(VTC News) - Những dòng khí này mạnh đến nỗi chỉ cần dậm mạnh chân rồi quẹt diêm thì ngay lập tức lửa xém lông mày.
Nếu theo những gì tôi được nghe trước chuyến thực tế này thì tại một số địa phương ở quê lúa Thái Bình, người dân vô tình phát hiện mình đang sống trên một khối tài sản kếch xù ấy là những dòng khí đốt cuồn cuộn. Những dòng khí này mạnh đến nỗi chỉ cần dậm mạnh chân rồi quẹt diêm thì ngay lập tức lửa xém lông mày… Tuy nhiên, “lộc giời” cũng chẳng dễ… xơi bởi từ những giếng khí đốt này đã phát sinh bao chuyện kinh hoàng…
Khi bà hỏa nổi cơn thịnh nộ
Ông Chủ tịch UBND xã Minh Lãng (huyện Vũ Thư) Nguyễn Văn Thanh vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể cho chúng tôi cơn hãi hùng xảy ra trên địa bàn xã ông mấy năm về trước. Khi ấy, ông đã phải huy động tất cả thanh niên trai tráng của xã, rồi nhờ cả “viện binh” của tỉnh, của trung ương để cùng xúm vào làm nguội cơn cuồng điên của thổ thần ở thôn Thanh Nội xã nhà...
Câu chuyện của ông Thanh đã dẫn chúng tôi về sự kiện động trời xảy ra tại nhà ông Mạnh, một người thợ khoan giếng nổi tiếng trong xã. Vợ chồng Mạnh giờ đã bỏ nghề khoan giếng thu bộn tiền ấy mà đi xuất khẩu lao động ở Mã Lai. Dân làng nhiều người rỉ tai nhau rằng vợ chồng ông… đi biệt xứ bởi nhiều nguyên do nhưng có mấy lý do chính sau: Ông sợ thổ thần nhà mình lại cựa mình vùng dậy nên muốn xa nhà mấy năm để nghe ngóng xem cơ sự thế nào, chờ khi ông chúa đất đó ngủ yên sẽ tiếp tục quay về làm ăn sinh sống.
Thêm nữa, cái nghề chọc ngoáy vào gan ruột thổ thần bỗng dưng ít người thuê mướn, lại nghĩ chính bởi cái nghề này mà nhà mình gặp hoạ nên ông Mạnh quyết định bỏ, tính kế khác mưu sinh.
Ngày trước, với mấy mũi khoan trong tay, ông Mạnh lang bạt kiếm ăn khắp xã. Trong một lần đi… xiên ruột thổ thần đó vô tình ông phát hiện ở giếng của mình khoan có dòng khí lạ lùng. Dòng khí đó có lẫn ở trong nước, bởi thế, khi nước theo mũi khoan kéo lên có bọt li ti như bọt bia, bọt nước khoáng. Thấy nước đã được “kéo” lên, mừng rỡ, ông chủ nhà tất tả mang thuốc nước ra mời cánh thợ.
Ngồi bên vòi nước đang phun phè phè, những ông thợ thảnh thơi hút thuốc, tận hưởng thành quả lao động của mình. Khi ấy, mọi người đâu biết rằng thần chết đang ở ngay bên họ. Và rồi, một anh thợ sau khi sòng sọc rít thuốc từ chiếc điếu cày to tướng thản nhiên búng tàn đóm về phía vòi nước đang được bơm lên ở ngay gần đó. Bụp! Như có phép lạ, từ trong vòi nước, một ngọn lửa xanh lè phun ra, mỗi lúc một mạnh.
Việc bất thường ấy khiến mọi người vô cùng hoảng hốt, chẳng kịp vơ đồ nghề, nháo nhào bỏ chạy. Vài giờ sau, thấy điều bất thường không có gì… bất thường nữa, mọi người mới rón rén kéo lại hiện trường. Điện máy bơm được rút, nước không tuôn nữa nhưng lửa thì vẫn phì phì. Mãi về sau, khi mọi người miết miệng giếng khoan lại thì ngọn lửa mới tạm thời được ngắt.
Sự việc lạ lùng trên lặp đi lặp lại tại tất cả các nhà mà ông Mạnh được thuê đến để khoan giếng sau này. Cứ khi mũi khoan cắm sâu xuống lòng đất chừng hơn chục mét, quẹt diêm thì ngay lập tức lửa cháy bùng bùng. Tình cờ phát hiện chuyện hi hữu trên, ông Mạnh mừng lắm! Dân quê ông từ ngàn xưa đến giờ chỉ đun rơm. Bếp ga khi ấy là món chơi đốt tiền mà những người quanh năm chân bùn tay lấm chẳng dám mơ. Bởi thế, tự nhiên giời thương, cho nguồn lửa hừng hực thì không vui sao đặng! Khi ấy, ông Mạnh đã nghĩ, phải đưa ngọn lửa giời cho ấy vào phục vụ việc đun nấu hằng ngày. Và, nếu “dự án” đó khả thi thì những mũi khoan của ông sẽ làm không hết việc.
Đúng như những gì ông Mạnh nghĩ, kể từ khi phát hiện ra “nguồn lửa giời ơi” đó, đơn đặt hàng đã ập về tới tấp. Chỉ cần hơn 1 triệu đồng tiền công khoan, rồi chừng đó tiền mua các phụ kiện như ống dẫn khí, bếp... thế là có ngay một nguồn lửa đun nấu vĩnh cửu, sạch sẽ thì ai mà chẳng ham. Khi ấy, ở Thanh Nội, nhà nhà đua nhau khoan khí, người người đua nhau sắm thiết bị để tận hưởng lộc giời.
Chọc giận “đức ngài”
Khi việc thiên hạ tạm ổn, ông Mạnh mới có thời gian để chăm lo “việc bếp núc” nhà mình. Một ngày đẹp trời, chọn mảnh đất ngay cạnh trái nhà, ông cắm mũi khoan đầu tiên. Dao sắc chẳng gọt được chuôi, câu này với ông hoá ra lại đúng. Khoan cho nhà khác mũi nào ăn mũi đó, khí ga phụt lên phù phù vậy mà của nhà, dù đã khoan sâu đến hơn hai chục mét mà hơi ga đẩy lên xìu xìu, chỉ đủ dùng để làm mồi châm thuốc lá.
Chẳng lẽ giời lại bạc bẽo với mình?! Ý nghĩ ấy chỉ thoáng qua trong đầu nên ông Mạnh quyết định “thăm dò” mũi thứ hai. Lần này, ông đặt máy khoan cách lỗ thứ nhất cũng chỉ vài thước. Suốt một thời gian dài làm cái nghề “tạo phúc” cho thiên hạ này, ông Mạnh biết, tìm tinh khí của đất cũng chẳng khác gì tìm vàng. Có khi nẹp vàng chỉ cách chỗ người thợ vài tấc gang, thế nhưng vô duyên nên dù đào bới tung toé cũng chẳng thể nào tìm thấy.
Mũi khoan thứ hai mới phăm phăm xuyên xuống lòng đất chừng gần hai chục mét, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy ông đang đi đúng hướng. Trời đổ nắng, đang định nghỉ để chiều làm tiếp thì hỡi ôi, khi vừa rút mũi khoan lên, ông thấy đất dưới chân mình như đang chuyển động.
Mũi khoan vừa được nhấc lên khỏi mặt đất thì ngay lập tức nước phun lên phè phè như người ta dùng máy bơm nén để rửa xe máy vậy. Đã khoan rất nhiều giếng khí nhưng chưa khi lần nào ông Mạnh thấy hơi khí lại đẩy nước mạnh đến vậy. Càng sợ hãi hơn khi lỗ khoan ban đầu nhỏ cỡ hơn ngón cái nhưng chỉ sau vài phút đã loe ra bằng cái bát, rồi bằng cái mâm. Không thể đè kìm ép nỗi sợ hãi được nữa, ông Mạnh hớt hải tri hô, cầu cứu người giúp đỡ.
Khi mọi người xung quanh ập đến thì nơi ông Mạnh khoan khí đã thành bãi chiến trường. Lỗ khoan giờ đã rộng cỡ chiếc nong, nước và bọt khí vẫn đùn lên từng chặp. Từ vườn, nước tràn ngập ao, lênh láng ra đường, rồi bò ra cánh đồng ở ngay gần đó. Theo dòng nước lạ kỳ đó vẫn là trắng xoá những bọt khí li ti.
Hoả Diệm Sơn ở quê lúa
Trước hố giếng khoan bỗng dưng thành giếng… khơi, mỗi lúc một thêm nở rộng, không chỉ ông Mạnh mà tất cả những người có mặt hôm đó đã bắt đầu hoảng sợ. Nhiều người mê tín còn vội vàng khấn lạy thần linh để cầu xin xóm làng mình thoát khỏi cơn đại hoạ.
Về chiều, cơn địa chấn vẫn tiếp tục sục sôi. Mấy cậu trai làng dũng cảm đã tiếp cận miệng hố rồi tống xuống đó không biết bao nhiêu là đất đá thế nhưng những thứ đó chẳng khác ném hòn sỏi xuống động không đáy. Càng đổ miệng giếng càng thêm rộng. Và rồi, nỗi kinh sợ lên tới đỉnh điểm khi không biết từ đâu, đám khí ga hoà cùng dòng nước ấy gặp lửa. Lửa bùng lên ngùn ngụt, liếm sạch mấy ngọn cây ở ngay cạnh đó chỉ trong nháy mắt. Hoảng hốt, dân làng vội vả tản ra. Mấy hộ dân ở gần đó thì vội vàng sơ tán người già và trẻ nhỏ tới nơi an toàn.
Ông Thanh kể, ngay khi nhận được nguồn tin báo của người dân, chính quyền xã đã ngay lập tức vào cuộc cứu nguy. Xuống hiện trường, thấy ngọn lửa ùng ục phun như ống khói máy bay phản lực, ngay lập tức, chính quyền xã huy động tất cả thanh niên trai tráng trong vùng tập trung đào đất đá lấp vào miệng giếng. Tuy nhiên, việc làm ấy chẳng khác nào đem dầu đi chữa cháy.
“Giếng thần” vẫn như cái thùng không đáy, nuốt chửng hết tất thảy mọi thứ và càng phun lửa mạnh hơn. Ông Thanh kể, khi ấy, bởi sợ lửa lan rộng nên chẳng ai dám về nhà mà cố ở lại để cùng nhau “tiễu trừ bà hoả”. Mì tôm, ấy cách chống đói duy nhất của những người bám trụ nơi “chiến sự ác liệt” này. Khi ấy, bao nhiêu mì tôm của các cửa hàng trên địa bàn xã đã được huy động bằng hết.
Thổ thần vẫn không nguôi “cơn giận”. Biết sức mình có hạn, xã đã phải vội vàng báo cáo lên huyện để xin “viện binh”. Huyện cấp báo lên tỉnh và tỉnh đã đưa về cả đoàn xe chữa cháy hiện đại. Ông Thanh kể khi ấy, tiếng hú còi inh ỏi của xe cứu hoả, tiếng người la hét thất thanh đã khiến cả vùng quê vốn đỗi yên ả này kinh động. Những vòi rồng vặn hết công suất liên tiếp thay nhau phụt vào miệng “núi lửa”, thế nhưng, như Tôn Ngộ Không dùng quạt ba tiêu của bà La Sát chữa cháy ở Hoả Diệm Sơn, nước càng thổi vào lửa càng bùng to. Không những thế, nước từ những vòi rồng của xe cứu hoả lại khiến những bọt khí ga văng bắn, chảy tràn ra xa. Chảy đến đâu lửa lại lan ra tới đó. Sau mấy giờ ứng cứu không đem lại kết quả gì, đoàn xe cứu hoả buộc phải rút lui.
Phương tiện chữa cháy hiện đại nhất đã phải bỏ cuộc, khi ấy, sự hoang mang tột độ đã hiển hiện trên nét mặt những người dân trong xã. Tuy nhiên, còn nước còn tát, mọi người vẫn chẳng thể ngồi yên.
Phương pháp hiện đại không đem lại kết quả thì dùng đến cách chữa cháy thủ công. Chính quyền xã huy động người dân lấy đất, đá xếp vòng quanh miệng “núi lửa” tạo lên chiếc thành giếng khổng lồ. Chị em phụ nữ cũng được huy động vào cuộc, họ đan những tấm phên lớn, sau đó phủ bạt và dùng bùn ướt chát lên. Khi những công việc trên được gấp rút hoàn tất thì những lực điền được trưng dụng. Họ khiêng những tấm phên chát bùn đó đặt lên miệng giếng. Đặt hết lớp này đến lớp khác. Thật mừng là cách chữa cháy thủ công đó không ngờ đã phát huy tác dụng. Ngọn lửa ngùn ngụt đã được dập tắt, tuy nhiên, nước và khí ga thì vẫn ùng ục bốc lên.
>> ĐỌC TIẾP... Nếu theo những gì tôi được nghe trước chuyến thực tế này thì tại một số địa phương ở quê lúa Thái Bình, người dân vô tình phát hiện mình đang sống trên một khối tài sản kếch xù ấy là những dòng khí đốt cuồn cuộn. Những dòng khí này mạnh đến nỗi chỉ cần dậm mạnh chân rồi quẹt diêm thì ngay lập tức lửa xém lông mày… Tuy nhiên, “lộc giời” cũng chẳng dễ… xơi bởi từ những giếng khí đốt này đã phát sinh bao chuyện kinh hoàng…
Khi bà hỏa nổi cơn thịnh nộ
Ông Chủ tịch UBND xã Minh Lãng (huyện Vũ Thư) Nguyễn Văn Thanh vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể cho chúng tôi cơn hãi hùng xảy ra trên địa bàn xã ông mấy năm về trước. Khi ấy, ông đã phải huy động tất cả thanh niên trai tráng của xã, rồi nhờ cả “viện binh” của tỉnh, của trung ương để cùng xúm vào làm nguội cơn cuồng điên của thổ thần ở thôn Thanh Nội xã nhà...
Câu chuyện của ông Thanh đã dẫn chúng tôi về sự kiện động trời xảy ra tại nhà ông Mạnh, một người thợ khoan giếng nổi tiếng trong xã. Vợ chồng Mạnh giờ đã bỏ nghề khoan giếng thu bộn tiền ấy mà đi xuất khẩu lao động ở Mã Lai. Dân làng nhiều người rỉ tai nhau rằng vợ chồng ông… đi biệt xứ bởi nhiều nguyên do nhưng có mấy lý do chính sau: Ông sợ thổ thần nhà mình lại cựa mình vùng dậy nên muốn xa nhà mấy năm để nghe ngóng xem cơ sự thế nào, chờ khi ông chúa đất đó ngủ yên sẽ tiếp tục quay về làm ăn sinh sống.
Thêm nữa, cái nghề chọc ngoáy vào gan ruột thổ thần bỗng dưng ít người thuê mướn, lại nghĩ chính bởi cái nghề này mà nhà mình gặp hoạ nên ông Mạnh quyết định bỏ, tính kế khác mưu sinh.
Ngày trước, với mấy mũi khoan trong tay, ông Mạnh lang bạt kiếm ăn khắp xã. Trong một lần đi… xiên ruột thổ thần đó vô tình ông phát hiện ở giếng của mình khoan có dòng khí lạ lùng. Dòng khí đó có lẫn ở trong nước, bởi thế, khi nước theo mũi khoan kéo lên có bọt li ti như bọt bia, bọt nước khoáng. Thấy nước đã được “kéo” lên, mừng rỡ, ông chủ nhà tất tả mang thuốc nước ra mời cánh thợ.
Ngồi bên vòi nước đang phun phè phè, những ông thợ thảnh thơi hút thuốc, tận hưởng thành quả lao động của mình. Khi ấy, mọi người đâu biết rằng thần chết đang ở ngay bên họ. Và rồi, một anh thợ sau khi sòng sọc rít thuốc từ chiếc điếu cày to tướng thản nhiên búng tàn đóm về phía vòi nước đang được bơm lên ở ngay gần đó. Bụp! Như có phép lạ, từ trong vòi nước, một ngọn lửa xanh lè phun ra, mỗi lúc một mạnh.
Việc bất thường ấy khiến mọi người vô cùng hoảng hốt, chẳng kịp vơ đồ nghề, nháo nhào bỏ chạy. Vài giờ sau, thấy điều bất thường không có gì… bất thường nữa, mọi người mới rón rén kéo lại hiện trường. Điện máy bơm được rút, nước không tuôn nữa nhưng lửa thì vẫn phì phì. Mãi về sau, khi mọi người miết miệng giếng khoan lại thì ngọn lửa mới tạm thời được ngắt.
Sự việc lạ lùng trên lặp đi lặp lại tại tất cả các nhà mà ông Mạnh được thuê đến để khoan giếng sau này. Cứ khi mũi khoan cắm sâu xuống lòng đất chừng hơn chục mét, quẹt diêm thì ngay lập tức lửa cháy bùng bùng. Tình cờ phát hiện chuyện hi hữu trên, ông Mạnh mừng lắm! Dân quê ông từ ngàn xưa đến giờ chỉ đun rơm. Bếp ga khi ấy là món chơi đốt tiền mà những người quanh năm chân bùn tay lấm chẳng dám mơ. Bởi thế, tự nhiên giời thương, cho nguồn lửa hừng hực thì không vui sao đặng! Khi ấy, ông Mạnh đã nghĩ, phải đưa ngọn lửa giời cho ấy vào phục vụ việc đun nấu hằng ngày. Và, nếu “dự án” đó khả thi thì những mũi khoan của ông sẽ làm không hết việc.
Đúng như những gì ông Mạnh nghĩ, kể từ khi phát hiện ra “nguồn lửa giời ơi” đó, đơn đặt hàng đã ập về tới tấp. Chỉ cần hơn 1 triệu đồng tiền công khoan, rồi chừng đó tiền mua các phụ kiện như ống dẫn khí, bếp... thế là có ngay một nguồn lửa đun nấu vĩnh cửu, sạch sẽ thì ai mà chẳng ham. Khi ấy, ở Thanh Nội, nhà nhà đua nhau khoan khí, người người đua nhau sắm thiết bị để tận hưởng lộc giời.
Chọc giận “đức ngài”
Khi việc thiên hạ tạm ổn, ông Mạnh mới có thời gian để chăm lo “việc bếp núc” nhà mình. Một ngày đẹp trời, chọn mảnh đất ngay cạnh trái nhà, ông cắm mũi khoan đầu tiên. Dao sắc chẳng gọt được chuôi, câu này với ông hoá ra lại đúng. Khoan cho nhà khác mũi nào ăn mũi đó, khí ga phụt lên phù phù vậy mà của nhà, dù đã khoan sâu đến hơn hai chục mét mà hơi ga đẩy lên xìu xìu, chỉ đủ dùng để làm mồi châm thuốc lá.
Chẳng lẽ giời lại bạc bẽo với mình?! Ý nghĩ ấy chỉ thoáng qua trong đầu nên ông Mạnh quyết định “thăm dò” mũi thứ hai. Lần này, ông đặt máy khoan cách lỗ thứ nhất cũng chỉ vài thước. Suốt một thời gian dài làm cái nghề “tạo phúc” cho thiên hạ này, ông Mạnh biết, tìm tinh khí của đất cũng chẳng khác gì tìm vàng. Có khi nẹp vàng chỉ cách chỗ người thợ vài tấc gang, thế nhưng vô duyên nên dù đào bới tung toé cũng chẳng thể nào tìm thấy.
Mũi khoan thứ hai mới phăm phăm xuyên xuống lòng đất chừng gần hai chục mét, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy ông đang đi đúng hướng. Trời đổ nắng, đang định nghỉ để chiều làm tiếp thì hỡi ôi, khi vừa rút mũi khoan lên, ông thấy đất dưới chân mình như đang chuyển động.
Mũi khoan vừa được nhấc lên khỏi mặt đất thì ngay lập tức nước phun lên phè phè như người ta dùng máy bơm nén để rửa xe máy vậy. Đã khoan rất nhiều giếng khí nhưng chưa khi lần nào ông Mạnh thấy hơi khí lại đẩy nước mạnh đến vậy. Càng sợ hãi hơn khi lỗ khoan ban đầu nhỏ cỡ hơn ngón cái nhưng chỉ sau vài phút đã loe ra bằng cái bát, rồi bằng cái mâm. Không thể đè kìm ép nỗi sợ hãi được nữa, ông Mạnh hớt hải tri hô, cầu cứu người giúp đỡ.
Khi mọi người xung quanh ập đến thì nơi ông Mạnh khoan khí đã thành bãi chiến trường. Lỗ khoan giờ đã rộng cỡ chiếc nong, nước và bọt khí vẫn đùn lên từng chặp. Từ vườn, nước tràn ngập ao, lênh láng ra đường, rồi bò ra cánh đồng ở ngay gần đó. Theo dòng nước lạ kỳ đó vẫn là trắng xoá những bọt khí li ti.
Hoả Diệm Sơn ở quê lúa
Trước hố giếng khoan bỗng dưng thành giếng… khơi, mỗi lúc một thêm nở rộng, không chỉ ông Mạnh mà tất cả những người có mặt hôm đó đã bắt đầu hoảng sợ. Nhiều người mê tín còn vội vàng khấn lạy thần linh để cầu xin xóm làng mình thoát khỏi cơn đại hoạ.
Về chiều, cơn địa chấn vẫn tiếp tục sục sôi. Mấy cậu trai làng dũng cảm đã tiếp cận miệng hố rồi tống xuống đó không biết bao nhiêu là đất đá thế nhưng những thứ đó chẳng khác ném hòn sỏi xuống động không đáy. Càng đổ miệng giếng càng thêm rộng. Và rồi, nỗi kinh sợ lên tới đỉnh điểm khi không biết từ đâu, đám khí ga hoà cùng dòng nước ấy gặp lửa. Lửa bùng lên ngùn ngụt, liếm sạch mấy ngọn cây ở ngay cạnh đó chỉ trong nháy mắt. Hoảng hốt, dân làng vội vả tản ra. Mấy hộ dân ở gần đó thì vội vàng sơ tán người già và trẻ nhỏ tới nơi an toàn.
Nơi “núi lửa” phun trào trong vườn nhà ông Mạnh |
Ông Thanh kể, ngay khi nhận được nguồn tin báo của người dân, chính quyền xã đã ngay lập tức vào cuộc cứu nguy. Xuống hiện trường, thấy ngọn lửa ùng ục phun như ống khói máy bay phản lực, ngay lập tức, chính quyền xã huy động tất cả thanh niên trai tráng trong vùng tập trung đào đất đá lấp vào miệng giếng. Tuy nhiên, việc làm ấy chẳng khác nào đem dầu đi chữa cháy.
“Giếng thần” vẫn như cái thùng không đáy, nuốt chửng hết tất thảy mọi thứ và càng phun lửa mạnh hơn. Ông Thanh kể, khi ấy, bởi sợ lửa lan rộng nên chẳng ai dám về nhà mà cố ở lại để cùng nhau “tiễu trừ bà hoả”. Mì tôm, ấy cách chống đói duy nhất của những người bám trụ nơi “chiến sự ác liệt” này. Khi ấy, bao nhiêu mì tôm của các cửa hàng trên địa bàn xã đã được huy động bằng hết.
Thổ thần vẫn không nguôi “cơn giận”. Biết sức mình có hạn, xã đã phải vội vàng báo cáo lên huyện để xin “viện binh”. Huyện cấp báo lên tỉnh và tỉnh đã đưa về cả đoàn xe chữa cháy hiện đại. Ông Thanh kể khi ấy, tiếng hú còi inh ỏi của xe cứu hoả, tiếng người la hét thất thanh đã khiến cả vùng quê vốn đỗi yên ả này kinh động. Những vòi rồng vặn hết công suất liên tiếp thay nhau phụt vào miệng “núi lửa”, thế nhưng, như Tôn Ngộ Không dùng quạt ba tiêu của bà La Sát chữa cháy ở Hoả Diệm Sơn, nước càng thổi vào lửa càng bùng to. Không những thế, nước từ những vòi rồng của xe cứu hoả lại khiến những bọt khí ga văng bắn, chảy tràn ra xa. Chảy đến đâu lửa lại lan ra tới đó. Sau mấy giờ ứng cứu không đem lại kết quả gì, đoàn xe cứu hoả buộc phải rút lui.
Phương tiện chữa cháy hiện đại nhất đã phải bỏ cuộc, khi ấy, sự hoang mang tột độ đã hiển hiện trên nét mặt những người dân trong xã. Tuy nhiên, còn nước còn tát, mọi người vẫn chẳng thể ngồi yên.
Lửa được tìm thấy ngay ở dưới ruộng nước |
Phương pháp hiện đại không đem lại kết quả thì dùng đến cách chữa cháy thủ công. Chính quyền xã huy động người dân lấy đất, đá xếp vòng quanh miệng “núi lửa” tạo lên chiếc thành giếng khổng lồ. Chị em phụ nữ cũng được huy động vào cuộc, họ đan những tấm phên lớn, sau đó phủ bạt và dùng bùn ướt chát lên. Khi những công việc trên được gấp rút hoàn tất thì những lực điền được trưng dụng. Họ khiêng những tấm phên chát bùn đó đặt lên miệng giếng. Đặt hết lớp này đến lớp khác. Thật mừng là cách chữa cháy thủ công đó không ngờ đã phát huy tác dụng. Ngọn lửa ngùn ngụt đã được dập tắt, tuy nhiên, nước và khí ga thì vẫn ùng ục bốc lên.
Bình luận