Bộ Nội vụ vừa thông tin một số vấn đề liên quan đến công tác tinh giản biên chế các bộ, ngành, địa phương.
Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, số công chức bị tinh giản lên tới hơn 9.000 người. Đó là con số được ông Thái Quang Toản, Vụ trưởng Tổ chức biên chế (Bộ Nội vụ) đưa ra tại Hội nghị triển khai kế hoạch của Chính phủ về tinh giản biên chế ngày 12/1.
Cụ thể, tổng số lượng tinh giản biên chế trong năm 2015 và số đăng ký 6 tháng đầu năm 2016 của 25 lượt bộ, ngành và 64 địa phương là 9.129 người.
Riêng trong năm 2015, đã có 15 bộ, ngành và 39 địa phương tinh giản biên chế với trên 5.300 người. Trong đó hơn 4.500 người hưởng chính sách về hưu trước tuổi, trên 800 người hưởng chính sách thôi việc ngay, 4 người hưởng chính sách thôi việc sau khi đi học và 10 người hưởng chính sách chuyển sang các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, có 10 bộ, ngành và 35 địa phương đề nghị giải quyết tinh giản biên chế với gần 3.750 người, trong đó trên 3.700 người hưởng chính sách về hưu trước tuổi, gần 480 người hưởng chính sách thôi việc ngay, 2 người hưởng chính thôi việc sau khi đã đi học và 3 người hưởng chính sách chuyển sang các tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Liên quan đến vấn đề tinh giản biên chế, một số địa phương đề nghị cần bổ sung đối tượng được thực hiện chính sách tinh giản biên chế, như người gần đến tuổi về hưu, hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ, hay tự nguyện rời khỏi khu vực nhà nước do có nơi khác trả lương cao hơn...
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định, những đối tượng đó sẽ thực hiện theo quy định về thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc về hưu theo luật định.
“Mỗi trường hợp tinh giản, đều phải cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước để giải quyết chế độ chính sách, nếu tinh giản không đúng đối tượng sẽ dẫn đến lãng phí tiền bạc của Nhà nước, của nhân dân” – Thứ trưởng Trần An Tuấn phân tích.
Bên cạnh đó, một số địa phương lại nêu lo ngại để đảm bảo chỉ tiêu tinh giản từ 10% trở lên theo chỉ đạo của Chính phủ, nhiều người làm được việc cũng sẽ bị đưa vào dạng tinh giản biên chế.
Về băn khoăn này, ông Tuấn nhấn mạnh: "Tinh giản là đưa những người yếu kém về năng lực, không làm được việc ra khỏi bộ máy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ. Do đó phải đánh giá phân loại đúng cán bộ, công chức, viên chức. Nếu cứ đánh giá không chất lượng, xuê xoa, cả nể, ai cũng hoàn thành nhiệm vụ, thì sẽ không đạt được mục tiêu tinh giản biên chế, bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của toàn đơn vị".
Nguồn: Báo Giao thông
Cụ thể, tổng số lượng tinh giản biên chế trong năm 2015 và số đăng ký 6 tháng đầu năm 2016 của 25 lượt bộ, ngành và 64 địa phương là 9.129 người.
Ông Thái Quang Toản, Vụ Trưởng vụ Tổ chức - Biên chế (Bộ Nội vụ) |
Trong 6 tháng đầu năm 2016, có 10 bộ, ngành và 35 địa phương đề nghị giải quyết tinh giản biên chế với gần 3.750 người, trong đó trên 3.700 người hưởng chính sách về hưu trước tuổi, gần 480 người hưởng chính sách thôi việc ngay, 2 người hưởng chính thôi việc sau khi đã đi học và 3 người hưởng chính sách chuyển sang các tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Liên quan đến vấn đề tinh giản biên chế, một số địa phương đề nghị cần bổ sung đối tượng được thực hiện chính sách tinh giản biên chế, như người gần đến tuổi về hưu, hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ, hay tự nguyện rời khỏi khu vực nhà nước do có nơi khác trả lương cao hơn...
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định, những đối tượng đó sẽ thực hiện theo quy định về thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc về hưu theo luật định.
“Mỗi trường hợp tinh giản, đều phải cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước để giải quyết chế độ chính sách, nếu tinh giản không đúng đối tượng sẽ dẫn đến lãng phí tiền bạc của Nhà nước, của nhân dân” – Thứ trưởng Trần An Tuấn phân tích.
Bên cạnh đó, một số địa phương lại nêu lo ngại để đảm bảo chỉ tiêu tinh giản từ 10% trở lên theo chỉ đạo của Chính phủ, nhiều người làm được việc cũng sẽ bị đưa vào dạng tinh giản biên chế.
Về băn khoăn này, ông Tuấn nhấn mạnh: "Tinh giản là đưa những người yếu kém về năng lực, không làm được việc ra khỏi bộ máy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ. Do đó phải đánh giá phân loại đúng cán bộ, công chức, viên chức. Nếu cứ đánh giá không chất lượng, xuê xoa, cả nể, ai cũng hoàn thành nhiệm vụ, thì sẽ không đạt được mục tiêu tinh giản biên chế, bên cạnh đó còn làm ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ của toàn đơn vị".
Nguồn: Báo Giao thông
Bình luận