(VTC News) – Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều làm nên giá trị lớn lao là quan điểm vì con người và giải phóng con người.
Tư tưởng về nhân dân, về con người là nội dung quan trọng nhất trong bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh |
VTC News xin giới thiệu bài viết của PGS – TS Nguyễn Quốc Bảo (Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chỉ ra tư tưởng về nhân dân, về con người trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như toàn bộ di sản về tư tưởng và cuộc đời hoạt động hơn 60 năm của Người là một kho báu vô giá để lại cho chúng ta hôm nay và muôn đời sau.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Người còn chỉ rõ: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”, “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi, mà dân cứ chết đói, chết rét, thiếu tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như toàn bộ di sản về tư tưởng và cuộc đời hoạt động hơn 60 năm của Người là một kho báu vô giá để lại cho chúng ta hôm nay và muôn đời sau.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Người còn chỉ rõ: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”, “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi, mà dân cứ chết đói, chết rét, thiếu tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ”.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh kết tinh những tư tưởng lớn lao của Người |
Cả cuộc đời vĩ đại và thanh cao của Hồ Chí Minh là dành cho nước, cho dân. Bởi vậy, cho đến cuối cuộc đời, khi sắp phải đi xa, tình cảm sâu lắng nhất, mối quan tâm lớn nhất của Bác cũng vẫn là đối với con người, đối với nhân dân.
Mở đầu bản Di chúc, với tư cách người lãnh đạo đất nước, Hồ Chí Minh đã dành một đoạn nói về công việc cần phải làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, đó là chỉnh đốn lại Đảng - một công việc mà theo ý Người là cần phải làm trước tiên.
Tiếp đó là một đoạn dài dành để viết về nhân dân, về trách nhiệm của Đảng trong việc chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân - một công việc mà Hồ Chí Minh coi là quan trọng cần kíp, cần phải làm ngay.
Người viết: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Mở đầu bản Di chúc, với tư cách người lãnh đạo đất nước, Hồ Chí Minh đã dành một đoạn nói về công việc cần phải làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta hoàn toàn thắng lợi, đó là chỉnh đốn lại Đảng - một công việc mà theo ý Người là cần phải làm trước tiên.
Tiếp đó là một đoạn dài dành để viết về nhân dân, về trách nhiệm của Đảng trong việc chăm sóc đời sống của các tầng lớp nhân dân - một công việc mà Hồ Chí Minh coi là quan trọng cần kíp, cần phải làm ngay.
Người viết: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh.
Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến cuộc sống của từng tầng lớp nhân dân |
Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sĩ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong…) Đảng, chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.
Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỉ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.
Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền xã cùng hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ đói rét.
“Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy di học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất.
Đảng và chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ.
Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu… thì nhà nước phải vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp hộ trở nên những người lao động lương thiện”…
Người luôn quan tâm đến các em học sinh, thanh niên - những thế hệ tương lai của đất nước |
Chỉ có xuất phát từ cái tình người bao la nhân hậu, từ tư tưởng nhân văn sâu sắc - cái gốc của nhân loại, mới thấu hiểu hết nỗi niềm của con người và do đó mới có được những trăn trở, lo toan, những việc làm mang tính thiết thực đến như thế.
Điều mong muốn của Hồ Chí Minh - một vị lãnh tụ, người cha già của dân tộc - bao giờ cũng rất thực: làm sao cho mỗi con người đều “có nơi ăn, chốn ở yên ổn” và “quyết không để họ bị đói rét”.
Những cái tưởng như rất đời thường nhưng thực ra đang là những vấn đề nóng bỏng không dễ gì giải quyết một sớm, một chiều mà đòi hỏi phải có thời gian và sự cố gắng lớn lao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói, cái quý nhất đó là con người. Con người với tư cách là chủ thể của lịch sử không thể chịu đựng mãi sự đói nghèo, dốt nát, mà phải được chăm sóc, giáo dục.
Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần cách mạng chưa đủ, Người vẫn thường nhắc nhở cần phải giáo dục cho họ lòng yêu lao động, phải cho mọi người đều được học hành, đều có “công việc làm ăn thích hợp” và ngày càng nâng cao hiểu biết về kỹ thuật, chuyên môn để có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.
Đây chính là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa chiến lược lâu dài mà Đảng và chính phủ cần phải thực hiện.
Đây cũng chính là mục tiêu, là điều kiện quyết định thắng lợi công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Bởi như Hồ Chí Minh đã nói “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa”.
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau “là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”, vì vậy, trong bản Di chúc, Hồ Chí Minh căn dặn “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Để có được những con người như thế, Người nhắc nhở Đảng và chính quyền cần phải có chính sách đúng đắn thể hiện một cách hài hòa giữa nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân.
Làm cho mỗi con người trong xã hội nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với xã hội, với đất nước.
Vì thế “để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này, cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa và lực lượng vĩ đại của nhân dân”.
Không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần là sự nghiệp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng theo đuổi.
Lúc còn sống, dù bận trăm công ngàn việc, Người vẫn dành nhiều thời giờ và sức lực để lo lắng cho dân, vui với nỗi vui chung của dân và cùng đau nỗi đau chung của dân.
Người thường xuyên nhắc nhở các cấp, các ngành, các địa phương phải làm tốt công tác chăm lo, củng cố sức dân, làm cho họ được tự do phát triển hết năng lực của mình để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.
Kỷ niệm 49 năm ngày Bác Hồ viết Di chúc và 45 năm ngày Bác qua đời, đọc lại những điều Người viết về nhân dân, Người mong mỏi về con người, cho con người, thật thấm thía sâu sắc.
Người không chỉ là một lãnh tụ thiên tài, một nhà cách mạng lỗi lạc có tầm nhìn xa trông rộng, một chiến sĩ cộng sản suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Bác còn là một tấm gương sáng về đạo đức, suốt đời yêu thương, tôn trọng con người, phấn đấu hy sinh vì tự do hạnh phúc của con người, của nhân dân, của nhân loại.
PGS- TS Nguyễn Quốc Bảo
Bình luận