Cùng thời với tông Lào và dép ngựa vằn, dép tổ ong làm từ nhựa cao su thịnh hành từ thập niên 80, nhưng đến nay vẫn được người dùng ưa chuộng.
Dép tổ ong là mặt hàng phổ biến tại Việt Nam từ trước năm 1986. Đây là sản phẩm được người dân miền Bắc đặc biệt yêu thích.
Mẫu dép tổ ong đầu tiên được sản xuất bởi Xí nghiệp nhựa Hải Phòng, mang nhãn hiệu Tiền Phong. Dép làm bằng cao su tự nhiên, màu trắng hoặc vàng ngà, dày dặn, thiết kế đơn giản với quai có nhiều lỗ giúp đôi chân thông thoáng. Nhờ tính tiện lợi, bền và phù hợp với mọi đối tượng, loại dép này sớm phổ biến tại các gia đình vào thập niên 80-90.
Giá bán lẻ dép tổ ong thời kỳ này tùy thuộc vào xuất xứ và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, dép nhựa Tiền Phong được cho là tốt nhất và có giá đắt hơn cả. Một khách hàng kể lại, năm 1987, để mua được 2 đôi dép cho 2 bố con, mẹ anh đã phải bán tới 15 buồng chuối.
"Cũng vì đắt đỏ nên ngày ấy, học sinh nào được bố mẹ mua dép tổ ong cho đi là quý lắm, giữ gìn rất cẩn thận. Giờ chơi, chạy chân đất, chúng tôi thường lấy dây dài buộc dép, thòng qua cổ mang theo kẻo mất. Cứ vài ngày, tôi lại chải xà phòng một lần để dép luôn trắng đẹp. Đôi nào bị gãy mũi thì lấy que sắt nóng dí vào rồi hàn lại để đi tiếp. Và ngay cả khi không dùng được nữa, dép vẫn có thể bán đồng nát lấy tiền ăn vặt", anh Phạm Việt Phương (Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội) kể lại.
Chính nhờ kiểu dáng phổ thông và yếu tố tiện lợi, dép tổ ong suốt thời gian dài trở thành sản phẩm thịnh hành nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, thời kỳ những năm 80-90, mẫu mã giày dép chưa phong phú cũng là yếu tố giúp sản phẩm này được tiêu thụ mạnh.
Và không chỉ vậy, do gắn bó với nhiều thế hệ khách hàng, đôi dép "có giá bằng gần chục buồng chuối" còn trở thành thứ đồ vật thiết thân quen thuộc, thậm chí là biểu tượng về phong cách sống của một số nhóm đối tượng người dùng trong thời kỳ ấy.
"Đây là kiểu dép theo tôi từ thời học sinh tới sinh viên đại học và cả quãng thời gian dài đi làm, đi chơi sau này. Thậm chí, chúng tôi đã làm nên nhiều bài thơ, câu chuyện tình từ dép tổ ong. Chúng tôi cũng từng có những kỷ niệm cười chảy nước mắt khi cùng ngồi tỉ mẩn đếm số lỗ trên mỗi mẫu dép, để trả lời câu hỏi hài hước: Dép tổ ong có bao nhiêu lỗ?", anh Nguyễn Văn Ái (Ông Ích Khiêm, quận Ba Đình) kể lại.
Sau hơn 30 năm được tiêu thụ mạnh tại thị trường nội địa, dép tổ ong hiện vẫn là một trong những mẫu sản phẩm bán chạy. Tuy nhiên, dưới áp lực cạnh tranh của hàng trăm ngàn mẫu giày dép nội, ngoại nhập khác, mục đích sử dụng của người dùng dành cho dép tổ ong đã thu hẹp.
Hiện loại này chỉ còn được dùng phổ biến ở nông thôn, để đi trong nhà của các gia đình thành thị, trong các khách sạn, bệnh viện... và dép bảo hộ lao động. Giá bán lẻ dép tổ ong hiện tại dao động 20.000-35.000 đồng mỗi đôi, tùy xuất xứ hàng Trung Quốc hay nội địa.
Dép Trung Quốc thường mỏng hơn, đa dạng về màu sắc và có giá rẻ hơn hàng sản xuất tại Việt Nam. Do đây vẫn là một trong những loại được thị trường đón nhận, nhiều doanh nghiệp trong nước không ngừng tung ra dép tổ ong mới, bên cạnh duy trì mẫu truyền thống.
"Đôi khi người ta trung thành với một mẫu sản phẩm bởi vì chúng thân thuộc hơn vì kiểu dáng, giá thành", khách hàng Nguyễn Văn Ái chia sẻ.
Nguồn: Zing
Dép tổ ong là mặt hàng phổ biến tại Việt Nam từ trước năm 1986. Đây là sản phẩm được người dân miền Bắc đặc biệt yêu thích.
Mẫu dép tổ ong đầu tiên được sản xuất bởi Xí nghiệp nhựa Hải Phòng, mang nhãn hiệu Tiền Phong. Dép làm bằng cao su tự nhiên, màu trắng hoặc vàng ngà, dày dặn, thiết kế đơn giản với quai có nhiều lỗ giúp đôi chân thông thoáng. Nhờ tính tiện lợi, bền và phù hợp với mọi đối tượng, loại dép này sớm phổ biến tại các gia đình vào thập niên 80-90.
Giá bán lẻ dép tổ ong thời kỳ này tùy thuộc vào xuất xứ và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, dép nhựa Tiền Phong được cho là tốt nhất và có giá đắt hơn cả. Một khách hàng kể lại, năm 1987, để mua được 2 đôi dép cho 2 bố con, mẹ anh đã phải bán tới 15 buồng chuối.
Dép tổ ong, sản phẩm bán chạy hơn 30 năm qua vẫn được người Việt yêu thích đặc biệt. Ảnh: Thái Hiệp |
Chính nhờ kiểu dáng phổ thông và yếu tố tiện lợi, dép tổ ong suốt thời gian dài trở thành sản phẩm thịnh hành nhất trên thị trường. Bên cạnh đó, thời kỳ những năm 80-90, mẫu mã giày dép chưa phong phú cũng là yếu tố giúp sản phẩm này được tiêu thụ mạnh.
Và không chỉ vậy, do gắn bó với nhiều thế hệ khách hàng, đôi dép "có giá bằng gần chục buồng chuối" còn trở thành thứ đồ vật thiết thân quen thuộc, thậm chí là biểu tượng về phong cách sống của một số nhóm đối tượng người dùng trong thời kỳ ấy.
"Đây là kiểu dép theo tôi từ thời học sinh tới sinh viên đại học và cả quãng thời gian dài đi làm, đi chơi sau này. Thậm chí, chúng tôi đã làm nên nhiều bài thơ, câu chuyện tình từ dép tổ ong. Chúng tôi cũng từng có những kỷ niệm cười chảy nước mắt khi cùng ngồi tỉ mẩn đếm số lỗ trên mỗi mẫu dép, để trả lời câu hỏi hài hước: Dép tổ ong có bao nhiêu lỗ?", anh Nguyễn Văn Ái (Ông Ích Khiêm, quận Ba Đình) kể lại.
Sau hơn 30 năm được tiêu thụ mạnh tại thị trường nội địa, dép tổ ong hiện vẫn là một trong những mẫu sản phẩm bán chạy. Tuy nhiên, dưới áp lực cạnh tranh của hàng trăm ngàn mẫu giày dép nội, ngoại nhập khác, mục đích sử dụng của người dùng dành cho dép tổ ong đã thu hẹp.
Hiện loại này chỉ còn được dùng phổ biến ở nông thôn, để đi trong nhà của các gia đình thành thị, trong các khách sạn, bệnh viện... và dép bảo hộ lao động. Giá bán lẻ dép tổ ong hiện tại dao động 20.000-35.000 đồng mỗi đôi, tùy xuất xứ hàng Trung Quốc hay nội địa.
Dép Trung Quốc thường mỏng hơn, đa dạng về màu sắc và có giá rẻ hơn hàng sản xuất tại Việt Nam. Do đây vẫn là một trong những loại được thị trường đón nhận, nhiều doanh nghiệp trong nước không ngừng tung ra dép tổ ong mới, bên cạnh duy trì mẫu truyền thống.
"Đôi khi người ta trung thành với một mẫu sản phẩm bởi vì chúng thân thuộc hơn vì kiểu dáng, giá thành", khách hàng Nguyễn Văn Ái chia sẻ.
Nguồn: Zing
Bình luận