng đem về. Dân làng ai cũng thương vì bản chất thật thà của lão.
Nhưng người dân ở đây nói lão “chảnh” là vì thấy hoàn cảnh ông nghèo khó, chính quyền xã Bình Giang vận động bà con trong thôn, xã quyên góp xây cho ông căn nhà đàng hoàng. Lão nhận nhà nhưng không thèm ở, cứ ra túp lều tranh sống. Lão bảo: “Bà con thương xây cho, nhưng ở trong nớ vài ngày thấy khó chịu sao ấy nên mới không “thèm” ở. Biết là bà con tốt nhưng không ở được thì răng ép bây chừ.”
Cạnh bên căn nhà xây là 3 căn lều bằng rơm rạ giống như những ụ rơm. Ba căn lều tách biệt nhau do lão tự tay dựng lấy. Căn lớn nhất, chừng 1m2 lão dùng làm bếp nấu nướng và chỗ ăn uống. Căn lều thứ 2, lão đặt chiếc giường tre nhỏ để ngủ. Còn căn nhỏ nhất được lão dùng làm kho chứa các vật dụng sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, bình, ly, gầu xách nước,… Kiến trúc ngôi nhà được lão "thiết kế" theo kiểu dáng hình chóp.
Cả đời chỉ uống nước kênh…
Suốt gần cuộc đời, nguồn nước sinh hoạt chính của lão là... kênh thủy lợi, thứ nước mà dân làng chỉ dám dùng cho tưới tiêu ruộng đồng. Cuộc đời của lão gắn liền với sự tò mò, ngạc nhiên của làng xóm về sức khỏe dẻo dai kì lạ và những điều ngược ngạo đến khó tin.
Hôm chúng tôi tìm đến nhà lão, phải qua dãy rào tre "tầng lớp" mới vào được mảnh vườn nhỏ. Bà hàng xóm của lão thấy liền bảo: "Tầm giờ này cứ xuống kênh thủy lợi của thôn là thấy ổng. Hôm nào ông cụ chả xuống tắm dưới ấy".
Vùng cát Bình Giang nguồn nước khó khăn, trong khi bà con chòm xóm từ chỗ giếng đào chuyển sang giếng bơm cho tiện thì lão vẫn trung thành với… kênh thủy lợi. Hễ thấy nóng bức là lão ra kênh ùm mình xuống tắm. Tắm rửa, giặt giũ xong xuôi thì cũng chính đoạn kênh đó, lão mang theo một chiếc gàu khệ nệ vác nước về... ăn uống.
Hàng xóm, láng giềng, nhất là mấy vị cán bộ thôn tổ thấy vậy hết lời khuyên can, cả dọa dẫm vì sợ lão dùng thứ nước chuyên dùng tưới tiêu cho ruộng lúa ấy thì rước bệnh vào người. Nhưng lão cứ cười hề hề mặc kệ.
Lạ một điều, chẳng khi nào mọi người thấy lão bị... "tào tháo” rượt, trong khi nguồn nước kênh mương rất bẩn. Ngoài lợn gà chết, rác rến bị vứt xuống kênh, nhiều người đi làm đồng về còn súc rửa bình phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ ở đấy. Vậy mà lão cứ tỉnh tinh như không.
Những chuyện lạ đời…
Thương lão già cả đơn độc, hàng xóm cố gắng giúp đỡ bằng nhiều cách. Người thì cho lon gạo, ít rau củ nhà trồng được, người thi thoảng mời ông ăn tô bún, tô mỳ. Tuy nhiên, cái sự ngược ngạo lạ đời của lão khiến hàng xóm nhiều phen phát mệt.
Tiền trợ cấp của nhà nước hàng tháng dành cho người già neo đơn, lão chia ra gửi hai quán tạp hóa gần nhà rồi mua hàng trừ dần. Tuy nhiên, gửi cho ai thì lão lấy của người đó, rất rạch ròi. Nếu gửi cho người vợ, mà người vợ đi vắng, ở nhà người chồng đưa tiền, đưa hàng cho lão thì lão kiên quyết không lấy, hoặc nếu lấy thì xin... ghi nợ.
Chẳng khi nào cầm đồng tiền bên mình, nhưng lão nhớ như in mình có bao nhiêu tiền. Lão tính toán rất kĩ, thường các nhà chủ quán thương lão neo đơn nên dù tiền lão gửi có hết, cũng vẫn đưa gạo, mắm về cho lão khi cần. Nhưng lão nhớ rất rõ và tự cho rằng mình đang "mua nợ", đến tháng lãnh tiền trợ cấp là đem trả rất đàng hoàng.
Gàn dở là vậy, nhưng lắm khi cái sự "sòng phẳng" của lão lại khiến nhiều người cảm động. Thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của hàng xóm, lão luôn tìm cách báo đáp khi có dịp. Bà chủ máy xay xát gần nhà thỉnh thoảng thấy lão đi ngang qua là gọi vào, gửi lão 1, 2 kí gạo mang về nấu.
Dịp Tết rồi, lão được nhà chùa mang đến cho mỳ tôm, bột ngọt. Lão mang một gói bột ngọt và quyết ... tặng cho bà chủ máy gạo để cảm ơn. Còn mỳ tôm, nhà nào từng giúp đỡ, lão tặng cho mỗi nhà... 1 gói. Cả xóm được một phen cười, nhưng ai cũng cảm kích cái sự biết ăn ở và thêm quý, thêm thương lão "gàn" này.
TheoHà Kiều - Lam Nguyên (Dòng đời)
Cho nhà xây lão chê, mà chỉ muốn ở nhà lá lợp bằng rơm rạ. Có người xưng lão là kỳ nhân, cũng có kẻ gọi là dị nhân… Lão là Lê Để (80 tuổi), trú tại tổ 19, thôn 3, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Về vùng quê miền cát trắng khô cằn, hỏi Lê Để ai cũng biết. Họ biết đến lão không chỉ từ cuộc sống nghèo khó, cơ cực mà còn ở những khả năng dị biệt khác người của lão. Với những người dân nơi đây, hình ảnh một lão nông cả đời mặc quần đùi, khước từ lời mời vào ở nhà xây kiên cố mà tự đi nhặt rơm rạ ngoài đồng về dựng ba lều tranh lá mộc mạc để làm chỗ trú nắng mưa,... có điều gì đó quái dị.
Chỉ mặc quần đùi đi "tán gái"…
Muốn vào được “nhà” lão phải vạch lá, đạp gai, vượt qua mấy con rào chằng chịt cây, thậm chí cả chui rúc qua những thân cây cổ thụ bị ngã đổ từ rất lâu chắn ngang. Ngôi nhà lão nằm sâu trong một khu rừng âm u, chông chênh trên cồn cát trắng, tách biệt với thế giới xô bồ, nhộn nhịp. Nơi đây chỉ có tiếng ve kêu, chim hót, tĩnh lặng đến dựng cả tóc gáy. Đứng nhìn từ xa, những ngôi “nhà” của lão không khác gì những đống rơm lạ thường.
Chúng tôi đến gặp lão vào một ngày trời đông giá rét. Trong khi người trẻ khỏe còn phải mặc mấy lớp áo mới đủ ấm thì lão chỉ vận cái quần đùi cũ kĩ, đen sẫm, bẩn thủi, ngoài ra không một manh áo che thân.
Ông Lê Chọn (68 tuổi), một người họ hàng với lão bảo: “Trời! Ổng (lão) khỏe thiệt đó. Hồi nhỏ tui thường theo ổng đi xuống sông mò cua, bắt cá, hay lên đồi bẫy chim, bắt nhông cũng chỉ thấy ổng cởi trần, đi chân đất, mặc mỗi cái quần đùi. Nhưng mà từ hồi nớ đến bây chừ, có thấy ổng đâu bệnh chi mô.”
Lão đã chê nhà xây, chọn nhà lá để trú ngụ. |
Khi chúng tôi hỏi: “trong cái rét lạnh cong cóng những ngày đông rét mướt, áo đâu lão không mặc mà vẫn đánh độc mỗi chiếc quần đùi cáu bẩn như thế”. Lão chỉ hả họng cười khà khà rồi nói: “Áo hả! Từ khi đẻ ra cha mẹ cho ở “truồng miết” thành quen luôn. Đến tuổi lớn, thấy dị nên mới xin cha mẹ mua cái quần đùi mà mặc.”
“Thôi! Mặc áo chi cho nó vướng bận hả chú. Mặc mỗi cái quần đùi ni cho thoải mái, thuận tiện, có cởi ra cũng nhanh, đỡ phải tốn xà phòng và thời gian giặt…” - nói xong, lão Để cười khoái chí.
Trò chuyện một hồi, rồi ông Lê Chọn lại bật mí: “Các chú biết không? Hồi thanh niên ổng đi tán gái không có bận áo mô, chỉ mặc mỗi cái quần đùi ni thôi. Ổng đi tán, mấy cô biểu ổng về mặc quần dài… Ổng có nghe mô. Nhiều cô “chê” ổng chỉ vì mặc mỗi cái quần đùi. Ổng bảo thà không không có vợ còn hơn bắt ổng mặc quần dài.”
Nghe ông Chọn nói xong, lão bèn quay sang chúng tôi cười bảo: “Trời! Mấy chú không biết đó, ngày đó nhà tui nghèo lắm, đến củ sắn lùn ăn cũng không đủ no, đâu dám nghĩ đến mặc ấm cơ chứ. Cha mẹ mua cho cái quần mặc cũng là may lắm rồi. Cha mẹ mất sớm, tui sống đơn độc tới tận bây chừ. Cũng biết phận mình rồi nên tui có dám tơ tưởng cô nào đâu mà tán. Cũng có ai dám ưng cái thằng nghèo tả tơi như tui đâu.”
Lão bảo, lão không thích mặc quần dài chứ không phải không có quần dài. Họ cho ông để một đống kia, không thèm mặc. “Bà con cho tui áo nhiều lắm, nhiều người đi xa quê về cho tui mấy cái áo. Nhưng tui bận vô là thấy ngứa ngáy khó chịu nên ít bận, thậm chí không mặc, lâu thành ra thói quen mà… .
Ở trần quen rồi, tui có thấy lạnh chi mô. Nhiều lúc bà con hàng xóm thấy tui mùa đông lạnh mà chả mặc gì che thân nên mới đi gom góp mua cho cái áo ấm mới. Họ đem đến cho tui, xong tui đem qua cho các cụ hàng xóm. Tui cười nói đùa, tui mà mặc áo ni vào là phát đau liền đó. Quần dài cũng thế, họ cho tui bỏ xó bếp.…”.
Cuộc sống đời thường của lão dị nhân chỉ quanh quẩn trong túp lều. |
Gần 80 năm chưa từng dùng một viên thuốc, vẫn khỏe như voi…
Lão được nhà nước cấp cho 10kg gạo/tháng. Thức ăn lão tự ra chợ mua về nấu. Lão cứ ra mua ký nợ rồi đến cuối tháng đi làm mướn lấy tiền trả.
“Nói vậy thôi, chứ chúng tôi có khi mô lấy tiền ổng đâu. Ổng mua chỉ chai nước mắm, xì dầu, muối, bột ngọt hay đường, có khi là mì tôm. Những thứ đó cũng rẻ, nếu ổng có tiền thì tôi lấy, không thì cũng cho thôi. Chúng tôi thương ổng vì bản tính thật thà, cần cù và đơn chiếc.” - chị Hà, một người chủ tiệm tạp hóa đầu thôn chia sẻ.
Lão bảo, lão đi làm thuê kiếm tiền để mua thêm mì tôm, muối, mắm cái và mì chính. Hỏi lão có mua thịt cá không? Lão lắc đầu rồi cười bảo: “Thỉnh thoảng có mua. Nhưng mấy thứ đó tui ăn không quen, ăn rau củ cải là chủ yếu…”.
Hôm chúng tôi đến cũng đúng bữa cơm trưa của lão. Chén mắm nêm được láo múc chan vào chén cơm rồi ăn khá ngon lành. Ông Lê Chọn cho biết, đó là bữa cơm thường nhật của lão từ lâu lắm rồi. Có bữa hàng xóm thấy thương tình nên mới đem qua cho ông ít thịt hay cá, ông liền từ chối thẳng thừng.
Lão cho hay: “Sống đạm bạc như vậy mà khỏe, ăn cá, thịt có chi mô sướng đâu mà ăn. Ăn để mà sống chứ có phải sống để mà ăn đâu mà bày vẽ cho tốn công sức, tiền của.”
Vậy mà lão vẫn giữ được sức khỏe cường tráng ở độ tuổi 80. Lão chưa hề một lần ngả bệnh, không biết đến viên thuốc là gì và cũng chẳng hình dung bệnh viện như thế nào, nơi ấy ra sao. Cả đời lão chỉ quanh quẩn trong cái làng nghèo với bán kính không quá 2km.
77 năm cuộc đời lão chỉ mặc mỗi cái quần đùi, ở trần, mà chưa một lần vào viện… |
Lão “chảnh” nhất thế gian…
Lão có một trí nhớ siêu phàm và độc đáo. Lão nhớ hết thảy đám giỗ những ai trong làng. Cứ vậy, ngày nào có giỗ là lão tranh thủ chờ giờ họ dọn ăn là lão đến. Ăn xong, lão còn xin cái bao đựng đem về. Dân làng ai cũng thương vì bản chất thật thà của lão.
Nhưng người dân ở đây nói lão “chảnh” là vì thấy hoàn cảnh ông nghèo khó, chính quyền xã Bình Giang vận động bà con trong thôn, xã quyên góp xây cho ông căn nhà đàng hoàng. Lão nhận nhà nhưng không thèm ở, cứ ra túp lều tranh sống. Lão bảo: “Bà con thương xây cho, nhưng ở trong nớ vài ngày thấy khó chịu sao ấy nên mới không “thèm” ở. Biết là bà con tốt nhưng không ở được thì răng ép bây chừ.”
Cạnh bên căn nhà xây là 3 căn lều bằng rơm rạ giống như những ụ rơm. Ba căn lều tách biệt nhau do lão tự tay dựng lấy. Căn lớn nhất, chừng 1m2 lão dùng làm bếp nấu nướng và chỗ ăn uống. Căn lều thứ 2, lão đặt chiếc giường tre nhỏ để ngủ. Còn căn nhỏ nhất được lão dùng làm kho chứa các vật dụng sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, bình, ly, gầu xách nước,… Kiến trúc ngôi nhà được lão "thiết kế" theo kiểu dáng hình chóp.
Cả đời chỉ uống nước kênh…
Suốt gần cuộc đời, nguồn nước sinh hoạt chính của lão là... kênh thủy lợi, thứ nước mà dân làng chỉ dám dùng cho tưới tiêu ruộng đồng. Cuộc đời của lão gắn liền với sự tò mò, ngạc nhiên của làng xóm về sức khỏe dẻo dai kì lạ và những điều ngược ngạo đến khó tin.
Hôm chúng tôi tìm đến nhà lão, phải qua dãy rào tre "tầng lớp" mới vào được mảnh vườn nhỏ. Bà hàng xóm của lão thấy liền bảo: "Tầm giờ này cứ xuống kênh thủy lợi của thôn là thấy ổng. Hôm nào ông cụ chả xuống tắm dưới ấy".
Bữa cơm đạm bạc của Lão. |
Hàng xóm, láng giềng, nhất là mấy vị cán bộ thôn tổ thấy vậy hết lời khuyên can, cả dọa dẫm vì sợ lão dùng thứ nước chuyên dùng tưới tiêu cho ruộng lúa ấy thì rước bệnh vào người. Nhưng lão cứ cười hề hề mặc kệ.
Lạ một điều, chẳng khi nào mọi người thấy lão bị... "tào tháo” rượt, trong khi nguồn nước kênh mương rất bẩn. Ngoài lợn gà chết, rác rến bị vứt xuống kênh, nhiều người đi làm đồng về còn súc rửa bình phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ ở đấy. Vậy mà lão cứ tỉnh tinh như không.
Những chuyện lạ đời…
Thương lão già cả đơn độc, hàng xóm cố gắng giúp đỡ bằng nhiều cách. Người thì cho lon gạo, ít rau củ nhà trồng được, người thi thoảng mời ông ăn tô bún, tô mỳ. Tuy nhiên, cái sự ngược ngạo lạ đời của lão khiến hàng xóm nhiều phen phát mệt.
Tiền trợ cấp của nhà nước hàng tháng dành cho người già neo đơn, lão chia ra gửi hai quán tạp hóa gần nhà rồi mua hàng trừ dần. Tuy nhiên, gửi cho ai thì lão lấy của người đó, rất rạch ròi. Nếu gửi cho người vợ, mà người vợ đi vắng, ở nhà người chồng đưa tiền, đưa hàng cho lão thì lão kiên quyết không lấy, hoặc nếu lấy thì xin... ghi nợ.
Chẳng khi nào cầm đồng tiền bên mình, nhưng lão nhớ như in mình có bao nhiêu tiền. Lão tính toán rất kĩ, thường các nhà chủ quán thương lão neo đơn nên dù tiền lão gửi có hết, cũng vẫn đưa gạo, mắm về cho lão khi cần. Nhưng lão nhớ rất rõ và tự cho rằng mình đang "mua nợ", đến tháng lãnh tiền trợ cấp là đem trả rất đàng hoàng.
Gàn dở là vậy, nhưng lắm khi cái sự "sòng phẳng" của lão lại khiến nhiều người cảm động. Thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của hàng xóm, lão luôn tìm cách báo đáp khi có dịp. Bà chủ máy xay xát gần nhà thỉnh thoảng thấy lão đi ngang qua là gọi vào, gửi lão 1, 2 kí gạo mang về nấu.
Dịp Tết rồi, lão được nhà chùa mang đến cho mỳ tôm, bột ngọt. Lão mang một gói bột ngọt và quyết ... tặng cho bà chủ máy gạo để cảm ơn. Còn mỳ tôm, nhà nào từng giúp đỡ, lão tặng cho mỗi nhà... 1 gói. Cả xóm được một phen cười, nhưng ai cũng cảm kích cái sự biết ăn ở và thêm quý, thêm thương lão "gàn" này.
TheoHà Kiều - Lam Nguyên (Dòng đời)
Bình luận