(VTC News) – Bà Trương Thị Mai cho biết, điểm mới có tính đột phá và quan trọng của Bộ luật lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua là quy định chính sách tiền lương.
Như vậy, mức lương do thỏa thuận giữa người lao động với chủ sử dụng người lao động và có sự quản lý của Nhà nước, thể hiện qua việc Nhà nước sẽ tổ chức Hội đồng tiền lương quốc gia để công bố tiền lương tối thiểu. Căn cứ vào đó, người sử dụng lao động và chủ sử dụng lao động thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động làm sao thỏa đáng.
Bộ luật lao động sửa đổi cũng quy định thỏa ước lao động tập thể ngành, trong khi trước đây chỉ có thỏa ước lao động tập thể các doanh nghiệp (DN). Mức lương quy định theo lao động tập thể ngành cao hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố. Như vậy, ngành nào ký được mức lương lao động tập thể ngành thì người lao động của ngành đó sẽ được hưởng lợi.
Bộ Luật cũng quy định mức lương tối thiểu sẽ được chia thành 4 vùng, giao Chính phủ quy định – phân theo khu vực từ thành thị, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo… để phù hợp với người lao động.
- Cơ quan nào sẽ đứng ra để xác định các mức lương cụ thể từ lương tối thiểu, làm ngoài giờ, thưa bà?
Đối với thỏa ước lao động tập thể sẽ do chủ sử dụng lao động và đại diện và tổ chức đại diện của người lao động là Công đoàn.
Về cấp ngành sẽ giao cho ngành, như hiện ngành Công đoàn ngành dệt may và đại diện các DN dệt may đã ký thỏa ước lao động thập thể và mức lương tối thiểu được ký cao hơn mức lương Chính phủ công bố.
Tới đây sẽ mở tiếp ra các ngành sử dụng động lao động như da giày, xuất khẩu thủy sản…
- Vậy theo bà tiền lương tối thiểu đáp ứng được bao nhiêu phần trăm so với mức chi tiêu của người lao động hiện nay?
Bộ luật lao động quy định tiền lương tối thiểu phải đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Theo tính toán của các cơ quan nghiên cứu thì mức lương tối thiểu hiện nay là từ 1,4 đến gần 2 triệu đồng/tháng là chưa đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động.
Nhà nước sẽ phải tính toán một lộ trình để tiền lương tối thiểu ở khu vực DN và người lao động sẽ đi trước khu vực cán bộ công chức (CBCC).
Sau 3 năm tức là 2015 thì mức lương tối thiểu của người lao động sẽ đạt được mức như Bộ Luật này quy định, đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Còn nếu lương tối thiểu tăng ngay sau khi Bộ luật lao động có hiệu lực (1/5/2013) thì DN cũng không có khả năng đáp ứng.
Tôi nghĩ rằng có thể khu vực CBCC cũng phải chia sẻ và thông cảm hoàn toàn cho khu vực này (DN) vì khu vực này đang gặp rất nhiều khó khăn, lao động phổ thông tập trung khu vực này là chính nên chúng ta nên hỗ trợ để khu vực này đi nhanh hơn về tiền lương tối thiểu đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu.
- Mức lương tối thiểu có căn cứ vào lạm phát hay suy giảm kinh tế như hiện nay không, thưa bà?
Hiện nay căn cứ để quyết định mức lương tối thiểu hàng năm là căn cứ vào điều kiện KTXH, mà điều kiện KTXH chắc chắn phải có CPI, GDP và nhiều yếu tố kèm theo để quyết định mức lương tối thiểu.
Tiền lương tối thiểu không bắt buộc hàng năm phải công bố mà tùy theo điều kiện KTXH, vì vậy trong điều kiện KHTX ở mức nào cần phải công bố thì sẽ công bố, thường thì diễn ra hàng năm vào giai đoạn gần như là lạm phát tăng cao.
Tôi không nói năm 2013 mình có công bố mức lương tối thiểu không, nhưng mà lộ trình đến 2015 phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động - quy định đó là chủ lực rồi.
- Xin cảm ơn bà!
Trần Vũ (ghi)
Bên lề Quốc hội ngày 18/6, Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội Trương Thị Mai trao đổi với báo chí xung quanh Bộ luật lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua trong ngày.
- Bộ luật lao động sửa đổi vừa được thông qua, những điểm mới quan trọng của bộ luật có tác động đến đại bộ phận người dân ở Bộ luật này là gì, thưa bà?
Điểm mới có tính đột phá và quan trọng của Bộ luật lao động sửa đổi là quy định chính sách tiền lương, làm rõ khái niệm tiền lương hơn và xác định tiền lương là giá cả sức lao động theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Bà Trương Thị Mai (Ảnh: A.C) |
Bộ luật lao động sửa đổi cũng quy định thỏa ước lao động tập thể ngành, trong khi trước đây chỉ có thỏa ước lao động tập thể các doanh nghiệp (DN). Mức lương quy định theo lao động tập thể ngành cao hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ công bố. Như vậy, ngành nào ký được mức lương lao động tập thể ngành thì người lao động của ngành đó sẽ được hưởng lợi.
Bộ Luật cũng quy định mức lương tối thiểu sẽ được chia thành 4 vùng, giao Chính phủ quy định – phân theo khu vực từ thành thị, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo… để phù hợp với người lao động.
- Cơ quan nào sẽ đứng ra để xác định các mức lương cụ thể từ lương tối thiểu, làm ngoài giờ, thưa bà?
Đối với thỏa ước lao động tập thể sẽ do chủ sử dụng lao động và đại diện và tổ chức đại diện của người lao động là Công đoàn.
Về cấp ngành sẽ giao cho ngành, như hiện ngành Công đoàn ngành dệt may và đại diện các DN dệt may đã ký thỏa ước lao động thập thể và mức lương tối thiểu được ký cao hơn mức lương Chính phủ công bố.
Tới đây sẽ mở tiếp ra các ngành sử dụng động lao động như da giày, xuất khẩu thủy sản…
- Vậy theo bà tiền lương tối thiểu đáp ứng được bao nhiêu phần trăm so với mức chi tiêu của người lao động hiện nay?
Bộ luật lao động quy định tiền lương tối thiểu phải đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Theo tính toán của các cơ quan nghiên cứu thì mức lương tối thiểu hiện nay là từ 1,4 đến gần 2 triệu đồng/tháng là chưa đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động.
Nhà nước sẽ phải tính toán một lộ trình để tiền lương tối thiểu ở khu vực DN và người lao động sẽ đi trước khu vực cán bộ công chức (CBCC).
Sau 3 năm tức là 2015 thì mức lương tối thiểu của người lao động sẽ đạt được mức như Bộ Luật này quy định, đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Còn nếu lương tối thiểu tăng ngay sau khi Bộ luật lao động có hiệu lực (1/5/2013) thì DN cũng không có khả năng đáp ứng.
Tôi nghĩ rằng có thể khu vực CBCC cũng phải chia sẻ và thông cảm hoàn toàn cho khu vực này (DN) vì khu vực này đang gặp rất nhiều khó khăn, lao động phổ thông tập trung khu vực này là chính nên chúng ta nên hỗ trợ để khu vực này đi nhanh hơn về tiền lương tối thiểu đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu.
- Mức lương tối thiểu có căn cứ vào lạm phát hay suy giảm kinh tế như hiện nay không, thưa bà?
Hiện nay căn cứ để quyết định mức lương tối thiểu hàng năm là căn cứ vào điều kiện KTXH, mà điều kiện KTXH chắc chắn phải có CPI, GDP và nhiều yếu tố kèm theo để quyết định mức lương tối thiểu.
Tiền lương tối thiểu không bắt buộc hàng năm phải công bố mà tùy theo điều kiện KTXH, vì vậy trong điều kiện KHTX ở mức nào cần phải công bố thì sẽ công bố, thường thì diễn ra hàng năm vào giai đoạn gần như là lạm phát tăng cao.
Tôi không nói năm 2013 mình có công bố mức lương tối thiểu không, nhưng mà lộ trình đến 2015 phải đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động - quy định đó là chủ lực rồi.
- Xin cảm ơn bà!
Trần Vũ (ghi)
Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012 Xem thêm tại đây |
Bình luận