(VTC News) - Sở hữu hàng loạt các dự án với số tiền đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng, tập đoàn FLC luôn khiến giới đầu tư phải đặt câu hỏi về nguồn vốn mà tập đoàn này "rót" vào các dự án.
Sau gần 10 năm phát triển, đến nay, theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của CTCP Tập đoàn FLC vừa công bố, năm 2014, FLC đạt doanh thu hợp nhất 2.063 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2013.
Lợi nhuận sau kiểm toán đạt hơn 454 tỷ đồng, tăng 231% so với năm 2013, đồng thời vượt 104 tỷ đồng so với kế hoạch của năm 2014 (350 tỷ đồng).
Với kết quả này, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu FLC đạt 1.953 đồng. Với giá hiện tại là 11.200 đồng (giá tham chiếu ngày 5/3), P/E của cổ phiếu FLC hơn 5,73 lần.
Dù phát triển nhiều lĩnh vực, nhưng trong lĩnh vực bất động sản, FLC vẫn là một cái tên mới nổi. Chính vì vậy, việc thâu tóm, nắm giữ hàng loạt dự án bất động sản trong thời gian vừa qua vẫn khiến giới đầu tư đặt câu hỏi lớn về nguồn vốn để triển khai các dự án của tập đoàn này.
Năm 2014 Tập đoàn FLC đã mua lại 3 dự án bất động sản lớn tại Hà Nội là Khu đô thị Alaska Carden City (xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm), Dự án ION Complex (số 36 - Phạm Hùng, quận Cầu Giấy) và Khu phức hợp Lavender (quận Hà Đông). Ba dự án này sau đó lần lượt được đổi tên thành FLC Garden City, FLC Complex và FLC Star Tower. Khoản tiền mà FLC bỏ ra cho thương vụ thứ 3 (mua lại Dự án Lavender) không được tiết lộ. Với 2 thương vụ còn lại, tổng số tiền mà FLC trả cho bên bán xấp xỉ 500 tỷ đồng.
Ngoài ra, FLC cũng triển khai các dự án bất động sản tự phát triển có quy mô đầu tư tiềm năng lên tới hơn 12.000 tỷ đồng tại khắp các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Bình, triển khai dự án BT xây dựng trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa quy mô 7.000 tỷ đồng.
Trong đó, đáng chú ý nhất là dự án FLC Samson Beach & Golf Resort tại Thanh Hóa. Dự án được giới thiệu là quần thể sân golf - resort - khách sạn lớn nhất dải đất miền Trung với diện tích 450 ha, tổng mức đầu tư lên tới 5.500 tỷ đồng. Dòng tiền dự kiến thu về ngay sau khi đưa vào khai thác khu resort là 910 tỷ đồng.
Theo phân tích của giới đầu tư địa ốc, nguồn vốn để FLC thâu tóm và triển khai các dự án này chủ yếu từ việc phát hành thành công cổ phiếu và chọn đúng thời điểm thâu tóm nên được "mua rẻ" dự án.
Cụ thể, thời điểm mua lại của FLC chủ yếu là năm 2013 và 2014, đây là giai đoạn nhiều chủ đầu tư phải chấp nhận bán rẻ dự án để thu hồi vốn hoặc trả nợ ngân hàng với mức định giá thấp hơn 40 - 50% so với kỳ vọng trước đó.
Vì vậy, có thể đánh giá, FLC đã lựa chọn đúng thời điểm mua khi bất động sản đang xuống đáy và có thể mua lại dự án được định giá thấp tương đối so với thị trường và so với giá trị tiềm năng của dự án.
Sau khi thực hiện việc mua lại các dự án này, quỹ bất động sản của FLC đã tăng vọt. Cụ thể, với việc thực hiện thành công 3 thương vụ trong năm 2014, quỹ dự án bất động sản của FLC đã tăng vọt, với tổng mức đầu tư dự kiến cho các dự án sở hữu nhờ M&A là 6.000 tỷ đồng, đóng góp vào tổng mức đầu tư của các dự án mà Công ty sở hữu lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Nếu không thực hiện việc mua bán, sáp nhập, có thể phải mất 5 - 10 năm, FLC mới sở hữu được danh mục dự án lớn như vậy.
Ngay cả khi đã thâu tóm thành công các dự án "đất vàng" này, nhưng việc FLC sẽ sử dụng nguồn vốn từ đâu để triển khai các dự án này cũng như việc phát triển hàng loạt các dự án bất động sản cùng lúc, FLC liệu có đủ nguồn lực không vẫn là câu hỏi khiến nhiều nhà đầu tư phải băn khoăn.
Ngoài ra, dự án FLC Samson Beach & Golf Resort tại Thanh Hoá, chỉ còn 2 tháng nữa sẽ khánh thành, nhưng đến nay các hạng mục vẫn còn khá ngổn ngang, liệu dự án có hoàn thành đúng tiến độ và FLC có đủ nguồn vốn để thực hiện dự án hay không cũng là điều nhiều nhà đầu tư đặt dấu hỏi.
Video: Dự án nghìn tỷ bỏ hoang
Mới đây, trong buổi làm việc tại dự án FLC Samson Beach & Golf Resort (Thanh Hóa), Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC Trịnh Văn Quyết chia sẻ với báo chí, nguồn vốn để FLC thực hiện các dự án đều là nguồn vốn tự có và của các cổ đông. Năm 2014, FLC gần như không có vay nợ ngân hàng.
"FLC chưa có nhu cầu vốn vay ngân hàng. VietinBank đã ký kết hợp đồng giải ngân cho dự án của FLC tuy nhiên đến hiện tại, FLC vẫn chưa sử dụng đến phương án này. Trong 2015, do triển khai rất nhiều dự án, FLC có thể sẽ phải sử dụng đến vốn vay để đảm bảo cho tiến độ của các dự án", ông Quyết nhấn mạnh.
Ông Quyết cũng cho biết, cổ đông lớn của FLC là các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó cổ đông lớn theo công bố sở hữu tới 5% vốn.
Ông Quyết cũng tiết lộ, năm 2015 là cơ hội FLC phải thúc tiến độ các dự án vì đã có thị trường. Nếu để mất tiến độ cũng đồng nghĩa với việc đánh mất thị trường. Năm 2015 cũng là năm FLC sẽ bán hàng và thu tiền về.
"Tôi xin lấy một ví dụ như thế này, nếu dự án FLC Samson Beach & Golf Resort bị chậm tiến độ sau dịp 30/4 tới - thời gian dự kiến hoàn thành, thì tối thiểu chủ đầu tư mất doanh thu 3 tỷ một ngày, mỗi tháng mất 100 tỷ và một năm mất 1.200 tỷ.
Chính vì vậy, điều tôi lo nhất là tiến độ. Hiện công trường của dự án này đang phải làm việc với cường độ 2 tháng nhưng bằng 4 tháng để kịp khánh thành vào đúng dịp 30/4", ông Quyết cho hay.
Việc thực hiện dự án kiểu "chạy tiến độ" này đã đặt ra câu hỏi về chất lượng dự án liệu có “chín ép” không?
Ông Quyết tiếp tục khẳng định: “Điều này không xảy ra vì dự án có đội ngũ lực lượng tư vấn giám sát chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng. Mặt khác, nếu “chín ép” chính chủ đầu tư bị thiệt hại lớn nhất. Chất lượng công trình vốn tư nhân không làm theo phong trào, làm để đời, không phải làm ẩu để phải sửa, phát sinh chi phí”.
Đối với các dự án khác ở Hà Nội, ông Quyết cũng cho biết đang gấp rút triển khai để nắm bắt cơ hội của thị trường.
Tuy nhiên, những thách thức của thị trường như sự cạnh tranh mạnh mẽ của các chủ đầu tư bất động sản, đặc biệt là các chủ đầu tư đang giải quyết số hàng tồn kho rất lớn trên thị trường, chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các chủ đầu tư quyết định phát triển dự án vào thời điểm này, trong đó có cả FLC.
Ngoài ra, việc triển khai dự án đòi hỏi năng lực triển khai và thu hút vốn đầu tư vào các dự án cũng là một thách thức đòi hỏi cần vượt qua.
Châu Anh
Sau gần 10 năm phát triển, đến nay, theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của CTCP Tập đoàn FLC vừa công bố, năm 2014, FLC đạt doanh thu hợp nhất 2.063 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2013.
Ông Trịnh Văn Quyết trao đổi với báo chí ngày 7/3 tại Thanh Hóa |
Lợi nhuận sau kiểm toán đạt hơn 454 tỷ đồng, tăng 231% so với năm 2013, đồng thời vượt 104 tỷ đồng so với kế hoạch của năm 2014 (350 tỷ đồng).
Với kết quả này, lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu FLC đạt 1.953 đồng. Với giá hiện tại là 11.200 đồng (giá tham chiếu ngày 5/3), P/E của cổ phiếu FLC hơn 5,73 lần.
Dù phát triển nhiều lĩnh vực, nhưng trong lĩnh vực bất động sản, FLC vẫn là một cái tên mới nổi. Chính vì vậy, việc thâu tóm, nắm giữ hàng loạt dự án bất động sản trong thời gian vừa qua vẫn khiến giới đầu tư đặt câu hỏi lớn về nguồn vốn để triển khai các dự án của tập đoàn này.
Năm 2014 Tập đoàn FLC đã mua lại 3 dự án bất động sản lớn tại Hà Nội là Khu đô thị Alaska Carden City (xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm), Dự án ION Complex (số 36 - Phạm Hùng, quận Cầu Giấy) và Khu phức hợp Lavender (quận Hà Đông). Ba dự án này sau đó lần lượt được đổi tên thành FLC Garden City, FLC Complex và FLC Star Tower. Khoản tiền mà FLC bỏ ra cho thương vụ thứ 3 (mua lại Dự án Lavender) không được tiết lộ. Với 2 thương vụ còn lại, tổng số tiền mà FLC trả cho bên bán xấp xỉ 500 tỷ đồng.
Ngoài ra, FLC cũng triển khai các dự án bất động sản tự phát triển có quy mô đầu tư tiềm năng lên tới hơn 12.000 tỷ đồng tại khắp các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Bình, triển khai dự án BT xây dựng trung tâm hành chính mới tỉnh Khánh Hòa quy mô 7.000 tỷ đồng.
Trong đó, đáng chú ý nhất là dự án FLC Samson Beach & Golf Resort tại Thanh Hóa. Dự án được giới thiệu là quần thể sân golf - resort - khách sạn lớn nhất dải đất miền Trung với diện tích 450 ha, tổng mức đầu tư lên tới 5.500 tỷ đồng. Dòng tiền dự kiến thu về ngay sau khi đưa vào khai thác khu resort là 910 tỷ đồng.
Theo phân tích của giới đầu tư địa ốc, nguồn vốn để FLC thâu tóm và triển khai các dự án này chủ yếu từ việc phát hành thành công cổ phiếu và chọn đúng thời điểm thâu tóm nên được "mua rẻ" dự án.
Cụ thể, thời điểm mua lại của FLC chủ yếu là năm 2013 và 2014, đây là giai đoạn nhiều chủ đầu tư phải chấp nhận bán rẻ dự án để thu hồi vốn hoặc trả nợ ngân hàng với mức định giá thấp hơn 40 - 50% so với kỳ vọng trước đó.
Vì vậy, có thể đánh giá, FLC đã lựa chọn đúng thời điểm mua khi bất động sản đang xuống đáy và có thể mua lại dự án được định giá thấp tương đối so với thị trường và so với giá trị tiềm năng của dự án.
Sau khi thực hiện việc mua lại các dự án này, quỹ bất động sản của FLC đã tăng vọt. Cụ thể, với việc thực hiện thành công 3 thương vụ trong năm 2014, quỹ dự án bất động sản của FLC đã tăng vọt, với tổng mức đầu tư dự kiến cho các dự án sở hữu nhờ M&A là 6.000 tỷ đồng, đóng góp vào tổng mức đầu tư của các dự án mà Công ty sở hữu lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Nếu không thực hiện việc mua bán, sáp nhập, có thể phải mất 5 - 10 năm, FLC mới sở hữu được danh mục dự án lớn như vậy.
Ngay cả khi đã thâu tóm thành công các dự án "đất vàng" này, nhưng việc FLC sẽ sử dụng nguồn vốn từ đâu để triển khai các dự án này cũng như việc phát triển hàng loạt các dự án bất động sản cùng lúc, FLC liệu có đủ nguồn lực không vẫn là câu hỏi khiến nhiều nhà đầu tư phải băn khoăn.
Ngoài ra, dự án FLC Samson Beach & Golf Resort tại Thanh Hoá, chỉ còn 2 tháng nữa sẽ khánh thành, nhưng đến nay các hạng mục vẫn còn khá ngổn ngang, liệu dự án có hoàn thành đúng tiến độ và FLC có đủ nguồn vốn để thực hiện dự án hay không cũng là điều nhiều nhà đầu tư đặt dấu hỏi.
Video: Dự án nghìn tỷ bỏ hoang
Mới đây, trong buổi làm việc tại dự án FLC Samson Beach & Golf Resort (Thanh Hóa), Chủ tịch Hội đồng quản trị FLC Trịnh Văn Quyết chia sẻ với báo chí, nguồn vốn để FLC thực hiện các dự án đều là nguồn vốn tự có và của các cổ đông. Năm 2014, FLC gần như không có vay nợ ngân hàng.
"FLC chưa có nhu cầu vốn vay ngân hàng. VietinBank đã ký kết hợp đồng giải ngân cho dự án của FLC tuy nhiên đến hiện tại, FLC vẫn chưa sử dụng đến phương án này. Trong 2015, do triển khai rất nhiều dự án, FLC có thể sẽ phải sử dụng đến vốn vay để đảm bảo cho tiến độ của các dự án", ông Quyết nhấn mạnh.
Ông Quyết cũng cho biết, cổ đông lớn của FLC là các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó cổ đông lớn theo công bố sở hữu tới 5% vốn.
Ông Quyết cũng tiết lộ, năm 2015 là cơ hội FLC phải thúc tiến độ các dự án vì đã có thị trường. Nếu để mất tiến độ cũng đồng nghĩa với việc đánh mất thị trường. Năm 2015 cũng là năm FLC sẽ bán hàng và thu tiền về.
"Tôi xin lấy một ví dụ như thế này, nếu dự án FLC Samson Beach & Golf Resort bị chậm tiến độ sau dịp 30/4 tới - thời gian dự kiến hoàn thành, thì tối thiểu chủ đầu tư mất doanh thu 3 tỷ một ngày, mỗi tháng mất 100 tỷ và một năm mất 1.200 tỷ.
Chính vì vậy, điều tôi lo nhất là tiến độ. Hiện công trường của dự án này đang phải làm việc với cường độ 2 tháng nhưng bằng 4 tháng để kịp khánh thành vào đúng dịp 30/4", ông Quyết cho hay.
Việc thực hiện dự án kiểu "chạy tiến độ" này đã đặt ra câu hỏi về chất lượng dự án liệu có “chín ép” không?
Ông Quyết tiếp tục khẳng định: “Điều này không xảy ra vì dự án có đội ngũ lực lượng tư vấn giám sát chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng. Mặt khác, nếu “chín ép” chính chủ đầu tư bị thiệt hại lớn nhất. Chất lượng công trình vốn tư nhân không làm theo phong trào, làm để đời, không phải làm ẩu để phải sửa, phát sinh chi phí”.
Đối với các dự án khác ở Hà Nội, ông Quyết cũng cho biết đang gấp rút triển khai để nắm bắt cơ hội của thị trường.
Tuy nhiên, những thách thức của thị trường như sự cạnh tranh mạnh mẽ của các chủ đầu tư bất động sản, đặc biệt là các chủ đầu tư đang giải quyết số hàng tồn kho rất lớn trên thị trường, chắc chắn sẽ gây khó khăn cho các chủ đầu tư quyết định phát triển dự án vào thời điểm này, trong đó có cả FLC.
Ngoài ra, việc triển khai dự án đòi hỏi năng lực triển khai và thu hút vốn đầu tư vào các dự án cũng là một thách thức đòi hỏi cần vượt qua.
Châu Anh
Bình luận