Người ra đề đã không giấu được chủ kiến của mình, đã bộc lộ nhiệt tình nghiêng về phía phụ nữ ngày nay không nhất thiết phải giữ trinh tiết...
Sau kỳ thi tuyển sinh ngày 8/4/2012 của Trường Đại học FPT, dư luận xôn xao về đề thi “lạ” của môn viết luận. Cụ thể, đề thi có đoạn: “Vậy theo bạn, người phụ nữ có nhất thiết phải giữ gìn trinh tiết trước khi về nhà chồng? Và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc người vợ có còn trinh hay không?”.
PGS-TS.Ngô Văn Giá lâu nay được biết đến với tư cách là nhà lý luận phê bình văn học, nhà văn đồng thời cũng là Trưởng khoa Sáng tác và Lý luận - Phê bình Văn học (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội). Trong cuộc trao đổi với PV, ông đã chia sẻ một vài nhận định riêng về vấn đề này.
Thưa ông, đề thi viết luận là dạng đề “mở”. Đề bài không hoàn toàn bó buộc trong SGK hay chương trình soạn sẵn. Ông nghĩ sao về cách ra đề “táo bạo” của của Đại học FPT năm nay?
PGS.TS Ngô Văn Giá: Thứ nhất, đây là một đề thuộc thể loại nghị luận các vấn đề xã hội. Chủ trương của người ra đề muốn thí sinh có ý thức suy nghĩ và sáng tạo độc lập, không bị phụ thuộc vào những kiến thức sách giáo khoa và cách dạy ở nhà trường có phần giáo điều lâu nay. Về tinh thần, tôi ủng hộ. Như chúng ta biết, đề thi (phần nghị luận xã hội) lâu nay thường không đưa ra tình huống, mà chỉ đưa ra những vấn đề có tính một chiều, quá quen thuộc, nên thí sinh làm bài thường rập khuôn, “nói như sách”, nói theo, nói bằng cái đầu của người khác (thường là của ông thầy), không bằng cái đầu của mình
Hiện nay cách ra đề thi dạng “mở” như trên có phổ biến tại Việt Nam, nhất là đối với kỳ thi Đại học?
Đề thi của ĐH FPT đã đẩy các em đến kiểu làm bài đang còn mới mẻ ở Việt Nam: tạo điều kiện cho thí sinh được nói bằng cái đầu của mình. Đối với cách ra đề như thế này, thực sự trở thành kẻ thù của cái gọi là “bài văn mẫu”.
Mấy năm vừa qua, nếu ai theo dõi một số đề thi của nhà trường bên Trung Quốc, người ta cũng ra những cái đề rất sáng tạo, cho phép các em thể hiện đúng và thực chất năng lực và chủ kiến của bản thân.
Đề thi đề cập đến vấn đề “trinh tiết” và “quan hệ tình dục trước hôn nhân”. Với tư cách của một người làm văn chương, đồng thời cũng làm giáo dục, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Theo tôi nghĩ, đề thi này mắc một sai lầm nghiêm trọng mà hễ tinh ý một chút dễ nhận ra: Người ra đề đã không giấu được chủ kiến của mình, đã bộc lộ nhiệt tình nghiêng về phía phụ nữ ngày nay không nhất thiết phải giữ trinh tiết, thậm chí quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng chẳng là điều gì nghiêm trọng.
Ông có thể nói cụ thể hơn về cái sai lầm nghiêm trọng trong đề thi?
Điều này thể hiện ở đâu trong đề? Câu chữ cụ thể ư? Ý tứ cụ thể ư? Không. Nó thể hiện trong giọng điệu. Nó lộ ra ở đoạn “Ngày xưa, nếu cô dâu bị mất trinh thì coi như mất hết, hôn nhân đỗ vỡ, người vợ bị đem trả lại. Nhưng ngày nay, đối với nhiều bạn trẻ, cái màng trinh không còn ý nghĩa quan trọng đến thế, thậm chí nhiều người còn ủng hộ quan điểm tình dục trước hôn nhân”. Nhiệt tình thể hiện ở cả hai vế diễn đạt: ngày xưa/ ngày nay. Và với một loạt thành phần câu trùng điệp, tác giả đã phác ra tính chất của ngày xưa là thảm họa, là tội ác; còn ngày nay là không quan trọng, là nhân đạo, là có thể và nên chấp nhận.
Thế đấy. Có một nhà ngôn ngữ học đã từng phát biểu rằng: Nội dung lời nói chiếm hơn một nửa trong giọng điệu”. Vâng, cái giọng điệu đã tố cáo một nhiệt tình phủ định cái ngày xưa và khẳng định cái ngày nay của người ra đề khá rõ.
Như vậy, cách ra đề thi kiểu vừa "mở" vừa "đóng" này có ảnh hưởng như thế nào đến cách tư duy bài làm của mỗi thí sinh, thưa ông?
Như một tất yếu, thí sinh chỉ có một cửa là ủng hộ những gì thuộc về ngày nay (có thể với một vài thận trọng cần thiết!). Thế là, mục đích người ra đề muốn cho thí sinh độc lập và sáng tạo, nhưng vô hình trung lại bịt lối, gây sức ép bắt thí sinh đi theo quan điểm và thái độ của mình.
Tôi nghĩ, trong đề nên hoàn toàn bỏ cái đoạn như sau là ổn: “Ngày xưa, nếu cô dâu bị mất trinh thì coi như mất hết, hôn nhân đỗ vỡ, người vợ bị đem trả lại. Nhưng ngày nay, đối với nhiều bạn trẻ, cái màng trinh không còn ý nghĩa quan trọng đến thế, thậm chí nhiều người còn ủng hộ quan điểm tình dục trước hôn nhân”.
Tôi không thích cách dùng từ “cái màng trinh”, nghe hơi "thô". Dĩ nhiên, như trên đã nói, cả một đoạn nên bỏ đi, thì bàn đến một chữ ấy thôi cũng không cần thiết nữa.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo GDVN
Sau kỳ thi tuyển sinh ngày 8/4/2012 của Trường Đại học FPT, dư luận xôn xao về đề thi “lạ” của môn viết luận. Cụ thể, đề thi có đoạn: “Vậy theo bạn, người phụ nữ có nhất thiết phải giữ gìn trinh tiết trước khi về nhà chồng? Và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc người vợ có còn trinh hay không?”.
PGS-TS.Ngô Văn Giá lâu nay được biết đến với tư cách là nhà lý luận phê bình văn học, nhà văn đồng thời cũng là Trưởng khoa Sáng tác và Lý luận - Phê bình Văn học (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội). Trong cuộc trao đổi với PV, ông đã chia sẻ một vài nhận định riêng về vấn đề này.
Thưa ông, đề thi viết luận là dạng đề “mở”. Đề bài không hoàn toàn bó buộc trong SGK hay chương trình soạn sẵn. Ông nghĩ sao về cách ra đề “táo bạo” của của Đại học FPT năm nay?
PGS-TS.Ngô Văn Giá |
Hiện nay cách ra đề thi dạng “mở” như trên có phổ biến tại Việt Nam, nhất là đối với kỳ thi Đại học?
Đề thi của ĐH FPT đã đẩy các em đến kiểu làm bài đang còn mới mẻ ở Việt Nam: tạo điều kiện cho thí sinh được nói bằng cái đầu của mình. Đối với cách ra đề như thế này, thực sự trở thành kẻ thù của cái gọi là “bài văn mẫu”.
Mấy năm vừa qua, nếu ai theo dõi một số đề thi của nhà trường bên Trung Quốc, người ta cũng ra những cái đề rất sáng tạo, cho phép các em thể hiện đúng và thực chất năng lực và chủ kiến của bản thân.
Đề thi đề cập đến vấn đề “trinh tiết” và “quan hệ tình dục trước hôn nhân”. Với tư cách của một người làm văn chương, đồng thời cũng làm giáo dục, ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?
Theo tôi nghĩ, đề thi này mắc một sai lầm nghiêm trọng mà hễ tinh ý một chút dễ nhận ra: Người ra đề đã không giấu được chủ kiến của mình, đã bộc lộ nhiệt tình nghiêng về phía phụ nữ ngày nay không nhất thiết phải giữ trinh tiết, thậm chí quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng chẳng là điều gì nghiêm trọng.
Ông có thể nói cụ thể hơn về cái sai lầm nghiêm trọng trong đề thi?
Điều này thể hiện ở đâu trong đề? Câu chữ cụ thể ư? Ý tứ cụ thể ư? Không. Nó thể hiện trong giọng điệu. Nó lộ ra ở đoạn “Ngày xưa, nếu cô dâu bị mất trinh thì coi như mất hết, hôn nhân đỗ vỡ, người vợ bị đem trả lại. Nhưng ngày nay, đối với nhiều bạn trẻ, cái màng trinh không còn ý nghĩa quan trọng đến thế, thậm chí nhiều người còn ủng hộ quan điểm tình dục trước hôn nhân”. Nhiệt tình thể hiện ở cả hai vế diễn đạt: ngày xưa/ ngày nay. Và với một loạt thành phần câu trùng điệp, tác giả đã phác ra tính chất của ngày xưa là thảm họa, là tội ác; còn ngày nay là không quan trọng, là nhân đạo, là có thể và nên chấp nhận.
Thế đấy. Có một nhà ngôn ngữ học đã từng phát biểu rằng: Nội dung lời nói chiếm hơn một nửa trong giọng điệu”. Vâng, cái giọng điệu đã tố cáo một nhiệt tình phủ định cái ngày xưa và khẳng định cái ngày nay của người ra đề khá rõ.
Như vậy, cách ra đề thi kiểu vừa "mở" vừa "đóng" này có ảnh hưởng như thế nào đến cách tư duy bài làm của mỗi thí sinh, thưa ông?
Như một tất yếu, thí sinh chỉ có một cửa là ủng hộ những gì thuộc về ngày nay (có thể với một vài thận trọng cần thiết!). Thế là, mục đích người ra đề muốn cho thí sinh độc lập và sáng tạo, nhưng vô hình trung lại bịt lối, gây sức ép bắt thí sinh đi theo quan điểm và thái độ của mình.
Tôi nghĩ, trong đề nên hoàn toàn bỏ cái đoạn như sau là ổn: “Ngày xưa, nếu cô dâu bị mất trinh thì coi như mất hết, hôn nhân đỗ vỡ, người vợ bị đem trả lại. Nhưng ngày nay, đối với nhiều bạn trẻ, cái màng trinh không còn ý nghĩa quan trọng đến thế, thậm chí nhiều người còn ủng hộ quan điểm tình dục trước hôn nhân”.
Tôi không thích cách dùng từ “cái màng trinh”, nghe hơi "thô". Dĩ nhiên, như trên đã nói, cả một đoạn nên bỏ đi, thì bàn đến một chữ ấy thôi cũng không cần thiết nữa.
Trân trọng cảm ơn ông!
Theo GDVN
Bình luận