(VTC News) – Đại biểu Dương Trung Quốc cho rằng việc chống tham nhũng hiện nay như là tập trận giả vì chưa đi thẳng vào vấn đề nhức nhối.
Cuối tuần này, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội hoặc HĐND bầu và phê chuẩn. Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đã trả lời xung quanh vấn đề này.
- Ông có thể đánh giá gì về tác dụng của việc lấy phiếu tín nhiệm lần trước?
Sau lần lấy phiếu tín nhiệm trước và có một khoảng chững để điều chỉnh lại thì cơ bản người ta thấy được hiệu ứng của việc lấy phiếu tín nhiệm.
Những người thực hiện chủ trương muốn nhấn mạnh đây không phải là một cuộc bỏ phiếu. Tuy nhiên, họ cũng thấy được hiệu ứng tích cực từ lần bỏ phiếu trước.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý khi bàn về Luật tổ chức Chính phủ có xây dựng một lộ trình cho việc từ chức. Điều đó thể hiện sự giám sát của quần chúng, của Quốc hội đối với những cá nhân, đối tượng được dân bầu trở dần thành hiện thực. Việc đòi hỏi ngay một lúc, tôi nghĩ là khó.
- Ông có thể nói rõ hơn cái khó ở đây là gì không, thưa ông?
Tôi nghĩ thêm một lần nữa lấy phiếu tín nhiệm để chúng ta đánh giá xem nó thế nào. Muốn đánh giá tốt khi thực hiện lấy phiếu phải kèm theo nhiều yếu tố. Các yếu tố đó phải đầy đủ để mỗi đại biểu Quốc hội quyết định việc làm của mình một cách có trách nhiệm, không cảm tính.
Tôi lấy ví dụ câu chuyện đơn giản về tài sản. Câu chuyện tài sản của Chủ tịch UBND Bình Dương - Lê Thanh Cung mà không ai có thể kết luận là đúng hay sai. Nói ông Lê Thanh Cung có 2 khối tài sản, ngoài cái nhà là cái đồn điền cao su. Lại nói nhờ cái đồn điền mà ông ấy xây cái nhà là bình thường. Tôi cho rằng cách nhìn nhận này vẫn còn loanh quanh.
Điều này cho thấy bây giờ chúng ta muốn có cách bỏ phiếu mang tính khẳng định như thông lệ các nước trên thế giới thì phải có một cơ sở dữ liệu thật tốt. Khi đó, người bỏ phiếu mới cảm thấy điều mình làm là có trách nhiệm.
Các đại biểu cần phải cân nhắc trong điều kiện hiện nay và giữa các lĩnh vực khác nhau của các Bộ trưởng. Các vị Bộ trưởng phụ trách từng mảng nhưng có những độ chênh khác nhau. Có những bộ ngành có nhiều vấn đề rất nóng nhưng cũng có bộ ngành có những cái ẩn sâu bên trong nên rất khó đánh giá.
Nhưng tôi vẫn thấy rằng có hình thức lấy phiếu này cùng với việc chất vấn tại Quốc hội thì các Bộ trưởng quan tâm hơn đến những phản ánh của cử tri, nhân dân.
- Ông có cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm với 3 mức là hình thức?
Tôi nghĩ cũng không hoàn toàn như thế. Việc lấy phiếu tín nhiệm vẫn có những hiệu ứng nhất định. Chúng ta đòi hỏi ngay một lúc phải hoàn thiện thì không được. Bản thân tôi là đại biểu Quốc hội được tham gia bỏ phiếu cũng rất cân nhắc vì mình không có đủ dữ liệu, vì chỉ qua dư luận xã hội, chỉ qua báo chí nên không đủ thông tin để thực hiện quyền lực của mình theo đòi hỏi, mong muốn của người dân.
- Để có đủ thông thông tin cho các đại biểu tiến hành bỏ phiếu một cách có trách nhiệm thì phải làm gì, thưa ông?
Tôi ví dụ chuyện chống tham nhũng. Hình như là tập trận giả. Vì quan trọng nhất của chống tham nhũng là phải kiểm soát được tài sản. Phải giám sát được phương thức thanh toán của xã hội.
Ta vẫn duy trì cách dùng đồng tiền như hiện nay thì không có cách gì có thể ngăn chặn được tham nhũng. Mà cái đó ai cũng thấy. Đó là yếu tố tiên quyết. Nhưng chưa bao giờ thấy nhà nước quan tâm đến chuyện đó một cách ráo riết và có lộ trình bao nhiêu năm để giám sát được.
Tôi cho vấn đề ở chỗ ấy. Nếu không đi theo điều đó thì quyết định của mỗi đại biểu ở lá phiếu chỉ có thể thỏa mãn phần nào ý muốn của dân chúng nhưng tính chính xác thì tôi rất e ngại.
- Việc lấy phiếu tín nhiệm lại bao gồm cả khối hành pháp và tư pháp lẫn vào nhau. Như vậy liệu có công bằng không khi khối hành pháp bao giờ cũng va vấp hơn khối lập pháp?
Tôi nghĩ việc lấy phiếu tín nhiệm không phải là bỏ cùng một giỏ. Việc lấy phiếu tín nhiệm vẫn có 3 mức đấy thôi. Bản thân một đại biểu Quốc hội có hiểu hết công việc, trách nhiệm của người đó không là vấn đề không đơn giản.
Càng đặt vấn đề đó bao nhiêu thì năng lực của đại biểu càng phải cao bấy nhiêu. Tôi nghĩ rằng đại biểu rất dễ cảm tính. Khi tôi quyết định, tôi rất lưỡng lự chuyện ấy vì không biết là có chính xác hay không.
- Vậy theo ông có nên lấy phiếu tín nhiệm ở 2 mức không?
Việc quy định 2 mức là theo thông lệ quốc tế. Đấy là bỏ phiếu tín nhiệm. Bỏ phiếu tín nhiệm thì các nước cũng không ai làm đại trà như mình.
Ở các nước có thể chỉ bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ thôi. Sau đó, Thủ tướng có quyền thay đổi lại nội các của mình. Tùy theo cách đặt vấn đề.
- Hiến pháp quy định rất rõ là chỉ có bỏ phiếu tín nhiệm. Vậy theo ông có nên duy trì bước lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm như hiện nay không?
Về việc này, tất nhiên vẫn có độ chênh. Triển khai bỏ phiếu tín nhiệm thế nào theo tôi nghĩ cũng cần có một quá trình chứ không nên ngay một lúc. Dân chủ thì ai cũng muốn nhưng năng lực để thực hiện công cụ ấy cũng không hề đơn giản.
Nói thế cũng không phải bàn lùi nhưng tự thân mình khi đánh giá người này, người kia sẽ nổi lên việc nể nang nhau, cảm tính, thậm chí không liên quan đến yếu tố mình phải đánh giá.
Dẫu sao theo tôi nên thực hiện một vài lần nữa xem thế nào. Vì cái này hoàn toàn điều chỉnh được và thực hiện đúng hiến pháp.
- Vừa qua, dư luận cũng có những câu hỏi đặt ra về khối tài sản khổng lồ của Chủ tịch UBND Bình Dương - Lê Thanh Cung. Tại sao vấn đề này Quốc hội không lên tiếng?
Đó chỉ là câu chuyện của địa phương trả lời dư luận xã hội chứ chưa có một cuộc thanh tra thực sự. Có lẽ từ đó bộc lộ ra đó không phải là trường hợp duy nhất.
- Tuy nhiên vấn đề này có gắn với Quốc hội ở việc giám sát đất nông, lâm trường?
Chuyện triển khai như nào có nhiều hệ thống thanh tra, thanh tra bên Đảng, thanh tra bên Chính phủ. Tôi nghĩ trong Quốc hội cũng có nhiều thành viên bên hành pháp. Điều đó cũng không thể không phản ánh sự lưỡng lự.
Tôi nghĩ là cần phải làm rõ để có kết luận cuối cùng giống như vụ ông Truyền.
Xin cảm ơn ông!
Minh Đức
Cuối tuần này, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người được Quốc hội hoặc HĐND bầu và phê chuẩn. Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc đã trả lời xung quanh vấn đề này.
Đại biểu Dương Trung Quốc |
Sau lần lấy phiếu tín nhiệm trước và có một khoảng chững để điều chỉnh lại thì cơ bản người ta thấy được hiệu ứng của việc lấy phiếu tín nhiệm.
Những người thực hiện chủ trương muốn nhấn mạnh đây không phải là một cuộc bỏ phiếu. Tuy nhiên, họ cũng thấy được hiệu ứng tích cực từ lần bỏ phiếu trước.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý khi bàn về Luật tổ chức Chính phủ có xây dựng một lộ trình cho việc từ chức. Điều đó thể hiện sự giám sát của quần chúng, của Quốc hội đối với những cá nhân, đối tượng được dân bầu trở dần thành hiện thực. Việc đòi hỏi ngay một lúc, tôi nghĩ là khó.
- Ông có thể nói rõ hơn cái khó ở đây là gì không, thưa ông?
Tôi nghĩ thêm một lần nữa lấy phiếu tín nhiệm để chúng ta đánh giá xem nó thế nào. Muốn đánh giá tốt khi thực hiện lấy phiếu phải kèm theo nhiều yếu tố. Các yếu tố đó phải đầy đủ để mỗi đại biểu Quốc hội quyết định việc làm của mình một cách có trách nhiệm, không cảm tính.
Tôi lấy ví dụ câu chuyện đơn giản về tài sản. Câu chuyện tài sản của Chủ tịch UBND Bình Dương - Lê Thanh Cung mà không ai có thể kết luận là đúng hay sai. Nói ông Lê Thanh Cung có 2 khối tài sản, ngoài cái nhà là cái đồn điền cao su. Lại nói nhờ cái đồn điền mà ông ấy xây cái nhà là bình thường. Tôi cho rằng cách nhìn nhận này vẫn còn loanh quanh.
Điều này cho thấy bây giờ chúng ta muốn có cách bỏ phiếu mang tính khẳng định như thông lệ các nước trên thế giới thì phải có một cơ sở dữ liệu thật tốt. Khi đó, người bỏ phiếu mới cảm thấy điều mình làm là có trách nhiệm.
|
Nhưng tôi vẫn thấy rằng có hình thức lấy phiếu này cùng với việc chất vấn tại Quốc hội thì các Bộ trưởng quan tâm hơn đến những phản ánh của cử tri, nhân dân.
- Ông có cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm với 3 mức là hình thức?
Tôi nghĩ cũng không hoàn toàn như thế. Việc lấy phiếu tín nhiệm vẫn có những hiệu ứng nhất định. Chúng ta đòi hỏi ngay một lúc phải hoàn thiện thì không được. Bản thân tôi là đại biểu Quốc hội được tham gia bỏ phiếu cũng rất cân nhắc vì mình không có đủ dữ liệu, vì chỉ qua dư luận xã hội, chỉ qua báo chí nên không đủ thông tin để thực hiện quyền lực của mình theo đòi hỏi, mong muốn của người dân.
- Để có đủ thông thông tin cho các đại biểu tiến hành bỏ phiếu một cách có trách nhiệm thì phải làm gì, thưa ông?
Tôi ví dụ chuyện chống tham nhũng. Hình như là tập trận giả. Vì quan trọng nhất của chống tham nhũng là phải kiểm soát được tài sản. Phải giám sát được phương thức thanh toán của xã hội.
Ta vẫn duy trì cách dùng đồng tiền như hiện nay thì không có cách gì có thể ngăn chặn được tham nhũng. Mà cái đó ai cũng thấy. Đó là yếu tố tiên quyết. Nhưng chưa bao giờ thấy nhà nước quan tâm đến chuyện đó một cách ráo riết và có lộ trình bao nhiêu năm để giám sát được.
Tôi cho vấn đề ở chỗ ấy. Nếu không đi theo điều đó thì quyết định của mỗi đại biểu ở lá phiếu chỉ có thể thỏa mãn phần nào ý muốn của dân chúng nhưng tính chính xác thì tôi rất e ngại.
- Việc lấy phiếu tín nhiệm lại bao gồm cả khối hành pháp và tư pháp lẫn vào nhau. Như vậy liệu có công bằng không khi khối hành pháp bao giờ cũng va vấp hơn khối lập pháp?
Tôi nghĩ việc lấy phiếu tín nhiệm không phải là bỏ cùng một giỏ. Việc lấy phiếu tín nhiệm vẫn có 3 mức đấy thôi. Bản thân một đại biểu Quốc hội có hiểu hết công việc, trách nhiệm của người đó không là vấn đề không đơn giản.
Càng đặt vấn đề đó bao nhiêu thì năng lực của đại biểu càng phải cao bấy nhiêu. Tôi nghĩ rằng đại biểu rất dễ cảm tính. Khi tôi quyết định, tôi rất lưỡng lự chuyện ấy vì không biết là có chính xác hay không.
- Vậy theo ông có nên lấy phiếu tín nhiệm ở 2 mức không?
Việc quy định 2 mức là theo thông lệ quốc tế. Đấy là bỏ phiếu tín nhiệm. Bỏ phiếu tín nhiệm thì các nước cũng không ai làm đại trà như mình.
Ở các nước có thể chỉ bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ thôi. Sau đó, Thủ tướng có quyền thay đổi lại nội các của mình. Tùy theo cách đặt vấn đề.
- Hiến pháp quy định rất rõ là chỉ có bỏ phiếu tín nhiệm. Vậy theo ông có nên duy trì bước lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm như hiện nay không?
Về việc này, tất nhiên vẫn có độ chênh. Triển khai bỏ phiếu tín nhiệm thế nào theo tôi nghĩ cũng cần có một quá trình chứ không nên ngay một lúc. Dân chủ thì ai cũng muốn nhưng năng lực để thực hiện công cụ ấy cũng không hề đơn giản.
Nói thế cũng không phải bàn lùi nhưng tự thân mình khi đánh giá người này, người kia sẽ nổi lên việc nể nang nhau, cảm tính, thậm chí không liên quan đến yếu tố mình phải đánh giá.
Dẫu sao theo tôi nên thực hiện một vài lần nữa xem thế nào. Vì cái này hoàn toàn điều chỉnh được và thực hiện đúng hiến pháp.
Dinh thự nguy nga của Chủ tịch tỉnh Bình Dương ở phường Định Hòa, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. |
Đó chỉ là câu chuyện của địa phương trả lời dư luận xã hội chứ chưa có một cuộc thanh tra thực sự. Có lẽ từ đó bộc lộ ra đó không phải là trường hợp duy nhất.
- Tuy nhiên vấn đề này có gắn với Quốc hội ở việc giám sát đất nông, lâm trường?
Chuyện triển khai như nào có nhiều hệ thống thanh tra, thanh tra bên Đảng, thanh tra bên Chính phủ. Tôi nghĩ trong Quốc hội cũng có nhiều thành viên bên hành pháp. Điều đó cũng không thể không phản ánh sự lưỡng lự.
Tôi nghĩ là cần phải làm rõ để có kết luận cuối cùng giống như vụ ông Truyền.
Xin cảm ơn ông!
Minh Đức
Bình luận